K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngữ liệu 1 THẦN SÉT - (Thần thoại Việt Nam) Trong đám tướng tá của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm. Thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào, dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc. Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi là để dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó. [...] (Nguyễn Đổng Chi, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, trang 87, 88) Ngữ liệu 2 THẦN MƯA Thần Mưa là vị thần có hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Nhưng Thần Mưa có tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu: “Con cóc là cậu ông trời Ai mà đánh nó thì trời đánh cho.” Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại. Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa rồng. “Mồng ba cá đi ăn thề Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.” (Sưu tầm từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam) Ngữ liệu 3 NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa. Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Câu hỏi: hãy xác định chủ đề và thông điệp được gửi gắm của từng văn bản

0
                                         Nữ Thần LúaNữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất...
Đọc tiếp

                                         Nữ Thần Lúa

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

 

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông.

Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

 

Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở.

Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).

văn bản trên thuộc thể loại thần thoại nào?

 

1

Văn bản trên là thần thoại suy nguyên 

5 tháng 10 2023

bạn ơi cho mik hỏi Thần thoại sáng tạo là thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá và cuối bài văn thì có ghi rằng 'sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa' đó cũng là 1 văn hóa vậy có phải thần thoại sáng tạo hk nhỉ?

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: - Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế? Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục ‘rước bông lúa’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa”.

câu 1: tìm chi tiết kì ảo hoang đường có trong nữ thần lúa. hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

câu 2: văn bản giúp em hiểu j về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?

câu 3: viết đoạn văn khoảng 8-10 dòng phân tích ước mơ của nhân dân lao động đc gửi gắm trg văn bản nữ thần lúa?

 

0
Ngày xưa, thần Zeus chúa tể thần linh, trong một chuyến du hành xuống trần gian, đã đem lòng yêu một thiếu nữ trần gian và hạ sinh được cô con gái. Thần Zeus đặt tên cho con mình là Elisa. Thần Zeus lấy làm vui mừng, bảo rằng: Bởi vì con là con của thủ lĩnh tối cao trên đỉnh Olympia, nên con sẽ được thụ hưởng tất cả tinh hoa của trời đất, không một kẻ phàm tục nào có thể sánh được với con. Ta ban cho...
Đọc tiếp
Ngày xưa, thần Zeus chúa tể thần linh, trong một chuyến du hành xuống trần gian, đã đem lòng yêu một thiếu nữ trần gian và hạ sinh được cô con gái. Thần Zeus đặt tên cho con mình là Elisa. Thần Zeus lấy làm vui mừng, bảo rằng: Bởi vì con là con của thủ lĩnh tối cao trên đỉnh Olympia, nên con sẽ được thụ hưởng tất cả tinh hoa của trời đất, không một kẻ phàm tục nào có thể sánh được với con. Ta ban cho con quyền lực của sắc đẹp, sự thông minh tuyệt đỉnh, hết thảy mọi người phải cúi đầu trước gót chân con. Elisa theo năm tháng lớn lên và những lời cầu chúc của cha nàng mau chóng trở thành hiện thực. Mỗi buổi sáng, đích thân thần Mặt Trời gom tụ những tia sáng đẹp nhất, lóng lánh nhất, hun đúc thành vô số viên ngọc điểm xuyết lên xiêm y của Elisa.Buổi trưa, các nàng Mây kết thành chiếc võng êm ái cho nàng ngả lưng giữa vườn mộng. Và buổi tối, Thần Đêm tự tay gom sao trên trời cho Elisa ném xuống hồ làm thú tiêu khiển. Nàng được nuông chiều rất mực bởi hết thảy đều kinh sợ quyền lực của cha nàng.Một buổi sớm mùa xuân, thần Eros vị thần của tình yêu ghé thăm Elisa để tặng nàng những viên ngọc kết tinh từ tình yêu do chàng làm ra. Elisa tha thiết nài nỉ Eros dạy nàng bắn cung. Vì không thể khước từ, chàng đã cho Elisa mượn chiếc cung với những mũi tên tình ái.Elisa đã dùng chiếc cung ấy để tập bắn. Chẳng may nàng trượt tay và 1 mũi tên bay đến, cắm thẳng vào tim Eros. Trong một phút, Eros như bị hóa đá.Chàng cảm thấy ngây ngất vì Elisa, dường như Elisa đã là một phần không thể thiếu trong suốt quãng đời còn lại của mình. Và chàng biết: Mình đã phải lòng nàng mất rồi!Kể từ hôm đó, Eros mang bệnh tương tư. Chàng chẳng còn thiết đến những yến tiệc hay dạ hội, cũng chẳng chú tâm đến nhiệm vụ được giao, suốt ngày chỉ mê mẩn vén mây ngắm nhìn Elisa cho thoả nỗi nhớ nhung. Chiếc cung bị vứt lăn lóc, những mũi tên bị rỉ sét, tình yêu không còn đến với con người.Chuyện tới tai thần Zeus. Ngài lấy làm thương hại cho Eros và quyết định kết hợp hai người với nhau. Đám cưới đã diễn ra linh đình suốt 30 ngày đêm. Những món cao lương mỹ vị được dọn khắp nơi, những suối rượu tuôn chảy không ngừng. Người ca hát, người nhảy múa, cùng chúc mừng một đôi trai tài gái sắc. Khi cưới được Elisa, Eros thấy mình như là người hạnh phúc nhất trên thế gian. Vì vậy, chàng nuông chiều Elisa rất mực, nhất nhất đều tuân theo ý muốn của nàng. Eros xây một lâu đài nguy nga diễm lệ bằng thủy tinh, hồng ngọc và đá quý cho Elisa cư ngụ. Chàng dặn dò: Elisa xinh đẹp của ta ơi! Ta yêu nàng hơn cả bản thân mình và giá nào ta cũng không để mất nàng. Hãy ngoan ngoãn ở trong lâu đài và chớ đi xa, ta không muốn người nào khác ngoài ta được thưởng thức sắc đẹp của nàng. Tình yêu của ta dành cho nàng là duy nhất, mãnh liệt hơn thác và đậm đà hơn mật ong. Nàng chớ khiến ta buồn lòng.. Elisa vì tình yêu với Eros đã ngoan ngoãn nghe theo lời chàng dặn dò, họ đã có những ngày tháng thật hạnh phúc. Và rồi cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không được bao lâu thì Eros lại phải ra đi làm nhiệm vụ của thần tình ái. Chàng đi quanh năm suốt tháng để kết nối những tâm hồn nam nữ yêu nhau, bỏ lại Elisa ở một mình trong cung điện lạnh giá.Tai họa bắt đầu xảy ra khi thần Ganh Ghét xuất hiện. Mụ ta vừa trở về sau khi gieo rắc sự gan ghét ở vương quốc Hòa Bình. Được tin Eros kết hôn với Elisa, mụ ta đã lồng lộn vì ghen tức. Eros phải là của mụ chứ không phải của Elisa. Với ý nghĩ đen tối đó, mụ đã tức tốc lên đường đi tìm Eros. Chờ đến khi chàng mệt mỏi thiếp ngủ, mụ lén nhổ mũi tên ra khỏi trái tim chàng và thổi vào đó 1 hơi “quên lãng”. Khi Eros tỉnh dậy, chàng không còn nhớ gì đến người vợ xinh đẹp, đáng yêu của mình. Chàng lại mải miết ra đi và không ghé về thăm người vợ trẻ nữa. Về phần Elisa, nàng chờ đợi mòn mỏi nhưng chẳng thấy chồng đâu. Mỗi ngày qua đi, nàng càng thêm phiền não và lâm bệnh nặng. Không có ai ở bên cạnh nàng ngoài mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Elisa đã nhờ gió đem lời nhắn gửi đầy nhớ nhung đến Eros.Nhưng gió trở về và báo cho nàng 1 tin buồn rằng Eros đã không còn yêu nàng nữa. Chàng đang vui vẻ tranh tài cùng thần Ganh Ghét và chẳng còn nhớ Elisa là ai! Điều này khiến Elisa tội nghiệp hoàn toàn gục ngã. Nàng khóc đến kiệt sức rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy, Elisa van xin thần Mặt Trời: – Thần Mặt Trời! Hãy thiêu đốt ta bằng sức nóng của người. Ta thà chết đi như thế còn hơn đau đớn vì sự phản bội của chồng ta. Không có chàng, ta sống trên đời này còn ý nghĩa chi?Mặt Trời không nỡ nhìn Elisa đau khổ nên đã kéo mây đen che kín mặt khiến đất trời u ám, tăm tối.Bệnh của Elisa mỗi ngày 1 trở nên trầm trọng và rồi nàng qua đời. Giây phút ấy, chim muông ngừng ca hát, hoa héo rũ và chẳng còn tỏa hương thơm. Thần Zeus đau đớn cùng cực. Người tự trách mình rằng: – Elisa con ơi! Ta đã cầu chúc cho con sắc đẹp và sự thông minh, nhưng ta lại không ban cho con sự can trường để vượt qua sóng gió. Lỗi tại ta! Chính ta đã hại con rồi. Thần Zeus vì quá yêu con nên không nỡ nhìn thân xác nàng tan biến thành tro bụi. Vì thế ngài đã phán: – Ta sẽ cho con hóa thân thành hoa Hồng, vì chỉ có hoa Hồng mới sánh được với sự cao quý của con và chỉ có gai của hoa Hồng mới bảo vệ con khỏi những tổn thương. Màu sắc của con sẽ không phải là đỏ tươi thắm thiết, không phải hồng phấn dịu dàng, mà là màu vàng mãnh liệt cháy bỏng. Để cho kẻ phản bội con mỗi khi nhìn thấy hoa Hồng vàng là day dứt hối hận và những chiếc gai của con sẽ khiến cho hắn phải đau đớn như con đã từng đau đớn vì hắn.Và rồi, trên mặt đất đã xuất hiện 1 loại hoa Hồng Vàng – màu sự phản bội.
Câu 1 : nêu chủ đề và giá trị của chủ đề
Câu 2 : - Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian
- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhận vật ( hành động, lời nói, có j giống và khác vs con người )
1
26 tháng 8 2023

Câu 1: Chủ đề: từ chuyện tình yêu của nàng Elisa để lý giải ý nghĩa của loại hoa hồng vàng.

Giá trị của chủ đề: nêu bật nên tầm quan trọng của sự can trường trước mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống còn giá trị hơn sự đẹp đẽ thông minh.

Câu 2:

- Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian: từ không thời gian ở các nhân vật vị thần đến liên hệ đến thực tế xã hội về việc đề cao tính can trường đối mặt với sóng gió hơn là tài năng sắc đẹp, sự thông minh.

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: xây dựng nhân vật các vị thần, nàng Elisa, chàng Eros, thần Ghanh Ghét, mây, gió, thần Mặt Trời, thần Đêm để tạo nên tình huống câu chuyện.

- Nghệ thuật xây dựng nhận vật:

+ Hành động: quyền lực kì ảo khác người thường - gom tia sáng, gom sao trên trời, mây kết thành áo mềm,..

+ Lời nói: ngắn gọn trình bày đủ ý và có yếu tố biểu cảm.

26 tháng 8 2023

bạn ơi bạn có thể liệt kê chi tiết ra cốt truyện xoay quanh mấy vấn đề đc ko ạ?

SỰ TÍCH CÂY LÚA •••Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CÂY LÚA •••Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mấy hạt. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Trong một lần dẫn các bông lúa vào sân, Nữ thần Lúa bị một cô gái phang chổi vào đầu, nên nàng giận dỗi. Từ đó, nhất định không cho lúa bò về, và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, người trần gian phải tự làm hết tất cả, và sự hờn dỗi lên đến đỉnh điểm là Nữ thần cấm bông lúa nảy nở. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng cơm mới ê hay còn gọi là cúng hồn Lúa. •••ĐỀ : Hãy viết bài văn nghị luận , phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc của truyện "Sự tích cây lúa " ( khoảng 30 dòng) | làm ơn hãy giúp mình một , mình xin cám ơn trước |

0
THẦN TRỤ TRỜIThuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần...
Đọc tiếp

THẦN TRỤ TRỜI

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.

Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn) vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập I:

Vãn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1976, tr.41 — 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?

Câu 4:Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện .

0
31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời.

Lời giải chi tiết:

     Trước một nữ thần uyển chuyển, thướt tha “như diều bay ó liệng, nước lững lờ trôi cũng không bằng”, Đăm Săn không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang, giữ vững khí chất của một vị tù trưởng, một vị anh hùng: “Tôi là lưỡi dao đã vướng cán, là lưỡi dao đã có tay cầm’’. “Tôi rạch rừng, tôi giết tê giác trong thung, giết cọp bao trong núi, chém ma thiên quỷ ác”. Như vậy, có thể thấy rằng, việc tác giả nói nhiều về nữ thần Mặt trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn, mà từ đó vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ nét hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Theo em, việc tác giả nói nhiều về nữ thần Mặt trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn, mà từ đó vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn.