K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                    Niềm đam mê sáng tác của Vích- To Huy-Gô

Vích-to Huy-gô và anh trai vốn có đam mê sáng tác thơ từ nhỏ. Nhưng cha của Vích-to đã yêu cầu cả 2 theo học các ngành khoa học và nghiêm cấm cậu làm thơ, vì ông cho rằng thơ văn chẳng thể nuôi sống được bản thân. Hai anh em rất buồn phải nghe theo lời cha, nhưng bản thân Vích-to vẫn âm thầm sáng tác bài thơ.

      Năm đó, Viện Hàn lâm Pháp tổ chức một cuộc thi thơ. Vích-to mê mải sáng tác. Đến khi bài thơ hoàn thành , cậu mới sững người vì đã đến hạn cuối nộp bài thi. Cậu rất lo lắng không nộp được bài, vì hôm đó là ngày Chủ Nhật. Từ sáng sớm, Vích-to đã giả vờ dạo chơi trong vườn hoa của Viện Hàn lâm để dò hỏi. Bác gác cậu thấy cậu đi vào liền cất giọng hỏi:

 - Cậu vào Viện có việc gì?

 - Thưa bác, cháu nộp bài thi thơ ạ

 - Trên gác, phòng đầu tiên bên phải ấy nhé.

   Tim đập thình thịch, Vích-to chạy vội qua sảnh rồi leo lên thang gác. Ngay trước cửa một phòng lớn có một thùng thư gắn biển đề: ''Thùng thơ dự thi'', quá vui mừng, Vích-to vội nhét bài thơ vào thùng rồi bước nhanh ra về. Về đến nhà, Vích-to chỉ kể chuyện cho anh trai và giữ kín không nói với ai khác.

ít lâu sau, khi Vích-to đang nghỉ giải lao giữa buổi học, anh trai đến vỗ nhẹ lên vai cậu và nói khẽ: ''Này, Vích-to! Em đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết thơ đấy!

  Dù chỉ được giải Khuyến khích nhưng đối với Vích-to, đây là vinh dự rất lớn. Kết quả này góp phần khích lệ, khiến cậu càng vững tin và quyết tâm gắn bó với thơ ca.

   Về sau, với việc tiếp tục theo đuổi đam mê sáng tác nghệ thuật, Vích-to Huy-gô đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được xem là cây đại thụ của nền văn học pháp.

1. giải Khuyến khích cuộc thi thơ của Viện Hàn lâm Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với Vích-to Huy-gô?

2. Về sau, Vích-to Huy-gô đã gặt hái được thành công gì?

a. Sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng.

b. Trở thành cây đại thụ của nền văn học pháp.

c. Cả hai đáp án trên đều đúng.

3. Theo em, nếu không tiếp tục theo đuổi đam mê sáng tác nghệ thuật, Vích-to Huy-gô có gặt hái được thành công lớn như vậy hay không? Vì sao?

..........................................................................................................................................................................................................

1
19 tháng 11 2023

1. Giải khuyến khích cuộc thi thơ của Viện Hàn lâm Pháp đã từng là niềm vinh dự rất lớn của Vích - to Huy - gô. Kết quả này góp phần khích lệ, khiến ông càng vững tin và quyết tâm gắn bó với thơ ca.

2. c. Cả hai đáp án trên đều đúng.

3. Theo em, nếu không tiếp tục theo đuổi đam mê sáng tác nghệ thuật, Vích - to Huy - gô sẽ không thể gặt hái được thành công lớn như vậy. Vì những cám dỗ từ cuộc sống mà ông đã không cố gắng và kiên trì.

Đọc câu chuyện sau:     Một hôm đầu của cậu bị va vào góc bàn, liền nằm lăn ra sàn, khóc ăn vạ. Một phút sau, người cha đi đến cạnh chiếc bàn và hỏi to: "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?"      Cậu bé ngừng khóc, hai mắt đẫm lệ ngước lên nhìn người cha. Người cha vuốt ve bàn và hỏi: "Ai? Ai đã làm đau bàn?"      "Con, là con đã va vào nó."      "Ồ, thì ra là con đã va vào bạn ấy. Vậy sao không...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau:

     Một hôm đầu của cậu bị va vào góc bàn, liền nằm lăn ra sàn, khóc ăn vạ. Một phút sau, người cha đi đến cạnh chiếc bàn và hỏi to: "Cái bàn đâu rồi, ai làm em đau vậy? Có đau quá không?"

      Cậu bé ngừng khóc, hai mắt đẫm lệ ngước lên nhìn người cha. Người cha vuốt ve bàn và hỏi: "Ai? Ai đã làm đau bàn?"

      "Con, là con đã va vào nó."

      "Ồ, thì ra là con đã va vào bạn ấy. Vậy sao không nhanh nói lời xin lỗi".

      Cậu bé vẫn nước mắt lưng tròng, nói với chiếc bàn: "Tớ xin lỗi".

Kể từ đó, đứa trẻ học được cách gánh chịu trách nhiệm.

a. Hãy nêu bài học cuộc sống từ câu chuyện trên?

b. Viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về bài học đó

1
25 tháng 6 2021

a. Bài học: Hãy tự chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.

b. Tham khảo

"Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó" (William Arthur). Thật vậy, đừng để khi mất đi mới biết cách nắm bắt, cơ hội chỉ đến một lần, nó sẽ bị bỏ lỡ nếu bạn mãi chờ đợi. Cũng vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm với bản thân mình là điều đầu tiên giúp bạn, dẫn lối bạn đến với thành công.

Vậy sự tự ý thức chịu trách nhiệm của bản thân mình là gì? Đó là sự chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hoạt động, về sự trưởng thành của mình; là sự tự ý thức, tự chịu trách nhiệm với bản thân về năng lực. Để tự mình xây dựng nên những thành công, vượt qua những khó khăn, để bản thân mình trở thành người có ích. Như vậy, con người luôn cần có ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm với bản thân. Đó cũng là điều dẫn bạn đến với thành công, hạnh phúc.

Trong cuộc sống, nhận thức tự chịu trách nhiệm của bản thân giúp chúng ta có ý thức đúng đắn, về hướng đi và về cuộc đời của mình. Ý thức trách nhiệm giúp con người có nhận thức và thành công đúng đắn trong cuộc sống. Trong học tập, giáo dục học sinh nhận thức rõ ràng về ý thức phấn đấu, nhận thức rõ về bản thân trong quá trình lao động và học tập. Trong làm việc, nó giúp con người hiểu rõ, nhận thức rõ ràng về vấn đề, để có thể giải quyết mọi chuyện nhanh chóng và có ích. Trong đời sống, ý thức tự chịu trách nhiệm bản thân và năng lực để tự chịu trách nhiệm nhiệm giúp bản thân bạn được mọi người xung quanh tôn trọng, giúp con người có sự tự trọng bản thân.

Như vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân là sự tự chịu trách nhiệm về năng lực của mình mình, để giúp bản thân có nhận thức, có được sự tôn trọng từ người khác. Obama – vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ chính là tấm gương sáng về ý thức tự chịu trách nhiệm của bản thân. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama gặp tình huống trời mưa; thay vì nhờ nhân viên che chắn cho mình, ông đã tự cầm ô và đi đến để che chở cho một phụ nữ Việt Nam đi bên đường đang bị mưa. Hành động của Obama tuy nhỏ, nhưng nói lên được ý thức của Tổng thống với mọi người và với bản thân mình. Hay Alexander Graham Bell mắc chứng khó đọc, viết và không có khả năng học tập. Nhưng ông vẫn phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích lớn cho cuộc sống của con người và cũng là một bước tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc. Như vậy, là Alexander Graham Bell một người tự ý thức về bản thân mình, tự ý thức về năng lực của bản thân mình, để tạo nên thành công, tài năng cho chính mình. Đó còn là Albert Einstein – nhà bác học vĩ đại. Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối ở lớp), viết rất kém (cậu từng nói: "Viết đối với tôi là cái gig khó khăn lắm"); có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome – một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc; là một giáo sư giảng dạy tồi). Thế nhưng vượt qua khó khăn, ông đã nhận ra tài năng, ý thức về nó và tạo nên những sáng chế, đặc biệt là thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nì bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Như vậy cả ba tấm gương trên đều là những thiên tài biết nhận ra tài năng, ý thức về nó. Họ là những người mà chúng ta cần học tập, noi theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn ý thức, trách nhiệm về bản thân, vẫn có những kẻ dựa dẫm, trông chờ, coi thường bản thân mình. Nhưng kẻ như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán, để họ có thể trở thành người tốt cho xã hội. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những ý thức, nhận thức đúng đắn về hành động, lời nói của mình. Để có thể ý thức tự trách nhiệm bản thân.

19 tháng 2 2022

helppppppppppppppppppppppppp

ucche

15 tháng 2 2022

Xuân Quỳnh

15 tháng 2 2022

Xuân Quỳnh.

18 tháng 1 2022

cảm ơn bn nha

Bài kiểm tra kì lạ          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10...
Đọc tiếp

Bài kiểm tra kì lạ

          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:

- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm số cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng được điểm 6 với các bài rất dễ. Các em được quyền lựa chọn một trong ba đề này.

          Với chúng tôi, đề kiểm tra này rất lạ!

          Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa số chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn đề số ba.

          Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của dạng đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:

  - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời:

  - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mong ước mình được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên.                      Nhưng nếu không đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

 

Câu 7: Tìm và viết lại một câu khiến có trong bài.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài dùng để làm gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Cho câu:   Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học.

a, Câu trên thuộc kiểu câu kể nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 11: Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

a, Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b, Tìm và ghi lại những động từ và tính từ có trong câu trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

0
 Bài kiểm tra kì lạ          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10...
Đọc tiếp

 

Bài kiểm tra kì lạ

          Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự cũng lo cho các kì thi sắp tới. Tiết toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy đã cho làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau và nói:

- Đề thứ nhất bao gồm các câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá khó, nếu các em làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm số cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng được điểm 6 với các bài rất dễ. Các em được quyền lựa chọn một trong ba đề này.

          Với chúng tôi, đề kiểm tra này rất lạ!

          Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa số chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn đề số ba.

          Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của dạng đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:

  - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời:

  - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mong ước mình được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên.                      Nhưng nếu không đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

Khoanh vào chữ cái tr­ước câu trả lời đúng nhất:

 

Câu 7: Tìm và viết lại một câu khiến có trong bài.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1
27 tháng 3 2022

Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.

27 tháng 3 2022

thanks

29 tháng 9 2023

"Đi học" là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” ( năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát "Đi học" gần như đã trở thành "ca khúc của ngày tựu trường.".

           NÓI LỜI CỔ VŨ      Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.     Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con...
Đọc tiếp

           NÓI LỜI CỔ VŨ
      Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.
     Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được…nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”
     Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có thể chơi giỏi! An – tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!
     Cậu bé về miệt mài tập luyện. Cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ –riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
     Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.
                                                                                      Theo Thu Hà

Đặt 1 câu hỏi để khen cậu bé trong bài.

1
16 tháng 2 2022

Tại sao An - tôn Ru - bin - xtên lại tài năng đến như vậy?

Câu này của mình đc ko hở bạn?