K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2017

Đáp án: B.2

Giải thích: Nhật Bản là cường kinh tế thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì (trang 45 SGK Địa lí 8).

2 tháng 12 2019

Nền kinh tế Nhật Bản năm 2017 đứng thứ 2 thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

21 tháng 12 2017

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952, kinh tê' khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

Nguyên nhân chủ yếu: chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gán liền với áp dụng kĩ thuật mới; tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn; duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuôhg. Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.

- Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, tài chính. GDP đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

Câu 1 Nhật Bản nước phát triển toàn diện nhất châu Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 lý do nào sau đây không đúng A để cải tổ nền kinh tế B thực hiện nhiều chính sách kinh tế C tập trung phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu D chiếm thuộc địa khi khai thác tài nguyên Câu 2 Thành phố nào ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển kinh tế cao nhất ở Hà Nội và Hải...
Đọc tiếp

Câu 1 Nhật Bản nước phát triển toàn diện nhất châu Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 lý do nào sau đây không đúng A để cải tổ nền kinh tế B thực hiện nhiều chính sách kinh tế C tập trung phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu D chiếm thuộc địa khi khai thác tài nguyên Câu 2 Thành phố nào ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển kinh tế cao nhất ở Hà Nội và Hải Phòng B Hà Nội và Nam Định C Hà Nội và Biên Hòa D Hà Nội và Hồ Chí Minh Tranh bảng 7.2 nước có tỉ trọng công nghiệp trong GDP thấp thì có mức thu nhập a thấp b trung bình trên C trung bình dưới d cao Câu 4 nơi Địa hình châu Á thấp nhất -400 m so với nơi cao nhất 8848 M2 khu vực địa hình này chênh lệch bao nhiêu mét Năm 2001 Nhật Bản có giá trị xuất khẩu đạt 4 403,50 tỷ USD giá trị nhập khẩu đạt 3 49,09 tỷ USD gọi là nước Năm 2001 Nhật Bản và Trung Quốc có giá trị xuất siêu lần lượt đạt 54,41 tỉ USD và 23,1 tỉ USD thì số lần chênh lệch giữa Nhật và Trung Quốc là Chiều bắc-nam lãnh thổ châu Á dài 8500 km chiều đông tây rộng 9200 km thì Khẳng Định Pleiku chúng ta là dạng địa hình cao nguyên vì

0
Câu 1. Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới: A.10                                    B.9                       C.8                                       D.7 Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là: A. Công nghiệp              B. Dịch vụ                  C. nông nghiệp              D. Khai thác dầu mỏ Câu 3. Các nước Đông Nam Á có thế mạnh để phát...
Đọc tiếp

Câu 1. Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới:

 

A.10                                    B.9                       C.8                                       D.7

 

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là:

 

A. Công nghiệp              B. Dịch vụ                  C. nông nghiệp              D. Khai thác dầu mỏ

 

Câu 3. Các nước Đông Nam Á có thế mạnh để phát triển mạnh ngành công nghiệp

 

 

A. khai thác dầu khí

 

C. Sản xuất hàng tiêu dùng

 

 

B. chế tạo cơ khí và điện tử

 

D. khai thác than đá

 

 

Câu 4. Quốc gia có diện tích lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là:

 

A. Áp - ga - ni -xtan

B. I - ran

C. Thổ Nhĩ Kì

D. A -rập - Xê - Út

Câu 5. Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do

 

A. Chuyển cư

 

B. Thu hút nhập cư

 

C. Phân bố lại dân cư

D. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Câu 6. Khu vực Tây Nam Á có diện tích trên:

 

A. 8 triệu km2

B. 7 triệu km2

C. 6 triệu km2

D. 5 triệu km2

Câu 7. Các nước Nam Á bị đế quốc Anh đô hộ gần:

 

A. 200 năm

 

 

B. 150 năm

C. 100 năm

D. 50 năm

Câu 8. Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á:

 

A. Ấn

B. Bra - ma - pút

C. Hằng

D. Ti -grơ

      

 

Câu 9. Các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ từ năm

 

A. 1948             B. 1947                             C. 1946                             D. 1945

 

Câu 10. Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á

 

 

A. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị C. Tiếp giáp với nhiều vùng biển

 

 

B.  Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. D. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

 

 

Câu 11. Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục:

 

A. Châu Á, châu Âu, châu Đại Dương.                       B. Châu Á, châu Âu, châu Phi

 

C. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ                                           D. Châu Á, châu Âu, châu Mĩ

 

Câu 12. Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là

 

A. Đồng bằng                                                                           B. Núi và đồng bằng

 

C. Núi và cao nguyên                                                          D. Đồi núi

 

Câu 13.  Cây lương thực đóng vai trò nhất châu Á

 

A. Lúa mì                    B. Lúa gạo                       C. Ngô                 D. Khoai

 

Câu 14. Nhận xét nào sau sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á

 

A.  Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới. B. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng ở các nước châu Á.

 

C.  Sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á.

 

D.  Hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

 

Câu 15. Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao chủ yếu do

 

A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên.

 

B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,…

 

C.  Ảnh hưởng các cuộc khủng khoảng kinh tế.

 

D. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

 

Câu 16. Hệ thống núi Hi - ma-lay - a dài gần

 

A. 2700 km                    B. 2600 km                     C. 2500 km                     D. 2400 km

 

Câu 17. Nước có sản lượng lúa gạo đứng đầu châu Á là

 

A. Thái Lan                   B. Trung Quốc              C. Việt Nam                  D. Ấn Độ

 

Câu 18. Quốc gia nào sau đây là quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp

 

A. Hàn Quốc                B. Trung Quốc            C. Lào                                  D. Nhật Bản

 

Câu 19. Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít chủ yếu phân bố ở

 

 

A. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

 

C. Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á.

 

 

B. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

 

D. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á

 

 

Câu 20. Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là

 

A. Ơ-rô-pê-ô-it                                                            B. Nê-grô-it.

 

C. Ô-xtra-lô-it                                                              D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

 

Câu 21. Ở Ấn Độ cách mạng xanh là cuộc cách mạng trong:

 

A. Nông nghiệp          B. Trồng trọt                 C. Chăn nuôi                 D. Sản xuất lương thực

 

Câu 22. Trước đây các nước Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm

 

A. Đế quốc Mĩ                                                             B. Đế quốc Anh

 

C. Đế quốc Pháp                                                         D. Đế quốc Tây Ban Nha

 

Câu 23. Kiểu cảnh quan nào sau đây không phổ biến ở Nam Á:

 

A. Núi cao                          B. Xa – van                C. Rừng nhiệt đới ẩm               D. Địa Trung Hải

 

Câu 24. Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú:

 

A. Nhật Bản                 B. Lào                       C. Cô-oét                  D. Việt Nam

 

Câu 25. Nam Á có các hệ thống sông lớn:

 

A.  sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công

 

B.   sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát

 

C.  sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang

 

D.  sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

 

Câu 26. Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ thế giới ?

 

A. 50%                             B.55%                       C.65%                         D.60%

 

Câu 27. Các nước Nam Á có nền kinh tế:

 

A. Chậm phát triển        B. Rất phát triển                  C. Khá phát triển                     D. Đang phát triển

 

Câu 28. Phần lớn dân cư Nam Á theo tôn giáo nào ?

 

A. Ấn Độ giáo                  B. Hồi giáo                      C. Phật giáo                         D. Thiên Chúa giáo

 

Câu 29. Khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ từ:

 

A. 80B – 340B            B. 80B – 420B              C. 100B – 420B           D. 120B – 420B

 

Câu 30. Nước có diện tích lớn nhất khu vực Nam Á là:

 

A. Ấn Độ         B. Băng - la - đét       C. Pa - ki - xtan           D. Xri - lan - ca

0
Câu 1. Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới: A.10                                    B.9                       C.8                                       D.7 Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là: A. Công nghiệp              B. Dịch vụ                  C. nông nghiệp              D. Khai thác dầu mỏ Câu 3. Các nước Đông Nam Á có thế mạnh để phát...
Đọc tiếp

Câu 1. Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới:

 

A.10                                    B.9                       C.8                                       D.7

 

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là:

 

A. Công nghiệp              B. Dịch vụ                  C. nông nghiệp              D. Khai thác dầu mỏ

 

Câu 3. Các nước Đông Nam Á có thế mạnh để phát triển mạnh ngành công nghiệp

 

 

A. khai thác dầu khí

 

C. Sản xuất hàng tiêu dùng

 

 

B. chế tạo cơ khí và điện tử

 

D. khai thác than đá

 

 

Câu 4. Quốc gia có diện tích lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là:

 

A. Áp - ga - ni -xtan

B. I - ran

C. Thổ Nhĩ Kì

D. A -rập - Xê - Út

Câu 5. Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do

 

A. Chuyển cư

 

B. Thu hút nhập cư

 

C. Phân bố lại dân cư

D. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Câu 6. Khu vực Tây Nam Á có diện tích trên:

 

A. 8 triệu km2

B. 7 triệu km2

C. 6 triệu km2

D. 5 triệu km2

Câu 7. Các nước Nam Á bị đế quốc Anh đô hộ gần:

 

A. 200 năm

 

 

B. 150 năm

C. 100 năm

D. 50 năm

Câu 8. Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á:

 

A. Ấn

B. Bra - ma - pút

C. Hằng

D. Ti -grơ

      

 

Câu 9. Các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ từ năm

 

A. 1948             B. 1947                             C. 1946                             D. 1945

 

Câu 10. Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á

 

 

A. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị C. Tiếp giáp với nhiều vùng biển

 

 

B.  Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. D. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

0
20 tháng 12 2018

Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ[24]. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.

Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[25], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

Nhật Bản giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, kể từ năm 1968. Từ tro tàn của Thế chiến II, đất nước mặt trời mọc đã trở thành một cường quốc về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, cái gọi là "sự kỳ diệu của kinh tế" trở thành một bong bóng bất động sản khổng lồ vào những năm 1980 trước khi bị nổ tung vào năm 1991.

Sau mốc thời gian trên, Nhật Bản khó nhọc vượt qua 1 thập kỷ tăng trưởng kinh tế trì trệ, sản xuất đình đốn khiến nền kinh tế gần như không phục hồi được. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đang đối mặt với một danh sách dài các vấn đề nan giải: dân số lão hoá và thu hẹp lại, nhu cầu nội địa yếu, giảm phát, đồng yen mạnh, đồng nghĩa với xuất khẩu tăng trưởng yếu.

Trái lại, Trung Quốc phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết. Nhu cầu tiêu thụ khổng lồ khiến nước này tìm đến những nguồn cung cấp năng lượng, máy móc và hàng hoá từ các nước đang phát triển, trong đó có cả những nước giàu có như Nhật Bản và Australia.

Tuy nhiên, người dân Nhật Bản vẫn là những người giàu nhất thế giới. Thu nhập GDP bình quân theo đầu người của Nhật năm 2009 là 37.800USD/năm trong khi Trung Quốc là 3.600USD.

20 tháng 12 2018

dài thế, ngắn gọn để vô đề chứ bạn

31 tháng 1 2018

Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Nhật Bản thất bại nặng nề nhưng đã biết phát huy các lợi thế về khoa học kĩ thuật, nguồn lao động cũng như tập trung phát triển các ngành kinh tế then chốt  

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 4 2019

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận do vậy tổn thất cực kì lớn. Nhưng ý chí kiên cường vượt khó, đức tính cần cù chịu khó, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ trên thế giới của con người Nhật Bản, chiến lược phát triển đúng đắn và sự nhạy bén trong việc điều tiết thị trường của nhà nước là những yếu tố giúp cho Nhật Bản nhanh chóng vực dậy nền kinh tế và trở thành cường quốc lớn thứ 2 thế giới.

=>Nhận xét A, B, D sai với đề bài

- Nguồn tài nguyên dồi dào phòng phú không phải là điều kiện thuận lợi của Nhật Bản do đó nó cũng không có đóng góp nhiều trong việc phát triển kinh tế của Nhật Bản.

=> Nhận xét C đúng với đề bài.

Đáp án cần chọn là: C