K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

Nghệ thuật đánh giặc:

-Lợi dụng địa thế hiểm trở:Rạch Gầm-Xoài Mút

-Hành quân kết hợp với tuyển binh và duyệt binh

-Đánh trong dịp tết,giặc không đề phòng

-Lối đánh nhanh chóng,dứt khoát

chúc bạn học tốt nha

9 tháng 5 2022

Giúp tôi vs ạ

Khoan dừng khoảng chừng 2 giây. 

"Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược xiêm và thanh em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Nguyễn Huệquang trung"

Cái quái gì vậy?? Quang trung và Nguyễn Huệ là hai cá thể riêng biệt sao, ô mai gút. Đứa nào ra cái đề đúng logic luôn.

Trước sự tiến công xâm lược của giặc, tướng Tây Sơn ở Gia Định là Trương Văn Đa, một mặt đem thủy quân từ Gia Định tiến xuống Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long ngày nay) ngăn chặn giặc; mặt khác, sai Đô úy Đặng Văn Trấn về Quy Nhơn báo cáo rõ tình hình. Tuy không đủ sức đánh bại cuộc tiến công của liên quân Xiêm - Nguyễn bởi sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, nhưng quân Tây Sơn luôn bám sát giặc, kiên quyết cố thủ, giữ vững Long Hồ - đối diện với căn cứ quân Xiêm - Nguyễn ở Sa Đéc, án ngữ đường tiến quân của Nguyễn Ánh và các tướng Xiêm. Tại Quy Nhơn, sau khi nhận được tin cấp báo từ Gia Định, Nguyễn Huệ cùng các tướng Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân thống lĩnh hai vạn quân Tây Sơn thiện chiến lập tức khởi binh. Khoảng đầu năm 1785, quân Tây Sơn đổ bộ và đóng quân ở Mỹ Tho. Tại đây, cùng với việc tổ chức ngay lực lượng nắm tình hình địch, Nguyễn Huệ còn đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu, đánh giá đặc điểm tình hình. Qua đó, không chỉ giúp cho vị tướng trẻ tài ba, mưu lược nắm chắc bản chất của quân xâm lược sau những thắng lợi bước đầu, nhất là mâu thuẫn gay gắt bởi sự kiêu căng, khinh mạn của quân Xiêm đối với Nguyễn Ánh và giữa nhân dân Gia Định với quân Xiêm - nhân quả của sự bạo ngược, đàn áp nhân dân, giết người, cướp của vô cùng tàn bạo của giặc, mà còn đánh giá chính xác lợi thế về địa hình - vị trí đóng quân của địch, cũng như thuận lợi, khó khăn khi ta thực hành tác chiến ở địa bàn sông nước. Đây chính là những cơ sở khoa học quan trọng để Bộ Chỉ huy quân Tây Sơn, đứng đầu là Nguyễn Huệ quyết định không tiến công thẳng vào đại bản doanh thủy quân giặc ở Sa Đéc mà kéo chúng ra khỏi căn cứ, dụ dẫn chúng đến khu vực đã lựa chọn, có lợi cho ta, bất lợi cho giặc, bí mật tập trung lớn lực lượng đánh một trận tiêu diệt toàn bộ thủy quân Xiêm - Nguyễn.

Thực hiện quyết tâm đó, trước hết, Nguyễn Huệ và Bộ Chỉ huy quân Tây Sơn đã triệt để lợi dụng địa hình thiên hiểm, bí mật tạo lập thế trận hiểm hóc đánh địch. Đây là một trong những nét nghệ thuật quân sự đặc sắc, một nguyên tắc giành thắng lợi trong tác chiến. Nếu tận dụng được địa hình, tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện chặt chẽ, khoa học, hình thành thế trận liên hoàn, hiểm hóc, “dồn địch mà đánh, chia địch ra mà diệt”, đánh địch cả phía trước, bên sườn, phía sau, làm cho địch không biết đâu mà chống đỡ đẩy địch vào thế bị động, tinh thần hoang mang dẫn tới bị tiêu diệt. Nắm chắc được điều đó, Nguyễn Huệ đã quyết định lựa chọn sông Mỹ Tho, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để quyết chiến với địch. Bởi lẽ, đây là đoạn sông dài khoảng 07 km, lòng sông rộng, đủ để dồn hàng trăm chiến thuyền quân Xiêm. Đồng thời, với sự kết hợp tự nhiên giữa hai con sông nhỏ Rạch Gầm, Xoài Mút, sông Trước, sông Sau1 với địa thế hai bên bờ sông Mỹ Tho và cù lao Mỹ Sơn, tạo ra thế thiên hiểm trong hoạt động tác chiến và điều này đã được vị tướng đầy mưu lược Nguyễn Huệ phát hiện. Từ thực tế đó, Nguyễn Huệ triệt để lợi dụng sự thiên hiểm của địa hình, tạo lập thế trận mai phục hiểm hóc. Theo đó, thủy quân và thuyền chiến Tây Sơn được giấu kín trên hai sông Rạch Gầm, Xoài Mút và sông Sau; pháo binh và bộ binh được bố trí bí mật ở hai bên bờ sông Mỹ Tho và trên cù lao Thới Sơn. Với thế trận này, khi quân Xiêm - Nguyễn lọt vào sông Trước, lực lượng thủy binh Tây Sơn từ hai con sông nhỏ Rạch Gầm và Xoài Mút tiến ra đánh “chặn đầu, khóa đuôi”, dồn thuyền giặc vào khu vực lựa chọn. Lực lượng pháo binh Tây Sơn nắm chắc thời cơ, bắn xối xả vào thuyền chiến quân Xiêm - Nguyễn, kết hợp với bộ binh đánh “thốc” vào bên sườn đội hình cơ động của giặc, chia cắt đội thuyền chiến Xiêm - Nguyễn ra nhiều mảng để tiêu diệt.

Thứ hai, thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” dẫn dắt chúng vào nơi ta chuẩn bị để tiêu diệt. Trên thực tế, với hai vạn quân Xiêm, 300 chiến thuyền, cùng mấy nghìn quân Nguyễn chỉ tập trung chiếm giữ khu vực Sa Đéc. Xét về tương quan so sánh lực lượng, thế trận, địch tập trung một lực lượng khá lớn, không thể đánh thắng dễ dàng; địa điểm chiếm đóng của chúng lại ở đoạn đầu sông Tiền Giang, nên có ưu thế về dòng chảy giúp cho tốc độ vận động trong triển khai và thực hành tác chiến của thủy quân Xiêm càng thuận lợi. Đây chính là điều bất lợi cho quân Tây Sơn nếu đánh thẳng vào Sa Đéc. Trước tình hình đó, với tài thao lược sắc sảo, chủ tướng Nguyễn Huệ đã thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” - kéo địch rời khỏi căn cứ, dẫn dụ chúng vào nơi chuẩn bị sẵn để tiêu diệt với một kế hoạch nghi binh hoàn hảo đến mức làm cho các tướng Xiêm - Nguyễn ngỡ rằng đó chính là kế hoạch tiến quân tiếp theo của chúng.

Thực tế cho thấy, sau khi bố trí xong trận địa, Nguyễn Huệ cho một bộ phận thủy quân Tây Sơn thường xuyên khiêu khích giặc ở Sa Đéc, một bộ phận dàn thuyền chiến chắn ngang khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút, cố ý như án binh, bất động,… để nhử giặc. Các tướng Xiêm chủ quan, cậy có ưu thế, muốn nhân việc truy kích quân Tây Sơn mà “tương kế, tựu kế” tận dụng thời cơ tiến xuống đánh chiếm Mỹ Tho. Ngày 18-01-1785, toàn bộ thủy quân Xiêm - Nguyễn ở Sa Đéc được lệnh tiến theo sông Mỹ Tho, đánh đuổi lực lượng thủy quân Tây Sơn. Thủy quân Tây Sơn thực hiện mưu kế “giả chết bắt quạ”, đánh trả một cách yếu ớt, vừa đánh vừa lui. Quân Xiêm nhận định toàn bộ quân Tây Sơn đã lộ diện. Không chần chừ, các tướng Xiêm đốc thúc ba quân đuổi theo thủy quân Tây Sơn. Do nhờ thuận chiều gió và đà nước trên sông Mỹ Tho bắt đầu rút, binh thuyền quân Xiêm ồ ạt bám đuổi thủy binh Tây Sơn. Đến cuối chiều, khi trời bắt đầu tối, thuyền giặc cứ theo ánh sáng đèn của thủy quân Tây Sơn rượt đuổi mà không biết rằng trên đường rút lui để nhử địch, thủy quân của Tây Sơn đã dần dần tắt đèn, tấp thuyền sang hai bên bờ, lẩn vào các ngách sông, còn đoàn chiến thuyền quân Xiêm – Nguyễn vẫn hăng hái tiến về hướng Mỹ Tho. Đến lúc lọt vào khu vực Rạch Gầm - Xoài Mút, chúng chỉ thấy đoàn thuyền binh Tây Sơn lác đác còn vài chiếc. Biết là đã bị mắc mưu Tây Sơn, thủy quân Xiêm - Nguyễn “tiến thoái lưỡng nan” đành liều mình tìm cách chống đỡ khi nghe tiếng pháo lệnh tiến công của quân Tây Sơn rền vang.

Thứ ba, phục kích, vận động tiêu diệt địch. Đúng như dự đoán, đoàn thuyền chiến của quân Xiêm - Nguyễn bị lực lượng thủy quân Tây Sơn nhử, “dẫn dắt” vào khu vực quyết chiến đã lựa chọn. Trận đánh được khởi đầu với việc hai đội thủy binh phục kích của Tây Sơn từ Rạch Gầm và Xoài Mút bất ngờ lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân địch vào vòng vây đã bố trí sẵn. Đồng thời, đại bác của quân Tây Sơn bố trí ở hai bên bờ sông và trên cù lao Thới Sơn bắn xối xả vào khúc giữa đoàn thuyền giặc lúc bấy giờ đang bị ùn lại. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị quân Tây Sơn áp đảo từ đầu, quân địch hết sức hốt hoảng, đội hình rối loạn. Quân Xiêm - Nguyễn chưa kịp hoàn hồn bởi đợt pháo kích dồn dập, lại phải căng mình chống đỡ các đợt tiến công mãnh liệt của các đội thuyền chiến Tây Sơn từ các vị trí mai phục đánh thẳng vào “mạng sườn” đội hình đang bị dồn ứ của giặc và chiến thuyền của Tây Sơn từ Mỹ Tho kịp thời đến tăng cường. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lao vào cuộc quyết chiến chiến lược với một tinh thần quả cảm. Quân thủy, quân bộ Tây Sơn phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác, đẩy thủy quân giặc vào một tình thế hiểm nghèo, vừa bị vây hãm về chiến dịch, vừa bị chia cắt về chiến thuật dẫn tới đội hình tan vỡ, quân lính khiếp đảm. Hàng loạt thuyền chiến của giặc lần lượt bị đánh đắm, vô số quân lính bị giết chết tại trận, kẻ bị trúng đạn, trúng tên, kẻ bị gươm, giáo đâm chém, kẻ bị chết đuối giữa dòng nước, v.v. Một số quân địch sống sót cố bơi vào bờ để tìm đường trốn thoát, nhưng đã bị lực lượng bộ binh Tây Sơn đón lõng tiêu diệt. Số phận khoảng chừng ba, bốn nghìn quân của Nguyễn Ánh cũng không hơn gì quân Xiêm, hoàn toàn bị tan rã. Các tướng Nguyễn đều lo chạy thoát thân, mỗi người mỗi ngả. Riêng đối với lực lượng bộ binh Xiêm ở Trà Tân cũng cuống cuồng tháo chạy về nước, trước sự phản công dũng mãnh của quân Tây Sơn ngay sau khi đại phá thủy quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Lương Bích, sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút “thì có thể, ngay canh năm ngày 19, quân đội Tây Sơn tiến công quân Xiêm ở Trà Tân”2.

Cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy sáng suốt, tài tình của Nguyễn Huệ đập tan chỉ trong một trận đánh. Thắng lợi của trận Rạch Gầm - Xoài Mút cho chúng ta thấy tài thao lược của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, từ việc chọn hình thức tiến công địch đang vận động, lựa chọn khu vực tác chiến, đến vận dụng thủ đoạn kéo địch ra xa căn cứ để tiêu diệt - thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đây là bài học quý cần tiếp tục được nghiên cứu, kế thừa và phát triển sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

18 tháng 4 2021

- Triệt để lợi dụng địa hình thiên hiểm, bí mật tạo lập thế trận hiểm hóc đánh địch.
- Thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” dẫn dắt chúng vào nơi ta chuẩn bị để tiêu diệt.
- Phục kích, vận động tiêu diệt địch.

⇒ Bằng tài thao lược, Nguyễn Huệ đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả các biện pháp và thủ đoạn tác chiến, giải quyết một cách mẫu mực vấn đề nghệ thuật quân sự, đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Xiêm.

4 tháng 5 2022

tham khảo-1-

Để chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung đã:

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến công ra Bắc.

- Quang Trung mở cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) và làm lễ tuyên thệ.

- Mở tiệc khao quân trước Tết để động viên tinh thần binh sĩ. => Lên kế hoạch tấn công quân Thanh vào đúng Tết Nguyên Đán, làm cho địch bất ngờ không kịp trở tay.


 

4 tháng 5 2022

tham khảo-2-Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

3 tháng 4 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Trị vì : 22 tháng 12 năm 1788 – 16 tháng 9 năm 1792

1)Tước hiệu

2)Niên hiệu

3)Thụy hiệu

4)Miếu hiệu

5)Triều đại

6)Thân phụ

7)Sinh

8)Mất

( bảng dưới)

Long Nhương Tướng Quân, Bắc Bình Vương, Quang Trung Hoàng Đế
Quang Trung: 1788 - 1792
Vũ Hoàng Đế
Tây Sơn Thái Tổ
Nhà Tây Sơn
Nguyễn Phi Phúc
1753
Bình Định, Việt Nam
16 tháng 9, 1792 (38–39 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

18 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

18 tháng 5 2021

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

  

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

 

2 tháng 5 2022

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.