K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017

- Câu có các bộ phận chính ( và bộ phận phụ ) là câu đầy đủ. Câu đầy đủ có bộ phận bị lược bỏ ( có thể lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ hoặc cả chủ và vị ngữ ) khi nói hay khi viết, thì trở thành câu rút gọn.

Ví dụ:
( Câu có đủ hai bộ phận chính:
- Bạn đi xem phim không?
- Mình không đi được.

Câu rút gọn:
- Đi xem phim không?
- Không đi được. )
- Câu đặc biệt là câu chỉ do một từ hay một ngữ làm thành, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức giống câu rút gọn.

Ví dụ:
- Mưa! Mưa!
- Lại mưa. Cơn mưa dầm dai dẳng.
( Câu đặc biệt: Lại mưa. )

Câu đặc biệt tuy có hình thức giống câu rút gọn, nhưng không phải là câu rút gọn, vì trong câu đặc biệt, không có bộ phận nào ( của một câu đầy đủ ) bị lược bỏ như trong câu rút gọn cả.

30 tháng 1 2018

* Giống nhau : có cấu tạo là một từ hoặc một cụm từ -> Ngắn gọn.
*Khác nhau:
a) Câu rút gọn:
-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ - vị ngữ
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu.
- Có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần trong câu.
b) Câu đặc biệt:
- Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
-Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu.
- Không thể khôi phục lại được.

* câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vi ngữ

Vd: Vào một đêm mùa xuân
* câu rút gọn là câu khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
Vd: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

2 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

-Trong câu đặc biệt phần cấu tạo của câu không có chủ ngữ hay vị ngữ. Vì thế mà không thấy khôi phục cấu tạo chủ vị của chúng. Trung tâm của cú pháp luôn là từ và cụm từ.

-Trong câu rút gọn hai thành phần chủ vị đã bị lược bỏ đi. Điều này giúp cho câu trở nên ngắn gọn hơn. Tùy vào từng hoàn cảnh mà có thể xác định được các thành phần chủ vị có thể lược đi. Trong nhiều trường hợp thành phần chủ vị có thể được khôi phục lại.

Ví dụ như:

-“ Lại mưa! Cơn mưa to như trút nước”. Trong câu “Lại mưa” là câu đặc biệt, chúng không theo mô hình chủ vị. Các thành phần đó không thể khôi phục được.

-“Đi uống trà sữa không?” Đây là một câu rút gọn, câu hoàn chỉnh có mô hình chủ vị.

chúc bạn học tốt nha

2 tháng 5 2022

cảm ơn nha 

Câu đặt biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ

Câu rút gọn là câu lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành CÂU RÚT GỌN,mục đích:

        +Làm cho câu gọn,vừa thông tin được nhanh,vừa tránh lặp tuwfguwx đã xuất hiện trong câu đứng trước

       +Ngụ ý hành động,đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người(lược bỏ chủ ngữ)

Cho xin cái nha bạn hiền.....

12 tháng 2 2018
Câu đặc biệt: + Ko có cấu tạo theo mô hình chủ vị + Không xác định được các thành phần trong câu + Có thể tồn tạo độc lập. Câu rút gọn: + Có thể xác định các thành phần trong câu. + Có thể khôi phục lại những thành phần bị lược bỏ. + Có cấu tạo theo mô hình chủ vị + Chỉ tồn tại được trong 1 hoàn cảnh nhất định.
7 tháng 5 2021
tkĐức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.