K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

Giải thích: Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

10 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

25 tháng 11 2017

Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải (chú ý phân biệt mỏ dầu và mỏ khí)

=> Chọn đáp án A

5 tháng 10 2019

Chọn: D.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 (Công nghiệp năng lượng), xác định kí hiệu các mỏ khí đốt đang được khai thác. Đó là, Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.

 

13 tháng 6 2019

Đáp án cần chọn là: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí được đang được khai thác ở nước ta là: Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.

13 tháng 7 2019

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu (1 đối tượng – dầu khí và 5 mốc năm) kết hợp yêu cầu đề bài (thể hiện sản lượng dầu thô) nên biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô khai thác của nước ta giai đoạn 1986 – 2013.

Đáp án: A

Câu 1: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than trung bình hàng năm của nước ta đạt khoảng            A. từ 15 đến 20 triệu tấn.                B. dưới 15 triệu tấn.            C. trên 30 triệu tấn.                          D. trên 40 triệu tấn.Câu 2 : Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại địa phương            A. Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh.                          B.Hải Phòng, TP...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than trung bình hàng năm của nước ta đạt khoảng

            A. từ 15 đến 20 triệu tấn.                B. dưới 15 triệu tấn.

            C. trên 30 triệu tấn.                          D. trên 40 triệu tấn.

Câu 2 : Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại địa phương

            A. Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh.              

            B.Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.                 

            C.Quảng Ninh, Hải Phòng.                         

            D. Quảng Ninh, Kiên Giang.

Câu 3 : Tài nguyên được sử dụng nhiều nhất cho ngành công nghiệp điện lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là

            A. dầu.                                                            B. than.          

            C. thuỷ năng.                                     D. khí đốt.

Câu 4: Sản lượng khai thác than trong những năm gần đây của nước ta liên tục tăng, đến năm 2005 đạt

            A. 6,5 triệu tấn.                                                         B. 34,0 triệu tấn.

            C. 18,5 triệu tấn.                                           D. 2,0 tỉ tấn.

Câu 5: Giải pháp phát triển tổng hợp thế mạnh của các vùng trọng điểm công nghiệp (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng) ở nước ta là

            A. đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên vốn có.

            B. đầu tư khoa học, phát triển kinh tế theo chiều sâu.

            C. tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

            D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Câu 6: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa của hướng lan tỏa Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang là

            A. cơ khí, vật liệu xây dựng.                 

            B. vật liệu xây dựng, phân hóa học.         

            C. cơ khí, phân hóa học                  

            D. vật liệu xây dựng, điện tử.

Câu 7: Ngành công nghiệp chuyên môn hóa của hướng Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa là

            A. dệt, xi măng, phân bón.              B. dệt, phân bón, điện.        

            C. cơ khí, dệt, phân bón.                 D. dệt, xi măng, điện.

Câu 8. Theo hệ thống phân loại hiện hành, số lượng các ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là

            A. 19.                                                  B. 23.             

            C. 27.                                                  D. 29.

Câu 9. Nhận định khôngchính xác về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta là

            A. hầu hết các trung tâm công nghiệp đều tập trung ở các đồng bằng và trung du.   B. Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất trong cả nước không thấy xuất hiện trung tâm công nghiệp.

            C. các trung tâm công nghiệp ở miền Trung phân bố ở phần Duyên hải.

            D. các trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình trở lên tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

10. Nhận định không chính xác về ngành công nghiệp ở nước ta

            A. ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu.

            B. ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam.

            C. công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành có sự phân bố rộng rãi nhất so với các ngành công nghiệp khác.

            D. các điểm khai thác dầu và khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền.

11. Thuỷ điện là ngành giữ vai trò chủ đạo trong việc sản xuất điện của nước ta giai đoạn hiện nay vì

            A. giá thành xây dựng thấp.

            B. nguồn thuỷ năng dồi dào.

            C. trình độ khoa học kĩ thuật đòi hỏi không cao.

            D. ít gây ô nhiễm môi trường.

12. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng

            A. Trung du miền núi phía Bắc.                 B. Đồng bằng sông Hồng.

            C. Bắc Trung Bộ.                                          D. Tây Nguyên.

13. Ở nước ta ngành công nghiệp được xem là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước

            A. công nghiệp khai thác dầu khí.            

            B. công nghiệp điện.

            C. công nghiệp cơ khí.        

            D. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

14. Các trung tâm công nghiệp chế biến của nước tập trung với mức độ dày đặc ở vùng

            A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

            B. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

            C. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

            D. Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung.

15. Mặt hàng không thuộc nhóm xuất khẩu chủ lực của nước ta trong hiện nay là

            A. chế biến thuỷ, hải sản.                B. dệt - may.

            C. da giày.                                                      D. hàng thủ công, mĩ nghệ.

16. Các cơ sở công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở khu vực

            A. Đồng bằng sông Hồng.               B. Đông Nam Bộ.

            C. Đồng bằng sông Cửu Long.        D. Duyên hải miền Trung.

17. Bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí ở nước ta là

            A. Thổ Chu - Mã Lai.                                   B. Cửu Long.

            C. Nam Côn Sơn.                                          D. Trung Bộ.

18. Ngành công nghiệp được coi là trẻ nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là

            A. chế biến lương thực, thực phẩm.          

            B. sản xuất hàng tiêu dùng.

            C. hoá dầu.                                                   

            D. luyện kim màu.

19. Vùng có ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phát triển nhất nước ta là

            A. Đồng bằng sông Hồng.                           B. Bắc Trung Bộ.

            C. Đông Nam Bộ.                                          D. Đồng bằng sông Cửu Long.

20. Ở nước ta, các điểm công nghiệp đơn lẻ thường tập trung ở các khu vực

            A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ  .

            B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

            C. Tây Bắc, Tây Nguyên.                            

            D. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

21. Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp (2001), số lượng vùng công nghiệp ở nước ta là

            A. 5                                                                             B. 6                

            C. 7                                                                             D. 8

22. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ở miền Trung là

            A. lãnh thổ nhỏ hẹp, kéo dài.                                

            B. trình độ lao động kém.

            C. cơ sở hạ tầng còn yếu kém và lạc hậu.

            D. thiên tai khắc nghiệt nhất cả nước.

23. Các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển dựa trên điều kiện

            A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất.

            B. vị trí chiếm lược tiếp giáp với miền nam Trung Quốc.

            C. giàu nguyên liệu, khoáng sản.

            D. cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện.

24. Giải pháp quan trọng giúp Đông Nam Bộ đảm bảo đủ nguồn năng lượng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo chiều sâu là

            A. xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện mới.

            B. tận dụng nguồn điện từ đường dây 500KV bắc - nam.

            C. xây dựng các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí.

            D. nhập khẩu năng lượng từ các nước láng giềng.

25. Với nước ta, biện pháp hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp vững chắc, hiệu quả nhất hiện nay là

            A. đẩy mạnh hơn nữa các ngành công nghiệp trọng điểm.

            B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

            C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.

            D. hạ giá thành sản phẩm.

26. Giải pháp phát triển tổng hợp thế mạnh của các vùng trọng điểm công nghiệp (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng) ở nước ta là

            A. đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên vốn có.

            B. đầu tư khoa học, phát triển kinh tế theo chiều sâu.

            C. tăng cường các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

            D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

27. Theo cách phân loại hiện hành, số lượng nhóm công nghiệp ở nước ta là

              A. 2 nhóm.                                                   B. 3 nhóm.    

             C. 4 nhóm.                                                    D. 6 nhóm.

28. Nhóm ngành công nghiệp không thuộc cách phân loại hiện hành ở nước ta hiện nay là

            A. công nghiệp chế tạo máy.

            B. công nghiệp khai khoáng.

            C. công nghiệp chế biến.

            D. công nghiệp sản xuất, phân phối, điện, khí đốt, nước.

29. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng

            A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

            B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.

            C. giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

            D. Ý A và C đúng.

30. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp nước ta giai đoạn hiện nay ?

            A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt.

            B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế tạo máy nhằm tạo ra giá trị xuất khẩu lớn.

            C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm.

            D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

31. Dọc theo Duyên hải miền Trung, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là

            A. Nghệ An.                                                   B. Huế.          

C. Đà Nẵng.                                                   D. Khánh Hòa.

32. Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa chính của khu vực Đông Anh - Thái Nguyên là

            A. công nghiệp luyện kim, cơ khí.

            B. công nghiệp hóa chất giấy.

            C. công nghiệp chế biến.

            D. công nghiệp cơ khí, khai thác than.

33. Ngành công nghiệp non trẻ nhưng đóng vai trò rất quan trọng tại vùng Đông Nam Bộ là

            A. công nghiệp dệt may.

            B. công nghiệp điện tử - tin học.

            C. công nghiệp đóng tàu.

            D. công nghiệp khai thác dầu khí.

34. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trung du và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nguyên liệu công nghiệp là

            A. nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

            B. thiếu nguồn lao động có tay nghề.

            C. thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh cao.

            D. kết cấu hạ tầng yếu kém đặc biệt là giao thông vận tải và điện.

35. Công nghiệp năng lượng ở nước ta được chia thành

            A. 2 phân ngành.                                          B. 3 phân ngành.

            C. 5 phân ngành.                                           D. 6 phân ngành.

36. Than nước ta tập trung nhiều nhất ở bể than

            A. Điện Biên.                                                            B. Nông Sơn.

            C. Đông Bắc.                                                 D. Nghệ - Tĩnh.

37. Hình thức khai thác than cho năng suất cao và chi phí khai thác thấp là

            A. lộ thiên.

            B. bán lộ thiên.

            C. hầm lò thủ công.

            D. hầm lò kết hợp vận chuyển bằng đường ray nhỏ trong lòng đất

4
20 tháng 12 2021

Caau 1: B

Câu 2: C

20 tháng 12 2021

1. B

2. C

25 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta

            Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta năm 2000-2007

Năm             2000          2005         2007
Dầu thô ( triệu tấn)           16.3          18,5         15,9
Than sạch ( triệu tấn)            11,6           34,1         42,5
Sản lượng điện (tỉ kwh)              26,7            52,1          64,1

Nhận xét : 

- Trong giai đoạn 2000-2007

  + Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định

   + Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn , gấp 3,7 lần

   + Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kwh, tăng gấp 2,4 lần

- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% ( 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và  11,1% ( 2007)

b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than , các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng

- Khai thác dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng

- Khai thác khí tự nhiên : Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)

- Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)

- Các nhà máy thủy điện :

   + Trên 1.000 MW : Hòa Bình ( trên sông Đà)

   + Dưới 1.000 MW  : Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu ( trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên Sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh ( trên sông Ba), Đa Nhim ( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi ( trên sông La Ngà), Trị An ( trên sông Đồng Nai), Thác Mơ , Cần Đơn ( trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan)

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ ( Trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị , Xê Đan 4 ( trên sông Xê Đan), Xrê Pôk 3, X ê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)

- Các nhà máy nhiệt điện 

   + Trên 1.000 KW : Phả Lại ( Hải Dương), Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau

   + Dưới 1.000 KW : Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc ( tp Cần Thơ)

2 tháng 10 2018

bài của bạn đúng rồi nhưng mình xin có góp ý là bạn nên tìm ở lược đồ sẽ dễ và cũng chính xác đấy

VD các nhà máy thủy điện trên 1.000 MW : móng dương, quảng ninh,vũng áng 1, vĩnh tân 2, phý mỹ ,...(mình tìm trên lược đồ)

đấy chỉ là góp ý kến riêng của tớ có j sai mong cậu thông cảm !hihi

CHÚC BẠN HỌC TOOTS~ ^ ^

27 tháng 1 2018

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ trọng

Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 1990 đến năm 2005, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; từ năm 2007 đến năm 2010, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Từ năm 1990 đến năm 2010:

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục giảm, từ 81,8% (năm 1990) xuống còn 46,9% (năm 2010), giảm 34,9%. Trong đó, giảm nhanh nhất là giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 24,4%).

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng tương ứng (34,9% ).

* Giải thích

- Do sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Do tác động của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội.

xuất và đời sống.