K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2019

Phần thân bài của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có 4 luận điểm chính:

+ Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống.

+ Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.

+ Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng đời sống.

+ Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

Đáp án C

19 tháng 1 2017

-  Điểm khác nhau cơ bản nhất của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống với nghị luận về một tư tưởng đạo lý là về nội dung.

 + “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”

 + “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẽ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

Đáp án cần chọn là: A

14 tháng 10 2018

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

19 tháng 10 2017

- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận

+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

25 tháng 4 2018

- Nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ rõ thái độ, nguyên nhân

- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội

- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm

31 tháng 1 2019

- Các yêu cầu về mặt nội dung khi viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:

+ Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Phân tích về mặt đúng, sai, mặt lợi và hại của vấn đề.

+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

Đáp án cần chọn là: D

19 tháng 6 2019

Phần mở bài: Tác giả khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, sự nghiệp sáng tác của ông cần phải được đề cao hơn nữa nhất là mảng thơ văn yêu nước

Các luận điểm:

- Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

- Luận điểm 2: Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng Pháp bền bỉ của nhân dân Nam Bộ

- Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam

Phần kết: Khẳng định tầm vóc lớn lao của nhân cách và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu

24 tháng 7 2017

Dựa vào khái niệm của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống. “Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẻ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.”

Đáp án cần chọn là: C

11 tháng 5 2017

a. Các luận điểm chính của bài. Mở bài: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này. Thân bài: - Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu – tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. - Lục Vân Tiên – tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam. Kết bài: Đời sống, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường. - Thông thường khi nghị luận về một tác phẩm văn học, người viết phải nêu lên các tác phẩm chính có giá trị, sau đó mới tổng kết về con người của tác giả. - Ngược lại: Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kĩ lượng, tường tận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu. Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt. Để hiểu về thơ ông thì trước tiên phải biết được con người của ông. Vì thực tế nhiều người còn có cái nhìn thiên kiến, thiên lệch về Nguyễn Đình Chiểu, chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.