K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Phán xét: sự xem xét đánh giá mang tính quyết định 

- Phán xét vô trách nhiệm: là cách đánh giá theo cảm tính không cần biết đúng hay sao gây tổn thương cho người khác. 

Tác hại: 

- Khiến cho con người trở nên ích kỉ, nhìn cuộc đời bằng đôi mắt thù ghét, không chịu được bất kì ai nổi bật hơn mình 

- Đối tượng bị phán xét có thể bị tổn thương về mặt tâm lí 

- Lời phán xét vô trách nhiệm có thể thổi bùng lên những lời đồn vô căn cứ tổn thương đến người vô tội trong câu chuyện "không có thật" 

Dẫn chứng: Nhiếp ảnh gia của bức ảnh "Kền kền chờ đợi" đã phải kết thúc mạng sống của mình trước những lời buộc tội vô căn cứ của người đời. 

=> Bài học nhận thức: "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Lời nói là con dao hai lưỡi nếu dùng nó để phán xét người khác một cách vô trách nhiệm chúng ta sẽ trở thành những kẻ sát nhân máu lạnh. Vì vậy trước khi phán xét kết luận về ai đó hãy tìm hiểu thật kĩ, xác nhận mức độ đáng tin cậy của thông tin đó...

5 tháng 1 2022

Đất nước của chúng ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hợp nhất kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người cần chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỉ mới trong đó có sự chuẩn bị của tầng lớp thanh niên tuổi trẻ là vô cùng quan trọng bởi vì thế hệ trẻ Việt Nam là những chủ nhân tương lai của đất nước. Họ đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ thời xưa thanh niên Việt Nam ta có ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong của các phong trào đánh giặc cứu nước,luôn là lực lượng nồng cốt của cách mạng xả  thân vì tổ quốc. Vậy chúng ta là những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những thành quả cách mạng đã đổi bằng xương bằng máu của thế hệ đi trước, mỗi chúng ta cần phải xác định một lý tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và vạch riêng cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài phải hiểu được vai trò của đất nước đối với chúng ta. Chúng ta cần phải ra sức học tập, làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp và vững mạnh.

20 tháng 1 2021

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.

24 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 

         Đã bao giờ bạn nghĩ rằng cuộc sống của mình là do mình tự quyết định chưa? Đã bao giờ tự hỏi mình rằng cuộc sống của mình có thật sự thoải mái khi cứ bị chi phối và ràng buộc bởi người khác? Nếu chưa thể tìm ra câu trả lời cho chính mình thì xin thưa với bạn rằng cuộc đời của bạn đang thực sự tẻ nhạt. Vì sao vậy? Vì bạn không rõ mình đang nghĩ gì và thực chất bạn không xác định đúng mục tiêu, đam mê và ước mơ của đời mình.

Ước mơ là những mục tiêu, khao khát và đam mê về một thứ gì đó mà con người luôn mong muốn có được. Ai cũng cần phải xác định ước mơ và lí tưởng sống của riêng mình. Khi đã hiểu rõ bản thân mình rồi thì tự khắc bạn sẽ biết cần phải hành động ra sao để hiện thực hóa những ước mơ và dự định đang theo đuổi.

Ước mơ chính là nguồn động lực thôi thúc mạnh mẽ những cố gắng và hành động vươn lên của con người. Ước mơ tạo cho con người niềm say mê và thích thú theo đuổi công việc của mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Hơn hết, ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì ước mơ được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng. Mỗi chúng ta, ai cũng mang trong mình những ước mơ, hoài bão của bản thân. Và muốn chạm được tới cánh cửa mơ ước ấy thì bạn phải là người làm chủ cuộc đời mình. Không ai có thể thay ta sống nốt phần đời của ta phía trước.

Vì thế, ta chỉ có thể cố gắng, nỗ lực thật nhiều thì mới có thể mong cuộc sống sau này của mình được an nhàn, hạnh phúc. Đặc biệt là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, các em cần xác định ước mơ của bản thân và cố gắng hết mình vì ước mơ ấy. Hãy làm chủ cuộc đời mình và phấn đấu, nỗ lực hết mình cho những mục tiêu, dự định đã đặt ra. Đó chính là cách ta theo đuổi ước mơ và kiến tạo cho mình một tương lai tươi đẹp.

22 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .

22 tháng 5 2021

trời đây là cái j đây bạn chẳng đúng cái j cả