K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2016

 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873): 
- Việc đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam là chủ trương lâu dài của thực dân Pháp, nhưng do thực lực chưa đủ mạnh nên Pháp phải tiến hành từng bước. 
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì. 
- Pháp dựng nên vụ Giăng Đuypuy ở Hà Nội (cho Đuypuy gây rối trên sông Hồng). Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, năm 1873 Pháp đem quân ra đánh thành Hà Nội (20/11/1873) và sau đó chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ ngày 23/11 đến ngày 12/12/1873). 
b. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874: 
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng tại ô Quang Chưởng. 
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. 
- Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. 
- Trong trận Cầu Giấy (21/12/1873), tướng giặc là Gácniê tử trận. Thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế. 
- Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí kết, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì nhưng triều đình đã dâng toàn bộ sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp. 

22 tháng 3 2023

Trước sự tấn công của thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì kháng chiến tích cực:

 

- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, 100 binh sĩ anh dũng chiến đấu chống Pháp và hi sinh ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).

 

- Tại các tỉnh đồng bằng, nhân dân ta tích cực chống Pháp, các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...

 

 - Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.

2 tháng 3 2022

được thể hiện : qua những phong trào mạnh mẽ kháng chiến đứng lên thể hiện lòng yêu nước nồng nàn  , quý báu của dân tộc Việt ta qua nhiều giai đoạn , nhiều thế kỷ vẫn như thế không cho bọn quỷ cướp mảnh đất của mình .

12 tháng 3 2023

Câu 1 :
  Quân ta đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự đốt nhà, tạo thành tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc nhưng chưa kịp đi thì thành đã mất. Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp luỹ, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình.
Câu 2 : 
  Vì triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
  

13 tháng 2 2022

đã kháng chiến:

+nhân dân ta anh dũng chống Pháp

+ quyết chiến đấu tới cùng bảo vệ đất nước mà không cần triều đình Huế bấy giờ ( dù kết quả vẫn thất bại)

17 tháng 5 2022

1.

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

17 tháng 5 2022

Tham khảo:)?