K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021
Hệ tuần hoàn. ...Hệ hô hấp. ...Hệ thống tiêu hóa. ...Hệ thống xương. ...Hệ cơ ...Hệ thần kinh. ...Hệ thống sinh dục
7 tháng 11 2021

A

Hệ vận động

- Cấu tạo gồm: bộ xương và hệ cơ.

- Chức năng: giúp cơ thể có cấu trúc ổn định và có thể vận động, bộc lộ cảm xúc trong đời sống.

Hệ tiêu hóa

- Cấu tạo gồm các cơ quan: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn.

- Chức năng: tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn và thải phân.

Hệ tuần hoàn

- Cấu tạo: tim, hệ thống mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), dịch tuần hoàn (máu và dịch mô).

- Chức năng:

+ Vận chuyển lưu thông các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác duy trì hoạt động sống của cơ thể.

+ Duy trì thân nhiệt.

Hệ hô hấp - Lý thuyết bài 20 sinh 8 của hoc24.vn

Hệ bài tiết - Lý thuyết bài 38 sinh 8 của hoc24.vn

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định \(\rightarrow\)​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Hệ thần kinh

- Cấu tạo gồm:

+ Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy, hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

+  Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

- Vai trò, chức năng:

+ Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài. 

20 tháng 12 2016

Vai trò là :

- Hệ tiêu hóa : Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng , Thải chất thừa qua hậu môn .

- Hệ hô hấp : Lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn : Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển CO2 tới phổi , chất thải đến các cơ quan bài tiết .

- Hệ bài tiết : Lọc máu từ các chất thả đến cơ quan bài tiết qua nước tiểu .

20 tháng 12 2016

Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối
Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

 

24 tháng 12 2020
Bài làm:Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí :Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.Thải CO2 ra khỏi cơ thể.Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào và cơ thể.
1 tháng 10 2017

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

31 tháng 12 2021

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

21 tháng 4 2017

Đáp án A

Khi chạy, những hệ cơ quan hoạt động là: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ vận động.

9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.