K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

- Tác phẩm : Nói với con 

+ HCST : Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

+ Thể thơ : Tự do

+ Mạch cảm xúc : 

+ Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.

+ Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.

2 tháng 11 2021

+ Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:

''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

+ Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:

"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát''

- Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:

+ Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:

''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ''

+ Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

''Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương''

2 tháng 11 2021

+ Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:

''Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

+ Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:

"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát''

- Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:

+ Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:

''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc ''

+ Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

''Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương''

2 tháng 11 2021
  • Người đồng mình là những người biết lo toan và giàu mơ ước. Cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan nhưng họ sống rất giàu nghị lực và ý chí:

Người đồng mình thương lắm con ơi!

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chi lớn.

  • Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn, với quê hương, cội nguồn.

Sống trên đá không chê đá gập gềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

  • Họ sống một cuộc sống đầy niềm vui và lòng lạc quan:

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

  • Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

Qua đó, người cha muốn nhắc nhở con rằng: Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết tự hào và kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.

Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

14 tháng 7 2021

Trăng xuất hiện trong bài thơ Đồng chí, Ánh trăng và Đoàn thuyền đánh cá

Bài tham khảo:

Ánh trăng là một trong những thi liệu quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong văn học nghệ thuật và trở thành đối tượng để người nghệ sĩ bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn. Hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận), "Đồng chí" (Chính Hữu), "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) là minh chứng thể hiện rõ điều này. Qua tác phẩm của mình, mỗi một nhà thơ đều có sự sáng tạo và cách miêu tả riêng khiến ánh trăng thiên nhiên trở thành hình tượng lấp lánh, lung linh những vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo.

Dù ánh trăng được miêu tả theo những phương diện và cách thức khác biệt nhưng ở ba bài thơ trên, các tác giả đều xem ánh trăng như người bạn tâm giao gần gũi để giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Trong bài thơ "Đồng chí", trăng là người bạn đồng hành cùng người chiến sĩ giữa đêm khuya "rừng hoang sương muối. Còn trong những vần thơ của Nguyễn Duy, ánh trăng là "tri âm tri kỷ" gắn bó trong những tháng năm tuổi thơ và trong kháng chiến. Ở bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", tác giả Huy Cận đã miêu tả ánh trăng như một người bạn gần gũi gắn liền với hành trình chinh phục biển khơi của ngư dân.

Mặc dù được khai phá dựa trên những điểm tương đồng trên nhưng ở mỗi một bài thơ, các tác giả lại có những cách cảm nhận và góc nhìn khác biệt về vầng trăng. Trong bài thơ "Đồng chí", hình ảnh ánh trăng xuất hiện và trở thành biểu tượng kết tinh cao đẹp cho vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ cũng như vẻ đẹp của tình đồng chí. Trong những đêm phục kích "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", những người lính sát cánh bên nhau, giữa mặt đất và bầu trời lúc này được kết nối bởi hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "Đầu súng trăng treo". Nếu "súng" là vũ khí thể hiện sự tàn khốc và hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp thì "trăng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho hòa bình. Sự liên kết giữa hai thi liệu tưởng chừng như trái ngược nhau thông qua động từ "treo" đã gợi mở rất nhiều ý niệm về chiến tranh và hòa bình, hiện thực và lãng mạn, đồng thời phác họa thành công vẻ đẹp chiến sĩ quyện hòa cùng tâm hồn thi sĩ của những người nông dân áo lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc.

"Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là tác phẩm ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời, bài thơ cũng đánh dấu sự chuyển biến về phong cách sáng tác trong hồn thơ của tác giả. Bởi vậy, hình ảnh ánh trăng luôn xuất hiện trong mối quan hệ với sự đổi thay của cuộc sống mới, cụ thể là công cuộc chinh phục biển cả bao la của những "đoàn thuyền đánh cá": "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" hay như "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Ánh trăng được miêu tả trong sự đồng hiện với cánh buồm qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tạo nên một hình tượng kỳ vĩ về hành trình ra khơi tràn đầy niềm vui phơi phới của con người lao động; đồng thời tái hiện tư thế làm chủ thiên nhiên của ngư dân. Đặc biệt, hình ảnh ánh trăng trong bài thơ còn gợi lên vẻ đẹp của biển cả trong sự giàu có và trù phú về tài nguyên thiên nhiên qua những vần thơ: "Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe". Dưới bóng trăng lung linh huyền ảo phản chiếu dưới làn nước tạo nên sắc màu "vàng chóe", những chú cá đuôi quẫy nước mà như đang tinh nghịch nô đùa với ánh trăng. Như vậy, bằng việc sử dụng kết hợp những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, tác giả Huy Cận đã miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng để gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên và tư thế làm chủ, khúc ca lao động hùng tráng của con người trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, ánh trăng được nhắc đến nhiều lần hơn theo dòng suy tư và mạch cảm xúc từ hiện tại nhớ về quá khứ của tác giả. Trước hết, ánh trăng là người bạn thân thiết, gần gũi đối với con người:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"

Xuyên suốt những năm tháng tuổi thơ cũng như qua các cuộc chiến đấu, vầng trăng trở thành người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ gắn bó với con người. Nhưng rồi khi cuộc chiến qua đi, con người bước vào cuộc sống mới thì mối tình đẹp đẽ giữa trăng và người cũng thay đổi:

"Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"

Ở thời điểm hiện tại với những tiện nghi hiện đại hơn và khi "ánh điện cửa gương" lên ngôi và được sử dụng phổ biến thì cũng là lúc nguồn sáng lung linh, huyền ảo của vầng trăng bị lãng quên. Chỉ đến khi ánh điện phụt tắt thì con người mới chợt nhận ra sự tồn tại của "vầng trăng tròn". Như vậy, sự thay đổi về vị thế và mối quan hệ vốn gắn bó giữa con người và thiên nhiên xuất phát từ sự đổi khác của lòng người, còn vầng trăng thì vẫn tròn đầy, vẹn nguyên nghĩa tình thủy chung, son sắt bằng thái độ "im phăng phắc". Ánh trăng dưới góc nhìn của tác giả Nguyễn Duy đã được khám phá dưới khía cạnh là biểu tượng kết tinh cho lối sống ân nghĩa thủy chung, gợi nhắc tấm lòng biết ơn, trân trọng đối với quá khứ - một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Như vậy, qua cách thức miêu tả ánh trăng trong ba bài thơ của các tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được mỗi một nhà văn, nhà thơ sẽ có con đường tìm hiểu, khám phá và tái hiện những hình tượng nghệ thuật một cách riêng biệt. Chính điều này đã dệt nên bức tranh muôn màu muôn vẻ phong phú, đa dạng của thế giới văn học nghệ thuật.

Bài 1.Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và...
Đọc tiếp

Bài 1.

Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?

Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và tác giả của văn bản đó.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết câu (chỉ rõ). 

1
20 tháng 3 2022

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng đến rồi lặng lẽ rời đi. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng rung động xuyến xao cho ta những khoảng lặng sâu xa về cuộc sống. Qua hình ảnh ẩn dụ trên ta thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. 

17 tháng 5 2022

Mình nghĩ từ "câu thơ " không phải câu nói, câu hỏi, câu xác định....  :)
Từ "Dòng thơ" cũng không đồng âm , tạm ẩn nghĩa dòng sông, dòng nước, dòng chảy ,  nếu ai dùng từ trong hoàn cảnh , nghe lạ, cách nói lạ ...thì tạm hiểu vậy.

Dòng thơ có thẻ chỉ dùng chỉ nhiều bài thơ của cùng một tác giả

câu thơ , có thể nói/ viết câu thơ " cả bài" " một hàng" thì tùy . cứ như một cái đĩa to thất to bạn  để 1 lát trứng nhỏ bưng ra và nói : hôm nay có món trứng ! vậy.

Có làm bạn cười không? Văn là môn " ăn không thấy món" " ngửi thì chỉ thấy mùi trong thơ"

 

a. - nội dung: miêu tả cụ thể hình ảnh xe ko kính

- biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, tương phản, hoán dụ

b. hoán dụ → chỉ người lính lái xe với tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc. 

c. - nhan đề dài tưởng chừng như thừa tạo nên sự mới lạ độc đáo

- bài thơ: gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, cao cả trong tâm hồn người lính lái xe

- tiểu đội xe ko kính: thể hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật tinh thần hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe