K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở trường hợp (a) chưa hợp lí. Vì đẽo cày giữa đường nói đến hành động một cách thiếu chủ kiến, quá bị động bởi ý kiến của những người xung quanh nên cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì trong khi câu thứ nhất ở trường hợp (a) chỉ cho thấy đối tượng giao tiếp được nhiều người góp cho những ý kiến hay mà không nói anh ta có thiếu chủ kiến hay bị động hay không.

- Việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở trường hợp (b) là hợp lí. Vì người nói đã nhận được người ý kiến của người khác, nhưng còn đang phân vân, chưa đưa ra được chủ kiến của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta luôn cần phải đứng trước nhưungx chọn lựa. Và chúng ta cũng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác để có những chọn lựa phù hợp cho mình. Tuy nhiên cần tuyệt đối lựa chon theo kiểu đẽo cày giữa đường, ai nói gì cũng làm theo mà hỏng việc. Chúng ta lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc và đưa ra được chính kiến của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. đi đời nhà ma → mất cả

b. thượng vàng hạ cám → tất cả mọi thứ, từ quý giá đến loại tầm thường, rẻ rúng nhất

Nhận xét: Sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa tương đương thành ngữ khiến câu văn dài, lủng củng hơn. Như vậy, thành ngữ giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến: Đều nhằm trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã luôn nghe theo lời khuyên của bất cứ ai đi ngang qua góp ý, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma".

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường.   Bài đọc: Đẽo cày giữa đường     Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.     Một hôm, có ông cụ nói:     - Phải đẽo cho cao, cho to thì mới...
Đọc tiếp

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường.

 

Bài đọc:

Đẽo cày giữa đường

    Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.
    Một hôm, có ông cụ nói:

    - Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.

    Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao.

    Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói:

    - Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.

    Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng bày đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo:

    - Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cày bán cũng hết, tha hồ mà lãi.

    Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.

(NGUYỄN XUÂN KÍNH (Chủ biên), Truyện ngụ ngôn người Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014)

​​
12
28 tháng 12 2022

Tham khảo: 

Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.

Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.

Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.

Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.

 

5 tháng 2 2023

Trong cuộc sống, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Và điều đó được gửi gắm qua nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

Như vậy, nhân vật người thợ mộc được xây dựng nhằm gửi gắm một bài học giá trị. Mỗi người hãy nhìn vào đó để không phạm phải sai lầm tương tự.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc:

- Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng.

- Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 1: Chuẩn bị

a. Chuẩn bị nội dung trao đổi

Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:

- Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?

- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?

- Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?

b. Chuẩn bị cách trao đổi

- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác

- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ

Bước 2: Trao đổi

a. Trình bày ý kiến

- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...

- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp

b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình

- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác

- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?

- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe

- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ

- Khích lệ phần trao đổi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Những câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá: (a), (b), (c).

- Câu nói khoác: (d).

- Sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá: 

+ Giống nhau: phóng đại về mức độ, quy mô, tính chất của sự việc.

+ Khác nhau: 

* Nói  quá: dựa trên cơ sở có thật, có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

* Nói khoác: dựa trên cơ sở không có thật, có tác dụng gây cười. Trong một số trường hợp, có tác dụng tiêu cực nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:

+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó, ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.

+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương, xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người, của ý chí, khát vọng sống.

- Những mối quan hệ ấy giúp người con có được thái độ sống đúng đắn: tích cực, biết vượt lên những khó khăn, biết tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của "con".