K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CẢM THỤ VĂN HỌCBài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được họcBài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụngcủa biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuDang tay đón gió gật đầu gọi trăng(Trần Đăng Khoa)- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ...
Đọc tiếp

CẢM THỤ VĂN HỌC

Bài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được học
Bài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)
- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật <nhân hóa>
- Biện pháp nghệ thuật này được thể hiện qua các từ/cụm từ
- Qua biện pháp nghệ thuật này, ta thấy cây dừa được miêu tả ……….. Đồng
thời, chúng ta hiểu thêm về tác giả…………
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
“…Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước
xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,
giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa…”
a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Gạch dưới từ ngữ
thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.

Mình cần gấp, các bạn giúp nhanh nha!

0
30 tháng 7 2018

4. c. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

3 tháng 3 2018

Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng.

Theo cách ngắt nhịp thứ nhất

(Mảnh sân / trăng lúa chất đầy),câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng.

Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng / lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy. Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên.

Do đó cách ngắt nhịp thứ nhất vẫn hợp lí hơn.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 3 2018

cám ơn bạn nhưng mình đang tìm cách viết khác , bạn chép ở đâu đúng không , mình cũng có bài đó ở đây.

27 tháng 6 2018

Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…

Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên?

hat gao lang ta

– Ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).

– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.

27 tháng 6 2018

Gợi ý  

– ý  nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).

– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

20 tháng 10 2018

Cách dùng từ của nhà văn Nguyễn Phan Hách là dùng phương pháp điệp từ ; điệp ngữ cụ thể là từ "thoắt cái" và ngoài ra ông còn dùng từ láy ở đầu câu. Tác dụng của chúng làm cho bài văn thêm nhấn mạnh về cảnh đẹp ở Sa Pa và làm cho bài văn thêm phong phú hơn 

20 tháng 2 2021

bạn gọi ai là em hở?mình và bạn cùng tuổi đó