K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2017

Cau 1: Đức ---->Balan:1/9/1939

Trận trân châu cảng:7/12/1941

Trận Xta-lin-grat:2/2/1943

Đức kí văn kiện:9/5/1945

Liên Xô ---> Nhật Bản:8/1945

Mỹ thả bom :6/8/1945--->9/8/1945

Nhật đầu hàng:5/8/1945

6 tháng 12 2017

về thời gian thì đúng rồi nhưng chưa có kết quả tác động nhé

Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nướcMĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh.

- Vì thái độ cụ thể của các nước này:

+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nênkhông liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xítđể đổi lấy hoà bình.

+ Tại Hội nghị Muyních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Phápđã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết củaHítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít

21 tháng 2 2019

2,

Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nướcMĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh.

- Vì thái độ cụ thể của các nước này: + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nênkhông liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xítđể đổi lấy hoà bình.

+ Tại Hội nghị Muyních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Phápđã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết củaHítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anh và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít

4,Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.

- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

12 tháng 12 2021

- Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu.

- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I - an - ta, Pốt - xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

 

12 tháng 12 2021

tham khao:

 

Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ với biết bao hi sinh và tổn thất. Cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng; cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Nga và đưa nước Nga lên con đường xã hội chủ nghĩa; cuộc đấu tranh chống nội loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới trong những năm 1921-1941 dẫn đến bước đầu xây dựng được những nền móng của chủ nghĩa xã hội; cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, không chỉ bảo vệ được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hóa - giáo dục và khoa học, kĩ thuật tiên tiến vào hàng đầu thế giới. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, nhân dân Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công thù địch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn chiếm ưu thế gấp bội vẽ sức mạnh kinh tế và quân sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và thắng lợi kì diệu này, nhưng cơ bản nhất là do tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (tuy lúc này có tồn tại những sai lầm, thiếu sót).

Sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên – Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết là nét nổi bật ở thời kì này, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới.

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ? Câu hỏi. Mâu thuẫn...
Đọc tiếp

Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?

Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?

Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?

II. Những diễn biến chính.

Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).

Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?

Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?

Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?

Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?

Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?

Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?

Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)


4

Câu 1

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I –ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa ->”bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để Phát xít Đức, I –ta –li –a. Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2

Giống nhau

- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.

- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.

- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.

- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

Khác nhau

- Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).

- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.

- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.
- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành
2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.

=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

Mâu thuẫn về quyền lọi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa => “bất mãn” âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới).

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói 1929-1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi. Nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

+ Giống: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.

+ Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vói Liên Xô, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Câu hỏi. Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ?

Đến giữa những năm 30 của thế kỉ XX, trên thế giới đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau - khối phát xít lập thành trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô, và khối các nước “tư bản dân chủ” phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ). Hai khối đế quốc chống đối nhau, nhưng lại cùng chống Liên Xô - kẻ thù giai cấp và chế độ xã hội của họ.

Câu hỏi. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc chiến tranh ?

Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là cơ bản nhất, chính vì vậy, giai cấp tư sản có khuynh hướng muốn tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa để chống Liên Xô, trong đó muốn sử dụng chủ nghĩa phát xít làm lực lượng xung kích. Điều đó giải thích vì sao các nước phương Tây lại làm ngơ trước những hành động bành trướng và xâm lược ngày càng gia tăng và ngang ngược của các nước phát xít.

Câu hỏi. Quan sát bức tranh (hình 75, SGK trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Đây là bức tranh biếm họa của một họa sĩ người Thụy Sĩ vẽ và được đăng trên các tờ báo lớn ở châu Âu đầu năm 1939. Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ trong truyện “Giu-li-vơ du kí”, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp...) được xem như những người tí hon bị Hít-le điều khiển. Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên xô, Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

Câu hỏi. Vì sao thái độ của Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn đầu cuộc chiến tranh người ta gọi là “chiến tranh kì quặc”?

Là cuộc chiến tranh giữa Anh, Pháp với Đức ở giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ hai. Các chính phủ Anh, Pháp tuyên chiến với Đức nhưng lại không đánh mà khoanh tay ngồi nhìn phát xít Đức nuốt chửng Ba Lan, nước đồng minh mà họ cam kết bảo vệ.

Câu hỏi. Vì sao Đức tấn công Ba Lan ?

Ba Lan là đồng minh quan trọng của Anh, Pháp, Đức tấn công Ba Lan là để thăm dò thái độ của Anh, Pháp.

II. Những diễn biến chính.

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng trên thế giới (từ ngày 1 - 9 - 1939 đến năm 1943).

Câu hỏi. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai?

Từ ngày 1 - 9 - 1939 đến ngày 22 - 6 - 1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu, kể cả Pháp.

Từ ngày 22-6 - 1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu.

Ở Thái Bình Dương, ngày 7 - 12 - 1941 Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Ở Bắc Phi, tháng 9 - 1940 quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

Tháng 1 - 1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập.

Câu hỏi. Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này (từ 9-1939 đến 6- 1741).

Cuộc chiến tranh hoàn toàn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phát xít và đế quốc nhằm tranh giành nhau thuộc địa và thống trị thế giới.

Câu hỏi. Khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thay đổi như thế nào?

Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của Liên Xô và các dân tộc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi. Vì sao Anh, Mĩ phải cùng Liên xô thành lập Mặt trận chống phát xít?

- Vì cùng có kẻ thù chung là các nước phát xít.

- Bị sức ép của nhân dân các nước đòi chính phủ phải liên két với Liên Xô để chống kẻ thù chung của nhân loại.

2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8- 1945).

Câu hỏi. Tình hình diễn biến chiến tranh từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945?

Chiến tranh Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943) mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Hồng quân Liên Xô và liên quân Anh - Mĩ liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên các mặt trận.

Ngày 6 - 6 - 1944, các nước Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai.

Ngày 16-4-1945, Liên Xô tấn công Béc-lin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức.

Ngày 9 - 5 -1945, Đức đầu hàng không điều kiện - Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

Ngày 9 - 8 - 1945, quân đội Liên Xô tấn công vào đội quân Quan Đông của Nhật.

Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki.

Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu hỏi. Vì sao Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản? có phải vì thế mà Nhật Bản đầu hàng không?

Để chừng tỏ sức mạnh quân sự của Mĩ, tranh công với Liên Xô. Đạo quân chủ lực của Nhật đã bị Liên Xô đánh bại, phe phát xít đang hấp hối, Nhật Bản thua là tất yếu.

Câu hỏi. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại phát xít?

Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu hỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì?

Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá dữ dội nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 20 triệu người bị tàn phế. Tiêu hủy hàng ngàn, hàng vạn thành phố, làng mạc và công trình văn hóa. Những thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, và bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Đó là tội ác của chủ nghĩa phát xít - đế quốc, những kẻ đã nhen nhóm và gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu ấy.

Câu hỏi. Qua các hình 77, 78, 79 (trang 108 - SGK), em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới.

Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại.

Câu hỏi. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Niên đại Sự kiện chính
1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ.
9-1940 I-ta-li-a tấn công Ai Cập.
26-6-1941 Đức tấn công Liên Xô.
7-12-1941 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-Oai.
1-1942 Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập.
2-2-1943 Chiến thắng Xta-lin-grát.
6-6-1944 Anh-Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp.
9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng.
15-8-1945 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc.
3 tháng 1 2023

A. Cách mạng tháng mười Nga thành công

1 tháng 2 2020
67 năm đã qua đi sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima của Nhật, nhưng những vết thương để lại vẫn nhức nhối. Nỗi đau ấy in sâu trong tâm hồn người Nhật, trong mỗi tác phẩm nghệ thuật, trong mỗi giai điệu âm nhạc của họ...

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki được coi là hành động trả thù của Mĩ cho cuộc tấn công Trân Châu Cảng 4 năm trước đó. Hai quả bom nguyên tử mà Không quân Hoa Kỳ thả xuống hai thành phố của Nhật theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman là vào những ngày cuối cùng của cuộc thế chiến thứ hai. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" thả xuống thành phố Hiroshima. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.

Sự kiện này đã khiến nước Nhật điêu đứng dẫn tới việc Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.

Phần im đâm, nghiêng có ý khá hay!!!

2 tháng 3 2018

Chủ nghĩa phát xít là kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng Anh, Pháp, Mĩ liệu cũng phải chịu trách nhiệm khi để cho cuộc chiến tranh bùng nổ vì: trước nguy cơ Chủ nghĩa phát xít, Anh, Pháp, Mĩ đã không có một chính sách thống nhất với Liên Xô mà còn dung dưỡng thỏa hiệp (Mĩ thi hành chính sách biệt lập, không tham gia vào các công việc bên ngoài châu Mĩ; Anh, Pháp liên tục có hành động nhượng bộ CNPX đỉnh cao tại hội nghị Muy-ních năm 1938 khi tự ý trao vùng Xuy đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết không xâm lược của Hít le) => tạo điều kiện cho các lực lượng phát xít tự do hành động

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 1 2021

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

- Em nhận thấy rằng

+ Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa

+ Số tiền chi tiêu cho chiến tranh quá lớn

+ Có số lượng người chết và bị thương rất lớn

- Đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề.

- Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi.

- Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết.

- Phải xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.

8 tháng 1 2021

 theo như tôi được biết thì sau chiến tranh thể giới thứ hai thì hậu quả của nó là rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có