K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Bản chất của nhà nước CHXHCNVN Việt Nam

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo Hiến pháp 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

30 tháng 4 2022

bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Là nhà nước của dân , do dân vì dân.

Vì : Nhà nước CHXHCNVN thành quả cách mạng của nhân dân , do dân lập ra và hoạt động vì lợi ich của nhân dân

bn tham khảo

13 tháng 5 2021

Về bản chất: nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau: – Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”. – Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ. – Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: + Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện + Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước + Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước + Nhân dân thực hiên quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị. Trách nhiệm công dân: – Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. – Tích cực tham ia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. – Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật – Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chúc cậu học tốt!!!

13 tháng 5 2021

ko thể ngắn ngắn hơn 1 xíu s , chiều nay thi r 

10 tháng 4 2022

- Trách nhiệm : giám sát, góp ý kiến và hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

- Các việc làm :

+ Cha mẹ nuôi dưỡng con cái , cho con đi học , giáo dục và đảm bảo các nhu cầu y tế giải trí cho con

+ Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của đảng, nhà nước .

+ Đối với học sinh : học tập tốt cũng là con đường để giúp đất nước phát triển đi lên trong thời đại hội nhập quốc tế, giúp đảm bảo được nguồn nhân lực tri thức trong nước.

30 tháng 4 2022

+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế - xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng...) và đối ngoại của đất nước.

+ Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

9 tháng 5 2018

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân vì:

Nhà nước ta là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám , năm 1945, do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của đạng cộng sảng Việt Nam, bộ máy nhà nước ta do nhân dân bầu ra, vì thế nhà nước phải phục vụ lại lợi ích của nhân dân.

2 tháng 5 2018

- Bộ máy nhà nước gồm có 4 cấp :

+ Bộ máy nhà nước cấp trung ương

* Quốc hội : Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có nhiệm vụ : Làm Hiến Pháp, sửa đổi Hiến Pháp; làm Luật, sửa đổi Luật; quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại. Những nguyên tắc cơ bản, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

* Chính phủ : Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất do Quốc Hội bầu ra, có nhiệm vụ chấp hành Hiến Pháp và Pháp Luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thống nhất việc quản lí kinh tế, chính trị, văn hóa,..của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống vật chất văn hóa của nhân dân.

* Tòa án nhân dân tối cao : Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

* Viện kiểm sát nhân dân tối cao : Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Bộ máy nhà nước cấp tỉnh ( thành phố )

* HĐND tỉnh ( thành phố ) : Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có nhiệm vụ : Đảm bảo thi hành nghiêm Hiến Pháp; Pháp luật ở địa phương, quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương.

* UBND tỉnh ( thành phố ) : Do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp; Pháp luật, các văn bản của các cơ quan cấp trên và Nghị Quyết của HĐND.

* Tòa án nhân dân tỉnh ( thành phố ) : Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

* Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ( thành phố ) : Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Bộ máy nhà nước cấp huyện ( quận )

* HĐND huyện, quận : Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có nhiệm vụ : Đảm bảo thi hành nghiêm Hiến Pháp; Pháp luật ở địa phương, quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương.

* UBND huyện, quận : Do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp; Pháp luật, các văn bản của các cơ quan cấp trên và Nghị Quyết của HĐND.

* Tòa án nhân dân huyện, quận : Là cơ quan xét xử của huyện quận có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

* Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố : Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Bộ máy nhà nước cấp xã, phường, thị trấn

* HĐND xã, phường, thị trấn : Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có nhiệm vụ : Đảm bảo thi hành nghiêm Hiến Pháp; Pháp luật ở địa phương, quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương.

* UBND xã, phường, thị trấn : Do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, phải chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp; Pháp luật, các văn bản của các cơ quan cấp trên và Nghị Quyết của HĐND.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

19 tháng 4 2019

b. Phân cấp bộ máy nhà nước(4 cấp)

Trung ương Tỉnh (TP trực thuộc TW) Huyện

(Quận,TX,TP thuộc tỉnh)

Xã (phường, TT)

* Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có:

Quốc hội, chính phủ,

TAND tối cao,

VKSND tối cao

* Cấp tỉnh gồm: -

HĐND Tỉnh (TP) -

UBND Tỉnh (TP)

TAND Tỉnh (TP)

VKSND Tỉnh (TP)

* Cấp huyện gồm;

- HĐND Huyện (Quận, TX)

- UBND Huyện (Quận, TX)

- TAND Huyện(Quận. TX) - VKSND Tỉnh (Quận. TX)

* Cấp xã Phường, thị trấn gồm:

- HĐND xã

- UBND xã

3. Phân công bộ máy nhà nước:

a. Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước.

+ Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhà nước bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp( cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã)

- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm : Chính phủ và UBND các cấp - Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh(TP trực thuộc TW) và các TAND huyện(quận. Txã,TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự

- Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao,VKSND tỉnh( TP trực thuộc TW), VKSND( huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh),các VKS quân sự

b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:

- Quốc hội

- Chính phủ

- HĐND

- UBND

1. Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân

2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo

3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan:

- Cơ quan quyền lực do nd bầu ra

- Cơ quan xét xử

- Cơ quan kiểm sát-

4. Quyền và nghĩa vụ công dân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

8 tháng 5 2019

nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu đài ,đầy gian khổ hi sinh ,làm cách mạng tháng 8 thành công.ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời trịnh đoc bản tuyên ngôn độc lập

25 tháng 4 2022

 - Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở địa phương như vệ sinh đường làng ngõ xóm, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường,..

   - Tham gia tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền việc thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

   - Tham gia bầu cử HĐND các cấp khi đủ tuổi

   ......................

11 tháng 5 2022

Tham khảo

câu 1:

Tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thiết lập các cơ quan theo một trình tự nhất định, quy định cách thực thành lập, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi cơ quan nhà nước.

– Bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.

câu 2:

* Ô nhiễm môi trường :

+ Vứt rác bừa bãi.

+ Chặt phá cây xanh .

+ Đổ chất thải xuống sông, hồ , ao , suối ,...

+ Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ...

* vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :

+ Phá vỡ các di sản văn hóa .

+ Làm mất đi giá trị của di sản .

+ Chiếm đoạt di sản văn hóa.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

câu 3:

Tín ngưỡngtôn giáo và mê tín dị đoan có những điểm giống nhau như: Đều  niềm tin của con người vào những hiện tượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo  không có thực. Tôn giáo và tín ngưỡng đều tin vào những điều mà mắt mình không nhìn rõ, tai mình không nghe thấy hình hài, giọng nói của đối tượng thờ cúng.

Theo em, học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Điều đó được thể hiện qua những hành động như trước hôm đi thi không ăn trứng mà nên ăn đậu để làm được bài đạt điểm cao. Hay đi thi ra khỏi cổng gặp con gái là xui xẻo. Hay đi cầu khấn xin bùa, xin bút viết để được điểm cao…

câu 4:

Sơ Đồ Phân Cấp; Phân Công Của Bộ Máy Nhà Nước CHXHCNVN - Hoc24