K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bộ của lớp thú thường gặp gồm:
- bộ thú huyệt (thú mỏ vịt), bộ thú túi (kanguru)
- bộ dơi (dơi ăn sâu bọ, dơi quả), bộ cá voi (cá voi xanh, cá heo)
- bộ ăn sâu bọ (chuột chù), bộ gặm nhấm (chuột đồng, nhím)
- bộ ăn thịt (mèo, hổ)
- bộ móng guốc (bộ guốc chẵn: bò ; bộ guốc lẻ: tê giác)
- bộ linh trưởng (khỉ, vượn)

13 tháng 5 2021

-Lớp thú có 9 bộ:bộ thú huyệt,bộ thú túi,bộ dơi,bộ cá voi,bộ gặm nhấm,bộ ăn thịt,bộ ăn sâu bọ,bộ móng guốc,bộ linh trưởng.

Các đại diện:

-Bộ thú huyệt(thú mỏ vịt),bộ thú túi(Kangaroo),bộ dơi(dơi ăn sâu bọ,dơi ăn quả),bộ cá voi(cá voi xanh,cá heo),bộ sâu bọ(chuột chù,chuột chũi),bộ gặm nhấm(chuột đồng,sóc,nhím),bộ ăn thịt(hổ,báo,chó sói,gấu),bộ móng guốc(bộ guốc chẵn:lợn,bò;bộ guốc lẻ:ngựa,tê giác),bộ linh trưởng(khỉ,vượn,khỉ hình người:đười ươi,tinh tinh,gorila).

-Trong các bộ thú đã học,bộ linh trướng tiến hóc nhất vì:bộ linh trưởng:-Đi bằng hai chân.

16 tháng 11 2019
Đặc điểm Tên bộ
Bộ có vảy Bộ cá sấu Bộ rùa
Mai và yếm Không có Không có
Hàm và răng Hàm ngắn, răng nhỏ mọc trên hàm Hàm dài, răng lớn mọc trong lỗ chân răng Hàm ngắn, không có răng
Vỏ trứng Vỏ dai Vỏ đá vôi Vỏ đá vôi
Môi trường sống Cạn Vừa cạn vừa nước Vừa cạn vừa nước

Câu 6

Bộ guốc chẵn

- Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu.

- Sống theo bầy đàn.

- Có loài ăn thực vật, ăn tạp và nhai lại.

Bộ guốc lẻ

- Có 1 móng chân giữa phát triển hơn cả.

- Sống theo đàn và 1 số thì sống đơn độc, có 1 số loài có sừng.

- Ăn thực vật và không có loài nào nhai lại.

Câu 7

- Bởi vì thân và đuôi của thà lằn dài và có thể giúp chúng tì vào đất để di chuyển.

- Còn chi trước và sau của thà lằn rất yếu và ngắn nên không đủ lực cho sự di chuyển.

13 tháng 4 2021

- Bộ gặm nhấm: Bộ răng cửa lớn nhọn, sắc; thiếu răng nanh;hàm răng mấu nhọn để nghiền thức ăn nên thík nghi với chế độ gặm nhấm
+ Ăn tạp nhưng chủ yếu vẫn là TV
+ Sống trên đất(hang) hay trên cây
- Bộ ăn thịt: Có răng nanh và chi thík nghi với chế độ ăn thịt; răng cửa ngắn nhưng sắc để róc xương; răng nanh nhọn, lớn, dài để xé mồi; răng hàm lớn hẹp có các mấu nhọn để nghiền thức ăn.
+ Chi to khỏe dưới bàn chân có lớp đệm dày bằng thịt nên bước đi êm, các ngón có vuốt cong sắc
+ Cách săn mồi bằng: rình vồ mồi; rượt đuổi

- Bộ gặm nhấm: chuột đồng

- Bộ ăn thịt: mèo

17 tháng 3 2022

tham khảo

* Giống nhau : 

_ Đều là thú, là động vật có xương sống

_ Có sữa

* Khác nhau : 

_ Bộ thú huyệt (điển hình là thú mỏ vịt) :

+ đa dạng môi trường sống  : ở nước ngọt, ở cạn

+ đẻ trứng

+ không có vú chỉ có tuyến sữa

+ con sơ sinh rất nhỏ

+ Chi có màng bơi

+ Di chuyển : Đi trên cạn và bơi trong nước

_ Bộ thú túi (điển hình là kanguru) :

+ sống ở đồng cỏ

+ Chi sau khỏe

+ Di chuyển bằng cách nhảy

+ đẻ con

+ con sơ sinh lớn bằng hạt đậu

+ có vú

17 tháng 3 2022

Giống nhau:

+Đều có xương sống và là lớp Thú.

+Có sữa.

+.....................

Khác nhau:

*Thú huyệt:

+Ở nước ngọt và trên cạn.

+Đẻ trứng.

+Chi có màng bơi.

+.........

*Thú túi

+Ở đồng cỏ.

+Đẻ con.

+Có vú.

+.........

10 tháng 3 2021

Câu 1:

Câu 2: 

Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:

- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.

- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.

 

Câu 3: 

Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện:

   - Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

   - Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.


Câu 4: 

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.


Câu 5: 

Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).
11 tháng 3 2021

câu 1 là hình thức sinh sản à??!!

13 tháng 3 2022

Refer

* Giống nhau: 

      - Đều là thú, là động vật có xương sống

      - Có sữa

* Khác nhau: 

      - Bộ thú huyệt (điển hình là thú mỏ vịt):

      + đa dạng môi trường sống: ở nước ngọt, ở cạn

      + đẻ trứng

      + không có vú chỉ có tuyến sữa

      + con sơ sinh rất nhỏ

      + Chi có màng bơi

      + Di chuyển: Đi trên cạn và bơi trong nước

      - Bộ thú túi (điển hình là kanguru) :

      + sống ở đồng cỏ

      + Chi sau khỏe

      + Di chuyển bằng cách nhảy

      + đẻ con

      + con sơ sinh lớn bằng hạt đậu

      + có vú

Bộ thú huyệt là bộ thú bậc thấp vì : 

- Vì đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, có huyệt, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú.

13 tháng 3 2022

aTrong số những loài còn sinh tồn bao gồm cả thú mỏ vịt (platypus) và 4 loài thú lông nhím; có sự tranh cãi về phân loại học của chúng. Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt vừa ở cạn

b* Giống nhau: 

      - Đều là thú, là động vật có xương sống

      - Có sữa

* Khác nhau: 

      - Bộ thú huyệt (điển hình là thú mỏ vịt):

      + đa dạng môi trường sống: ở nước ngọt, ở cạn

      + đẻ trứng

      + không có vú chỉ có tuyến sữa

      + con sơ sinh rất nhỏ

      + Chi có màng bơi

      + Di chuyển: Đi trên cạn và bơi trong nước

      - Bộ thú túi (điển hình là kanguru) :

      + sống ở đồng cỏ

      + Chi sau khỏe

      + Di chuyển bằng cách nhảy

      + đẻ con

      + con sơ sinh lớn bằng hạt đậu

      + có vú

9 tháng 3 2022

THam khảo:

Bộ THÚ HUYỆT

Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương , có mỏ giông mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.

 

BỘ THÚ TÚI

Đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương cao tới 2m. có chi sau lớn khoẻ, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chi lớn bằng hạt đậu, dài khoáng 3cm không thê tự bú mẹ. sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

1.

1. Bộ thú huyệt

      - Đại diện: thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương.

      - Sinh sản

      + Đẻ trứng: trứng được đẻ vào tổ làm bằng lá cây mục. Mỗi lần có thể sinh từ 1 – 3 trứng. Trứng sau 10 ngày ấp sẽ nở thành con.

    + Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú nên chưa cho con bú. Thú mỏ vịt con uống sữa mẹ theo 2 cách:

      Cách 1: Ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó, chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.

      Cách 2: Bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn vào nước.

2. Bộ thú túi

      - Đại diện: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.

       - Sinh sản:

      + Đẻ con. Con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng mẹ.

      + Vú có tuyến sữa, vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng của thú con.

2.

Đặc điểm của bộ dơi là:

- Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là một màng da rộng phủ long mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi. Đuôi ngắn. Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi ăn quả cây)

Đặc điểm của bộ cá voi là:

- Cơ thể hình thoi, long gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Chi trước biển đổi thành vây bơi dưới dạng bơi chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm. Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. Cá voi sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển xanh.

5 tháng 5 2021

đếm chân là được

5 tháng 5 2021

-Lớp cá: Lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống, gồm các loài động vật có xương sống ở dưới nước cả đời, thở bằng mang. Lớp cá là lớp đa dạng nhất trong các lớp động vật có xương sống và gồm nhiều loài nhất ( khoảng 20.000 loài), phân bố gần như hầu khắp các lục địa trên trái đất từ xích đạo đến địa cực

-Lớp lưỡng cư: Lớp thuộc phân ngành động vật có xương sống, gồm các loài động vật có xương sống ở cạn nguyên thủy nhất như: ếch, nhái, cóc, sa giông và cá cóc. Lưỡng cư có bốn chân năm ngón, da ướt và trần (không có vảy), đai chậu khớp với xương cùng, có tai giữa để tiếp âm trong không khí nhưng không có tai ngoài, là động vật biến nhiệt, con trưởng thành có phổ và sống ở trên cạn, có thể hô háp qua lớp da mỏng và ướt, sinh sản dưới nước.

-Lớp bò sát: Lớp động vật có xương sống đầu tiên có bốn chi thích nghi hoàn toàn đối với đời sống trên cạn, có da khô với các vẩy sừng để chống mất nước do bay hơi. Thụ tinh trong và không có giai đoạn ấu thể. Con non phát triển trực tiếp trong trứng có màng ối. Trứng có vỏ và được đẻ trên đất ( trứng bọc). Tim có máu đỏ( giàu oxi) và máu đen( đã khử oxy) bị hòa lẫn vào nhau, là động vật biến nhiệt.

-Lớp chim: Lớp động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn, thân phủ lông vũ, hai chi trước biến đổi thành cánh. Xương của chim rỗng, nhẹ và cứng, được tổ chức để cho các loài thuộc lớp này có bộ xương chắc chắn. Phía bụng xương ức và xương lưỡi hái phát triển làm chỗ bám cho các cơ ngực là động vật máu nóng, thân ngắn và phủ đầy lông vũ đảm bảo cách nhiệt và tạo diện tích cho việc bay lượn

-Lớp thú: Là lớp động vật có xương sống, máu nóng, có bốn chi là tổ chức cao nhất, da có tuyến, trong đó có tuyến sữa, răng phân hóa: răng cửa, răng nanh, răng hàm, tim bốn năng, hồng cầu ko nhân, hệ thần kinh trung ương phát triển, đẻ con nuôi con bằng sữa mẹ