K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

TN1: 

Natri phản ứng với nước, nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt. Làm bay hơi nước của dung dịch tạo thành, sẽ được một chất rắn trắng, đó là Natri Hidroxit NaOH

2Na + 2H2O ---> 2NaOH + H2

TN2: 

Khi cho luồng khí H2 qua bột CuO (đen) ở 400°C thì sau 1 thời gian thấy nước ở trên ống nghiệm và chất rắn chuyển sang màu đỏ gạch (Cu) 

CuO    + H2 --->       Cu          + H2O

Đen                Đỏ gạch

 

20 tháng 6 2020

Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau, viết PTHH

a) Đốt dây sắt quấn hình lò xo trong lọ đựng khí O2

Dây sắt cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt ( II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, còn gọi là oxit sắt từ.

PTHH : 3Fe +2O2--to⟶Fe3O4

b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dd HCL

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là : viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Giải thích: Do Zn tác dụng với dd HCl

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo thời gian kẽm sẽ bị ăn mòn chậm dần do nồng độ của HCl giảm dần

c) Dẫn luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng

Khi đốt nóng tới khoảng 400 độ C: Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có hơi nước đọng ở thành ống nghiệm

PTHH:CuO+H2-to-->Cu+H2O

d) cho mẩu NA vào cốc đựng H2O có sẵn mẩu quỳ tím

Hiện tượng: kim loại Na tan trong nước, phản ứng mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt và sủi bọt khí không màu là H2. Mẫu giấy quỳ tím chuyển dần sang màu xanh.

Giải thích:

Do Na tác dụng với H2O

PTHH: 2Na +2H2O -> 2NaOH + H2

NaOH là bazo nên làm qùy tím hóa xanh.

20 tháng 6 2020

Thanks bạn nha

10 tháng 3 2022

CuO+H2-to>Cu+H2O

PT:

Bột rắn màu đen dần chuyển sang chất rắn có màu đỏ 

10 tháng 3 2022

Chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ và xung quanh xuất hiện hơi nước

CuO + H2 -to-> Cu + H2O

15 tháng 12 2020

TN1: Hiện tượng: chất rắn màu đen chuyển thành màu nâu đỏ.

PTHH: H2 + CuO to→ Cu + H2O

TN2: Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

PTHH: Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

TN3: Hiện tượng: chất rắn tan, có bọt khí không màu bay ra.

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

TN4: Hiện tượng: không có hiện xảy ra.

TN5: Hiện tượng: chất rắn tan, có bọt khí không màu bay ra.

PTHH: 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

 

a) 

Hiện tượng: Kẽm tan dần, có khí thoát ra

PTHH: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)

b) Chắc là CuO

Hiện tượng: Xuất hiện chất rắn màu đỏ, có hơi nước

PTHH: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)

14 tháng 5 2019

a) Hiện tượng: TN1: nhôm tan dần, có khí ko màu thoát ra.
TN2: CuO từ màu đen chyển sang màu đỏ gạch, xuất hiện hơi nước
b) PTHH: TN1: 2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2\(\uparrow\)
TN2: CO + CuO \(\underrightarrow{t^o}\) Cu + CO2\(\uparrow\)
c) pứ thế, pứ OX-HK

2 tháng 2 2021

\(n_{Zn}=\dfrac{19.5}{65}=0.3\left(mol\right)\)

\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{98}{98}=1\left(mol\right)\)

\(n_{CuO}=\dfrac{36}{80}=0.45\left(mol\right)\)

\(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\)

\(0.3.....................................0.3\)

\(CuO+H_2\underrightarrow{t^0}Cu+H_2O\)

\(0.3.......0.3.....0.3....0.3\)

\(m_{Cr}=m_{CuO\left(dư\right)}+m_{Cu}=\left(0.45-0.3\right)\cdot80+0.3\cdot64=31.2\left(g\right)\)

\(m_{H_2O}=0.3\cdot18=5.4\left(g\right)\)

 

Chúc em học tốt !!

2 tháng 2 2021

Zn+H2SO4→ZnSO4+Hbạn biến đổi nó ra phương trình này kiểu gì vậy?