K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

-  Vầng trăng trở thành người bạn tri kỷ, thành “vầng trăng tình nghĩa” gắn bó trong suốt những năm tháng từ thuở ấu thơ ở quê nhà, đến hồi chiến tranh sống ở rừng. Đến khi về thành phố, sống giữa những tiện nghi hiện đại “quen ảnh điện, cửa gương”, con người bỗng quên đi cái vầng trăng “ngỡ không bao giờ quên” kia, bỗng vô tình với “cái vầng trăng tình nghĩa” kia. Suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Những sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. 

- Nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ, đừng (có mới nới cũ). Nguyễn Duy đã gửi gắm những triết lí về cuộc đời, về thái độ và cách ứng xử của con người với những quá khứ đã qua, thôi thúc con người ta sống có trách nhiệm, tình nghĩa hơn.

26 tháng 5 2021

nhân hóa 

td:nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vầng trăng: vầng trăng như người bạn thấu hiểu tâm tư tình cảm của người chiến sĩ.

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

nhân hóa vì biện pháp nhân hóa dùng để gọi các sự vật thành một thứ gì đó

gọi vầng trăng là tri kỉ

26 tháng 5 2021

nx về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích''hồi nhỏ....vầng trăng thành tri kỉ''. qua em rút ra bài học gì cho bản thân

23 tháng 3 2021

1.Thể hiện những khát vọng về lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên: Sống ngay thẳng, vượt qua khó khăn gian khổ, cống hiến, hi sinh vì hòa bình, vì độc lập dân tộc.

11 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chungBức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian tháng đãng, yên ả, thơ mộng. Đó là không gian của một dòng sông xanh. Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hương thơ mộng của Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng được mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện. Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến người đọc có cảm giác không gian như được trải đầy một sắc xuân. Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tươi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình. Đó là màu xanh của dòng sông hoà lẫn màu xanh của bầu trời. Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế. Nhưng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót như trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long lanh náo nức để có thể đưa tay ra mà hứng, mà nâng niu. Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mọi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

23 tháng 11 2017

-tri kỉ là bạn biết ta,ta bt bạn,tình cảm bạn bè gắn bó

-nghĩ là không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa,nhưng cuối cùng vẫn thay đổi quên đi vầng trăng vốn là người bạn tri kỉ thuở nhỏ

-từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

cuộc sống hiện đại đầy đủ vs ánh sáng chói lóa cs ánh điện,cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng cs vầng trăng.c/s đầy đủ,quên đi khóa khứ ,quên ng bn tri kỉ.sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” - cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.

-cảm thấy bất ngờ khi thấy vầng trăng

-nt dùng đt đặc tả,đt mạnh

22 tháng 5 2021

đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

bài: đồng chí

Từ “tri kỉ” trong thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người. 

22 tháng 5 2021

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

bài: ánh trăng

Từ “tri kỉ” trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác: ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, “tri kỉ” lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.

25 tháng 1 2023

Em hiểu rằng .... chỉ mối quan hệ tình cảm giữa con người và trăng trong hai thời gian khác nhau.

Tình cảm ..... có sự thay đổi đó vì:

- Khi con người khó khăn thiếu thốn, trăng soi sáng giúp con người và lẽ đó họ coi trăng là "tri kỉ".

- Khi con người có đèn điện, quên đi ơn trăng ngày xưa và lẽ đó họ coi trăng là "người dưng".

=> Từ sự bội bạc, vô ơn, có mới nới cũ của con người mà từ tình cảm "tri kỉ" đã thành tình cảm "người dưng".

25 tháng 1 2023

''Tri kỉ'': Người gắn bó lâu dài, mật thiết với ta

''Người dưng'': Không thân quen, xa lạ

Mối quan hệ ''tri kỉ'' trong đoạn thơ thứ nhất chỉ sự gắn bó của người lính với ánh trăng khi không có ánh đèn điện. Khi thiếu một thứ gì đó, con người sẽ rất trân trọng những thứ mình đang có

Mối quan hệ ''người dưng'' trong đoạn thơ thứ hai chỉ sự xa cách, thờ ơ của con người khi có ánh đèn. Ánh trăng lúc này trở thành sự bỏ quên

=> Sự thay đổi này cho thấy sự lãng quên, vô tâm của con người khi có đầy đủ, phản ảnh con trong cuộc sống ngày nay.

_mingnguyet.hoc24_