K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2016

1.Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN trong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN)

Ở Phương Đông, hệ thống các cơ quan giúp việc cho nhà vua từ trung ương đến địa phương được phân chia theo chức năng, lĩnh vực Ở Phương Tây, ví dụ nhà nước cộng hòa quí tộc chủ nô Xpac cũng có thiết chế nhà vua (hai nhà vua) - người đứng đầu nhà nước, nhưng hai vua không phải là thiết chế nắm nhiều quyền hành. Ở các nhà nước Phương Tây cổ đại, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng cao hơn, xuất phát từ nguyên nhân những nhà nước này liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện

Về cơ quan xét xử, ở Phương Đông nhìn chung cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với cơ quan hành chính. Cụ thể quyền xét xử tối cao thuộc về ngư­ời đứng đầu nhà nư­ớc và thư­ờng được nhà vua uỷ nhiệm cho một cơ quan đặc biệt ở trung ương. Tại các địa phương, hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền của viên quan đứng đầu đơn vị hành chính đó. Ở Phương Tây ngay từ đầu tính chuyên nghiệp và tính độc lập trong hoạt động xét xử đã cao hơn. Các cơ quan xét xử thường được tách khỏi cơ quan hành chính và phân nhóm để xét xử những loại vụ việc cụ thể. Ví dụ: ở La mã (thời kì cộng hòa) cơ quan xét xử chuyên trách được thành lập với số lượng khá đông các thẩm phán được bầu, hoạt động thường xuyên theo các nhóm với quy chế hoạt động chặt chẽ.

 

12 tháng 10 2016

Câu 1: Trả lời:

Sự giống nhau
- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được 
- Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản). - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước. - Đặc trưng của Nhà nước: + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược. - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản + Chức năng đối nội: Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền. Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông ) 
+ Chức năng đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi 
17 tháng 12 2016

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo họ. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 10 2018

có câu trả lời nào ngắn gọ hơn ko

10 tháng 10 2016

2.chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. 

Nô lệ thường bị chủ nô đối xử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Chính vì thế, họ đã không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. 

3.Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị. Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Họ là chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.
Nô lệ thường bị chủ nô đối xử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Chính vì thế, họ đã không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73 - 71 TCN ở Rô-ma, đã làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.

 

24 tháng 10 2017

bạn siêng quéeoeo

12 tháng 10 2019

Đáp án A
Rô – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại, gần gũi như những công trình ở Hi Lạp

19 tháng 2 2022

Tham khảo

- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.

Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.

 

Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

19 tháng 2 2022

Bài này a làm không tham khảo đâu nhé =')

Đề cương chuẩn cuối kỳ IMôn sử 6 ( 2021-2022)I/ Hy Lạp và La Mã cổ đại1/ Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại : Rô – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài( đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn,cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô- Li- dê, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn. ..2/ Nhờ Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, cùng với đường...
Đọc tiếp

Đề cương chuẩn cuối kỳ I

Môn sử 6 ( 2021-2022)

I/ Hy Lạp và La Mã cổ đại

1/ Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại : – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài( đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn,cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô- Li- dê, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn. ..

2/ Nhờ Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, cùng với đường bờ biển dài,vị trí địa lý thuận lợi sản xuất hàng hoá của người Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?

3/  sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây Hi Lạp, Rô-ma so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?( mục em có biết trang 55) các nam công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền giám sát...

4/ Vị trí địa lý Hy-Lạp là có đường bờ biển dài, khúc khuỷu, hàng nghìn hòn đảo nhỏ nên thuận tiện việc phát triển giao thương, buôn bán với các nước bên ngoài.

5: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…)

 6 / Đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp, La mã là có nhiều khoán sản đồng, sắt, vàng...nên cư dân chủ yếu làm nghề thủ công, chế tác đá, là gốm... hoạt động buôn bán và đô thị phát triển.

-sinh hoạt dân chủ ở mỗi thành bang.

7/Học xong Các nước Hy-Lạp, La-mã hiểu   Nhà nước Chủ nô là gì? nô lệ là gì?Bản chất xã hội chiếm nô là gì? 

-         Soạn...

8/Tổ chức nhà nước cộng hòa La Mã là không có Vua, cai trị dựa trên luật pháp, mọi chức vụ đc bầu ra ,và do viện nguyên Lão nắm quyền.

II/ Nhà nước văn Lang - Âu Lạc

1.     Sự ra đời nhà nước Văn Lang Âu Lạc, (thời gian, quá trình đấu tranh chông xâm lược).

2.     Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước , giải thích, nhận xét cơ cấu tổ chức nhà nước Âu lạc so với thời văn lang.

 

3.     Đời sông vật chất, tinh thần( Ăn..., ở..., mặc...(nam,nữ, ngày hội, ngày thường , đi lại, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng...

4.     Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay, kinh đô...?

5.     Tìm hiểu truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy để biết được vũ khí đánh giặc, nguyên nhân thất bại của nhà nươc Âu Lạc?

6.     Người cai quản các  bộ, các làng, chạ thời văn Lang, Âu Lạc được gọi là gì?

7.     Đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc: Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu… Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển

8.     Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp.

9.     Các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu những thành thành tựu văn hoá của các quốc gia nào? Tiếp thu những lĩnh vực văn hóa nào?

-         Chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc...

-         Đọc tên các quốc gia Đông Nam Á, các bộ phận Đông Nam Á

1
26 tháng 12 2021

b

20 tháng 2 2016

                 mình làm câu 2,3 trước còn câu 1 làm cuối cùng

2 Phương đông

chữ viết,chữ số - dùng chữ tượng hình

                         - sáng tạo ra chữ số

khoa học          - Ai Cập giỏi hình học

                         Lưỡng Hà giỏi số học

 Các công trình nghệ thuật -Kim tự tháp ở Ai Cập

                                          -Thành Ba-bi-lon của Lưỡng Hà

3 Phương tây

   chữ viết, chữ số -sáng tạo ra chữ cái a, b, c

   Khoa học           - họ đạt đc trình độ khá cao trong koa học: toán hoc, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý

   Các công trình nghệ thuật -đền Pác-tê-nông của Hi lạp

                                            -đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma

                                            -lực sĩ ném đĩa

                                             tượng thần vệ nữ Mi-lô

1 các công trình nghệ thuật của các quốc gia cổ đại phương đông và tây

3 tháng 10 2016

1. Chữ viết; số; các thành tựu khoa học; lịch; các kiến trúc nghệ thuật 

2. Làm ra các chữ cai abc.  Lịch các môn như: toán học; hình học ngữ văn; vật lý;vv. Các kiến trúc nghệ thuật cổ 

3. Làm ra các số từ 0den9 ; lịch; các kiến trúc nghệ thuật cổ 

1.a.Em hãy điểm lại những thành tựu về văn hóa của người phương Đông cổ đại :lịch :.....................................................................................................................................chữ viết:...........................................................................................................................toán học...
Đọc tiếp
  • 1.a.Em hãy điểm lại những thành tựu về văn hóa của người phương Đông cổ đại :
  • lịch :.....................................................................................................................................
  • chữ viết:...........................................................................................................................
  • toán học ................................................................................................................................
  • Kiến trúc:...........................................................................................................................
  • b. Nêu những thành tựu văn hóa nguoi hi lap,Rô ma thời cổ đại
  • lịch :.....................................................................................................................................
  • chữ viết:...........................................................................................................................
  • các ngành khoa học ................................................................................................................................
  • Kiến trúc:...........................................................................................................................
2
29 tháng 10 2016

phương đông :

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

 

b)Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

 

 

12 tháng 10 2017

lịch là họ sáng tạo ra dương lịch và âm lịch 1 năm có 365 ngày và 6 giờ chia ra thành 12 tháng

chữ viết :họ sáng tạo ra hệ chữ cái a b c gồm 26 chữ là hệ chữ cái latinh ngày nay

biết đến đó thôi mong bạn thông cảm bucminhbucminhbucminh

1.a.Em hãy điểm lại những thành tựu về văn hóa của người phương Đông cổ đại :lịch :.....................................................................................................................................chữ viết:...........................................................................................................................toán...
Đọc tiếp
  • 1.a.Em hãy điểm lại những thành tựu về văn hóa của người phương Đông cổ đại :
  • lịch :.....................................................................................................................................
  • chữ viết:...........................................................................................................................
  • toán học................................................................................................................................
  • Kiến trúc:...........................................................................................................................
  • b. Nêu những thành tựu văn hóa nguoi hi lap,Rô ma thời cổ đại
  • lịch :.....................................................................................................................................
  • chữ viết:...........................................................................................................................
  • các ngành khoa học ................................................................................................................................
  • Kiến trúc:...........................................................................................................................
7
29 tháng 10 2016

Hỏi đáp Lịch sử

29 tháng 10 2016

1.

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b) Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.