K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2016

I DO NOT KNOW

 

24 tháng 7 2017

Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.

Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989 đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp

Ông cho biết: thời kỳ ấy, Thanh Hóa là địa phương trong cả nước đã sớm thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; chủ động phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.

Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn – Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng lên.

Thích ứng với tăng trưởng, chủ động hội nhập và vượt qua những rào cản của tâm lý sản xuất nhỏ, đó là những bài học căn cốt được đúc rút từ những năm đầu đổi mới cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tỉnh Thanh đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để có thể hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Nhưng chúng ta vẫn không quên lời cặn dặn của Người: Mỗi người phải xắn tay áo làm và mấu chốt kế hoạch phải thiết thực và phải làm được.

24 tháng 7 2017

*Liên hệ trách nhiệm bản thân : Là người con xứ Thanh, là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường em luôn ý thức trách nhiệm của mình là luôn phấn đấu học tập thật giỏi để phục vụ cho quê hương Thanh Hóa ngày một giàu mạnh, luôn nêu cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng ngày càng giàu đẹp; đồng thời say mê học tập môn lịch sử, tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của quê hương Thanh Hóa anh hùng. Nghi nhớ và làm theo lời căn dặn của Bác Hồ, giúp tỉnh Thanh hoàn thanh tâm nguyện của người Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu.

24 tháng 7 2017

Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?

Trả lời:

Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.

Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989 đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp

Ông cho biết: thời kỳ ấy, Thanh Hóa là địa phương trong cả nước đã sớm thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; chủ động phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.

Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn – Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng lên.

Tham khảo nha pạn

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền...
Đọc tiếp

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?

6
22 tháng 7 2017

Câu 1:

Xuất phát từ câu nói của sứ giả Nguyễn Thư Hiên chép ở sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi biên soạn có lời của Nguyễn Thiên Túng liên quan đến 4 xứ: “Nguyễn Như Hiên nói” Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất đáng sợ”. Câu nói có liên quan đến hai xứ Thanh và Nghệ, là mảnh đất sản sinh ra những con người, vua chúa, quan thần của đất nước. Xứ Thanh xưa mà nay là Thanh Hóa là nơi kinh đô của đất nước, nơi có nhiều vua, chúa nhất nước.

Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem như yết hầu của đất nước. Chính vì vậy nơi đây trở thành chỗ quân Tây Sơn lui về để ngăn bước tiến quân Thanh.

22 tháng 7 2017

Câu 2:Theo em đó là công trình Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yến, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang,

Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc ( huyện Vĩnh Lộc) tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Đại Việt từ năm 1398-1407.Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thầnHồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.Mặc dù thành Tây Đô, với bốn bức tường và cổng thành còn lại tương đối nguyên vẹn, sẽ là rất đơn giản trong việc xác định về cấu trúc toà thành, nhưng các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra các số liệu khác nhau về kích thước tường thành, cổng thành và do đó, việc nhận định về cấu trúc toà thành vẫn chưa thống nhất.

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như...
Đọc tiếp

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

1
5 tháng 5 2021

20. A

21. D

22. C

23. D

24. B

25. A

26. A

27. C

28. A

29. C

30. A

31. C

32. B

33. D

34. D

35. D

36. D

37. A

3 tháng 5 2021

Câu 2:

- Bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.

- Ban hành " chiếu khuyến nông " để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, mở cửa ải thông chợ búa, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

- Ban chiếu lập học, khuyến khích mở trường học. Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

4 tháng 5 2021

1 cảm nghĩ: khá ngầu

2Quang Trung đã ăn chơi xa xỉ để xây dựng đất nước, sau đó chế tạo ra bom nguyên tử để thử nghiệm ở nhà ông 

3 Tự đi mà lập!!!

27 tháng 12 2021

A

19 tháng 5 2016
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp- Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng- Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.- Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học.- Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
19 tháng 5 2016

* Chính trị :

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng thân cận với mình.

- Đổi một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

* Kinh tế - tài chính :

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế và tiền thuế

* Xã hội : Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi ở vương hầu, quý tộc, quan lại

* Văn hóa, giáo dục :

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi hoàn tục

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm

- Sửa đổi chế độ thi cử, học hành

* Quân sự :

- Làm lại sổ đinh để tăng quân số 

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến

- Bố trì phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố