K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2017

Đáp án cần chọn là: B

Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:

- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ => phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.

- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng => cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.

2 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

- Tác động đến khí hậu:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.

+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.

- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).

- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.

22 tháng 5 2016

Có nhiều ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.

-         Khí hậu

-         Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển

-         Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

THUẬN LỢI:

+ Khí hậu:

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí qua biển - mưa, độ ẩm cao.

Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của kiểu khí hậu lạnh khô vào mùa đông, dịu tính chất nóng bức vào mùa hè

Do vậy, có thể nói Biển Đông làm cho khí hậu nước ta điều hòa hơn.

+ Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển:

Các dạng địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển bị mài mòn, các tam giách châu thoải, các bãi triều rộng, các bãi cát phẳng lì, các đầm phá, cồn cát, vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô

Rừng ngập mặn 450 nghìn ha, nơi đây có thể nuôi tôm cá . .

+  Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

Khoáng sản có trữ lượng lớn: các bể trầm tích Nam Côn sơn và bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai và bể trầm tích Sông Hồng. trữ lượng lớn

Cát biển là nguyên liệu cho cn

Muối ăn (biển Nam Trung Bộ)

Hải sản: hệ sinh vật biển phong phú về thành phần loài: 2000 loài cá, 100 loài tôm,vài chục loài mực, hàng ngàn loài sinh vật phù du

HẠN CHẾ:

-         Bão: 9 - 10 cơn bão / năm. Trong đó, 3 - 4 cơn đổ bộ vào đất liền.

-         Mưa lớn gây nước lũ, lụt

-         Sạt lỡ bờ biển

-         Cát bay ven bờ, lấn sâu vào đồng ruộng, làng mạc

4 tháng 4 2018

Giải thích: Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta

- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.

- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.

- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.

b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?

- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.

- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.

- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.

31 tháng 3 2017

a) Khí hậu

-Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

-Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

-Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

28 tháng 12 2018

a) Khí hậu

- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

17 tháng 11 2021
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]Không gian địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dòng sông Mã.

Đặc điểm địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

Lịch sử địa chất[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét.[1]

Nguy cơ động đất[sửa | sửa mã nguồn]

Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam.[2]

Điều kiện khí hậu[sửa | sửa mã nguồn] 

Các vùng miền VN

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,645 triệu ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với 4.713.048 dân (tỷ lệ 15,5% so với tổng

30 tháng 1 2017

a) Đông Bắc

- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...

+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

17 tháng 12 2021

ai biết giúp em với ạ, em đang cần gấp

17 tháng 12 2021

tk

 

a) Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

 + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

 + Hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b) Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

 + Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm.

 + Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. 

c) Đất:

 + Quá trình feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

 + Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

+ Đất feralit phân bố chủ yếu ở vùng núi.

d) Sinh vật:

 + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Các hệ sinh thái rừng thứ sinh biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, bụi gai,..

 + Trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế:

 + Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.


 
 + Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

 - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.