K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Đáp án: D

Giải thích: Các đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối vào việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.

26 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

17 tháng 3 2017

Đáp án: D

Giải thích: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta là:

- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển.

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế

7 tháng 2 2017

Đáp án D

18 tháng 12 2019

Đáp án D

31 tháng 7 2018

a, Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

 

b, Nuôi trồng thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Điều kiện nuôi trồng

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

- Dịch bệnh tôm.

- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

 
Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

13 tháng 2 2016

a) Hiện trạng sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 2000-2007

* Tình hình sản xuất 

Năm200020052007
Diện tích (nghìn ha)7.6667.3297.207
Sản lượng lúa (nghìn tấn)32.53035.83235.942
Năng suất lúa ( tạ/ha)42,448,949,9
Bình quân lúa theo đầu người ( kg)419431422

* Nhận xét :

- Diện tích gieo trồng lúa giảm

- Năng suất lúa tăng khá

- Sản lượng lúa tăng.

- Tuy dân số tăng nhanh nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng thực bình quân đầu người vẫn tăng

* Phân bố cây lúa :

- Cây lúa  được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước do đây là cây lương thực của nước ta, thích hợp với khí hậu nhiêt đới, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa.

- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương khác nhau :

    + Những tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90% : bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) và thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đông dân.....thuận lợi cho việc trồng lúa.

     + Các tỉnh có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (KomTum, Gia Lai, Đăklăc, Đăknong, Lâm Đồng) và phần lớn các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn..), một số tỉnh ở Đông Nam Bộ ( Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước.... không thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đó , tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một số địa phương.

     + Các tỉnh trọng điểm lúa (diện tích và sản lượng lúa lớn). Phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ

b) Nguyên nhân :

- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ trốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta.

- Đường lối chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước , đặc biệt là chính sách khoán 10 và luật ruộng đất mới.

- Đầu tư : cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thủy lợi, phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa giống mới  vào trồng đại trafphuf hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Thị trường tiêu thụ rộng rãi

c) Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên : thiên tai như bão lũ, hạn hán, sâu bệnh..... ảnh hưởng xấu đến sản xuất, làm cho sản lượng lúa không ổn định.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

    + Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.

    + Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế

    + Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động

    + Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hóa, mở rộng diện tích xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật  và cơ sở hạ tầng ...

 

24 tháng 11 2018

Gợi ý làm bài

a) Hiện trạng sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007

* Tình hình sản xuất

Ghi chú: trang Atlat 15, dân sô nước ta năm 2000: 77,63 triệu người, năm 2005: 83,11 triệu người, năm 2007: 85,11 triệu người.

Nhận xét:

Diện tích gieo trồng lúa giảm liên tục, từ 7666 nghìn ha (năm 2000) xuống còn 7207 nghìn ha (năm 2007), giảm 459 nghìn ha.

- Năng suất lúa tăng liên lục, từ 42,4 tạ/ha (năm 2000) lên 49,9 tạ/ha (năm 2007), tăng gấp 1,17 lần. Nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp thâm canh.

- Sản lượng lúa tăng liên lục, từ 32530 nghìn tấn (năm 2000) lên 35942 nghìn tấn (năm 2007), tăng gấp 1,1 lần, chủ yếu là do tăng năng suất.

- Tuy dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản lượng lương thực bình quân đầu người vẫn tăng trong giai đoạn 2000 - 2005, từ 419 kg/người (năm 2000) lên 431 kg/người (năm 2005), sau đó giảm xuống còn 422 kg/người (năm 2007) do diện tích gieo trồng lúa giảm.

* Phân bố cây lúa

- Cây lúa được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước (tỉnh nào cũng có trồng lúa gạo) do dây là cây lương thực của nước ta, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa. Vì vậy, lúa gạo được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.

- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương có sự khác nhau.

+ Những tỉnh có diện lích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90%: bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định). Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đông dân,... thuận lợi cho việc trồng lúa.

+ Các tỉnh có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và phần lớn các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yen Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn), một số tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước,... không thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đó, tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một số địa phương.

+ Các tỉnh trọng điểm lúa (diện tích và sản lượng lúa lớn): Phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ.

b) Nguyên nhân

- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển sản xuât nông nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khoán 10 và luật ruộng đất mới.

- Đầu tư: cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thuỷ lợi, phân bón, máy móc, dịch vụ cây trồng). Và đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước).

c) Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên: thiên tai (như bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh,...) có ảnh hưởng xấu tới sản xuất, làm cho sản lượng lúa không ổn định.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.

+ Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.

+ Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hoá, mơ rộng diện tích xây dựng các cơ sơ vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng,...

13 tháng 8 2017

Đáp án B

11 tháng 9 2017

Đáp án: B