K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

Mình giúp bạn,bạn chọn câu hỏi của mình nha

Ở giai đoạn đầu Người tinh khôn tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ biết dùng đá làm công cụ lao động.Công cụ đá dù được cải tiến nhưng không thể đem lại năng suất cao.ok

9 tháng 11 2016

Cảm ơn nha thanghoa

3 tháng 4 2019

Trải qua hàng chục năm vạn năm lao động, những người Tối cổ đã mở rộng ra nhiều vùng sinh sống như: Thẩm Ồn (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn).

Họ dần cải tiến việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn. Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây, họ chuyển thành ng tinh khôn.

Dấu tích đc tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn la, Bắc Giang,Thanh Hoá, Nghệ An.Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, đc ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

6 tháng 2 2017

Công cụ sản xuất của người tinh khôn giai đoạn phát triển được cải tiến với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết sinh sống của người nguyên thủy được tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró ( Quảng Bình). Ở đó, người tinh khôn nguyên thủy thời này sống cách đây 12000 đến 4000 năm. Trong việc chế tác công cụ đá, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc. Số công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều. Ngoài ra họ vẫn dùng rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, bằng sừng.Ở các địa điểm thuộc Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, người ta còn tìm thấy đồ gốm và lưỡi cuốc đá.

Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ vừa tạo điều kiện rộng trong sản xuất, vừa có thể nâng cao dần cuộc sống.

20 tháng 12 2016

Đời sống vật chất

- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.

- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.

- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.

- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

Đời sống tinh thần

- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.

7 tháng 5 2021

Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi để canh tác.

7 tháng 5 2021

Dạ, em cảm ơn nhiều ạ! ^3^

Nhưng hình thành như thế nào ạ? 

15 tháng 12 2017

Mình chỉ trả lời câu 1 thôi nhé:

Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ở sách giáo khoa lịch sử 6 trang 37.

Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai

2 tháng 5 2021

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và rất độc đáo. Kế hoạch đó chủ động và độc đáo ở những điểm là lợi dụng địa thế (sông nước)và địa vật (hai bên là rừng rậm) đê bố trí trận cọng địa ngầm dưới lòng sông và cho quân mai phục ở hai bên bờ.

2 tháng 5 2021

thiếu kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào nhe bạn☺✔

26 tháng 3 2016

Khúc Hạo là con trai của Khúc Thừa Dụ. Trong nhiêu tài liệu hiện nay không chép về tiêu sử của ông nhưng với cuộc đời và sự nghiệp của ông có thể thấy, ông là người thông minh, rất thức thời, có chí lớn và có ý thức độc lập tự chủ cao.

Năm 906, Khúc Hạo được cha phong cho làm “Tĩnh hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu” - một chức vụ chỉ huy quân đội. Sau khi cha mất, Khúc Hạo kế nghiệp cha nắm quyền Tiết độ sứ. Ngày 1-9-907, nhà Hậu Lương (triều đại thay thế nhà Đường ở Trung Quốc) cũng phải công nhận ông là “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”.

Khúc Hạo nắm quyền trong khi công cuộc xây dựng đất nước về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội còn đang dang dở. Nối nghiệp cha, nối chí cha, phát huy ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, Khúc Hạo đã kiên trì giữ vũng đất nước chăm lo xây dựng nên tảng độc lập của dân tộc, tiến hành nhiều cải cách quan trọng.

Về chính trị, Khúc Hạo đã bãi bỏ mô hình tổ chức hành chính của chính quyền đô hộ nhà Đường, xây dựng một bộ máy nhà nước mang tinh thần dân tộc[1]. Từ một mô hình của chính quyền đô hộ mang tính phân tán của quyền lực thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên hết sức lớn lao nhằm xây dựng một chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương cho đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã có xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau trước gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc thu thuế, được cử ra theo nguyên tắc tôn trọng người già và được quyền thế tập. Điều này rất phù hợp với tư tưởng và truyền thống của cư dân nông nghiệp, vì nghề nông phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và kinh nghiệm của những người già. Theo sách An Nam chí nguyên Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp có trước cả thảy gồm 314 giáp[2].

Với cải cách trên, chính quyền Khúc Hạo đã tiến thêm một bước trong quá trình xây dựng nền tự chủ, tăng cường sự quản lí của nhà nước tới cấp địa phương. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các làng xã chấp nhận vào đội ngũ quản lí của nhà nước. Tác giả Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã đánh giá về vị trí của cuộc cải cách này là: “Tổ chức hành chính của họ Khúc phần não sẽ là cơ sở cho tổ chức hành chính của các triều đại tự chủ sau này”[3].

Về kinh tế - xã hội: Đường lối của cuộc cải cách Khúc Hạo đi theo định hướng chung là “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị. Nhân dân cốt được yên vui”[4].

“Khoan dung là không thắt buộc quá đối với dân như bọn tham ô quan lại, một tệ nạn lớn của thời Bắc thuộc.

Giản dị, là không làm phiền hà, nhiễu dân bởi quá nhiều thủ tục hành chính quan liêu.

An, lạc (yên vui) "an cư, lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống nông dân nơi làng xóm”[5].

Tóm lại, đó là một đường lối chính trị thân dân. Nó chứng tỏ bất cứ một phong trào dân tộc chân chính nào cũng phải có một nội dung dân chủ nào đó.

Về kinh tế, Khúc Hạo đã sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh: “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi…”[6].

Chính sách “bình quân thuế ruộng” thực chất là chính sách “quân điền” với chế độ thuế tô, dung, điệu của nhà Đường, nhưng đã được Khúc Hạo đã áp dụng vào nước ta một cách sáng tạo, phù hợp với cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam thế kỉ X.

Như vậy, những cải cách kinh tế và chính trị của Khúc Hạo đã có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, tách dời khỏi quyền lực của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Do nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương Trung Quốc, nhưng vẫn có xu hướng cát cứ để củng cố chính quyền ở các cơ sở. Công cuộc xây dựng nền tự chủ, thống nhất của Khúc Hạo mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.

Với những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước hồi đầu thế kỉ X, dòng họ Khúc đã đặt cơ sở quan trọng để Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn một nghìn năm Bắc thuộc của dân tộc bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (938).
 

27 tháng 3 2016

bucminh

25 tháng 10 2016

từ ? năm trước

20 tháng 12 2016

Cach day hang chuc trieu nam.

30 tháng 5 2021

Văn hóa giao tiếp

Văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Điểm khác biệt đầu tiên phải nói đến là văn hóa giao tiếp. Người Nhật thường xuyên sử dụng những câu như “cảm ơn” và “xin lỗi” khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng gây nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt chỉ nói cảm ơn khi bản thân mình nhận được một ân huệ hay sự giúp đỡ nào đó và chỉ xin lỗi khi họ cảm thấy đã khiến người khác thực sự cảm thấy phiền toái. Thậm chí, việc nói lời xin lỗi không phải xảy ra với mọi đối tượng và có những người còn cố tình trốn tránh lời xin lỗi. Theo họ, những lời nói đó mang lại cảm giác ngại ngùng, xa cách và có thể kéo dài khoảng cách giữa họ. Nói như vậy cũng không có nghĩa là người Việt không bao giờ nói “ cảm ơn”, “ xin lỗi”, mà chỉ xét về mức độ cũng như phạm vi đối tượng sử dụng mà thôi.

>> Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản

Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác, người Nhật rất ít khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói lấp lửng, vòng vo và mong muốn đối phương khi giao tiếp sẽ hiểu. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ở một giới hạn rất mơ hồ. Do đó, không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thế nào. Đối với tư duy người Việt, nói thẳng vấn đề chính là cách chứng minh cho sự thành thật của mình đối với đối phương.

Văn hóa đúng giờ

Văn hóa đúng giờ của người Nhật

Đúng giờ là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật. Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi bạn có một cuộc hẹn nào đó với người Nhật bạn sẽ thấy họ luôn tới trước so với giờ hẹn ít nhất là 5 phút. Việc đúng giờ đã trở thành thói quen ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản của người Nhật. Họ luôn tránh làm phiền người khác do đó việc bạn tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống.

Trong khi đó, ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian ở Việt Nam dường như chưa được đề cao đúng mức. Việc trễ hẹn 5 hay 7 phút là chuyện bình thường. Và cũng chẳng mấy ai phàn nàn gì về điều đó vì nó đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt. Và sự cố gắng để thay đổi một hành vi mà cả xã hội chấp nhận dường như không mấy được bận tâm.

Văn hóa làm việc

Văn hóa làm việc của người Nhật

Người Nhật khi làm việc đều có kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc, điều này giúp họ có thể quản lý thời gian một cách khoa học dễ dàng tuy nhiên nếu chẳng may kế hoạch bị thay đổi đột xuất những người Nhật sẽ rất dễ bị lúng túng và khó linh hoạt trong việc quyết định.

Trong khi đó người Việt Nam lại khá nhanh nhạy trong việc thích ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên một điều hạn chế trong cách làm việc của người Việt đó là họ không có sự chuẩn bị chu đáo công việc từ trước, thường có xu hướng bắt đầu công việc khi đã sát deadline. Ví dụ cùng với một công việc trong thời hạn thực hiện 2 tuần thì người Nhật sẽ hoàn thành trong tuần đầu tiên còn tuần thứ 2 sẽ dành để chỉnh sửa và hoàn thiện công việc. Còn với người Việt Nam họ sẽ không làm ngay trong tuần đầu mà làm hết sức mình ở tuần cuối. Dù cho có vấn đề phát sinh bất ngờ, họ có thể sẵn sàng thức đêm thức hôm để làm việc.

Văn hóa trong lối suy nghĩ của xã hội Nhật

Văn hóa trong lối sống suy nghĩ của người Nhật

Tại Nhật Bản phụ nữ thường rất ít đi làm, đặc biệt là sau khi lấy chồng và dù có đi làm thì cũng rất khó để lên được chức vụ cao như nam giới. Mặc dù trong những năm gần đây những người phụ nữ đã đi làm nhiều hơn tuy nhiên con số này vẫn rất thấp, chỉ có tới 10% phụ nữ Nhật làm quản lý, thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.

Ở Việt Nam phụ nữ thường rất độc lập và tự chủ về kinh tế vì họ có sự nghiệp riêng của mình. Tỷ lệ phụ nữ Việt đi làm sau khi lấy chồng rất cao và thậm chí những người làm quản lý hay tổng giám đốc đa phần là phụ nữ đã kết hôn.

Có thể nói mỗi đất nước, mỗi dân tộc có lối sống, lối suy nghĩ khác nhau vì vậy mà họ có nền văn hóa khác nhau. Không thể nói rằng văn hóa Nhật Bản hay Việt Nam tốt hơn bởi mỗi một nền văn hóa lại có sự thú vị và đặc sắc riêng. Mỗi một cá nhân chúng ta hãy luôn cố gắng sống thật tốt để góp phần gìn giữ và xây dựng nền văn hóa nước nhà ngày một tiến bộ hơn các bạn nhé!

30 tháng 5 2021

Cach an mac ung su gia tiep hoc tap