K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham Khảo

Các nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử thông thường không thải khí thải ra môi trường như các ngành công nghiệp khác.  Vì vậy nhiều người cho rằng công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp không khói, công nghiệp sạch. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là đánh giá tác động môi trường ( DTM) đối với công với ngành công nghiệp điện tử liệu có phải là vấn đề thực sự cấp thiết?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên hãy tìm hiểu xem liệu ngành công nghiệp này có những tác động gì đối với môi trường.

Chất thải từ ngành công nghiệp điện tử chủ yếu đến từ hai nguyên nhân: chất thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất hàng ngày và chất thải trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử.

Theo Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á: khoảng 50% các sản phẩm điện tử hiện nay được sản xuất ở châu Á, nhiều công ty điện tử vẫn sử dụng các loại hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu.

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết: lượng chất thải điện tử được xử lý hàng năm trên thế giới đã lên tới 40 triệu tấn, hiện tăng nhanh gấp ba lần so với các loại chất thải khác. Lý do chính cho điều này là sự gia tăng liên tục trong việc sử dụng hàng điện tử.

Công nghiệp điện tử tạo ra một khối lượng lớn chất thải rắn có chứa nhiều tạp chất, hóa chất độc hại, các kim loại bán dẫn, đất hiếm, đặc biệt một số kim loại nặng có độc tính rất cao … Do đó chất thải rắn điện tử có thể được xem là chất thải nguy hại.

Chất thải trong sinh hoạt hàng ngày của công nhân chứa nhiều hợp chất hữu cơ cũng như các vi khuẩn gây hại. Trong khi đó chất thải từ quá trình sản xuất điện tử chứa nhiều tạp chất gây hại. Nếu không được quan tâm đầu tư đúng mức, không có quy trình xử lý một cách kĩ lưỡng và hợp lí sẽ tác động rất lớn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo nghiên cứu của tổ chức bảo vệ môi trường Silicion Valley Toxics Coalition có trụ sở tại San Jose (California, Mỹ), rác thải điện tử có thể làm phát tán và rò rỉ các loại chất gây hại có trong thủy ngân, bari, bery, kẽm hay chì vào nguồn nước và không khí. Điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của những người dân sinh sống quanh khu vực sản xuất thiết bị điện tử này. Do đó, xử lý rác thải điện tử là một việc làm hết sức cấp bách cần được Nhà nước và Doanh nghiệp quan tâm. Chính vì vậy, việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) đối với ngành công nghiệp điện tử là thực sự cần thiết.

Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu Nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Thứ bảy, Việt Nam tiếp tục tích cực thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cả song phương và đa phương với những khu vực phát triển của thế giới.

“Đây là môi trường rất tốt để thúc đẩy Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Phát triển bền vững là mục tiêu và cũng là động lực cho quá trình phát triển”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định. 

Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tập trung phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu Nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Thứ bảy, Việt Nam tiếp tục tích cực thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cả song phương và đa phương với những khu vực phát triển của thế giới.

“Đây là môi trường rất tốt để thúc đẩy Việt Nam đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Phát triển bền vững là mục tiêu và cũng là động lực cho quá trình phát triển”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định. 

3 tháng 2 2023

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

3 tháng 2 2023

Công nghiệp điện tử – tin học là ngành có vị trí then chốt, thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

7 tháng 11 2023

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN TỚI MÔI TƯỜNG VÀ HƯỚNG XỬ LÍ

1. Ý nghĩa của nội dung tìm hiểu

- Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.

- Tuy nhiên, hoạt động khai thác than gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

=> Báo cáo sẽ tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp khai thác than gây ra và đề xuất một số giải pháp xử lí cho vấn đề này.

2. Hiện trạng và nguyên nhân

a. Hiện trạng

- Khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ.

- Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề.

- Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5 - 25 năm. Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

b. Nguyên nhân

- Do nhu cầu lớn của con người: Theo thống kê, hơn 40% lượng điện năng trên thế giới hiện nay được sản xuất ra là từ than trong các nhà máy nhiệt điện.

- Với trữ lượng khoảng 10 nghìn tỷ tấn - gấp nhiều lần so với dầu mỏ hay khí đốt, lại thêm chi phí bỏ ra để khai thác thấp nên than được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp.

 

=> Ngành công nghiệp khai thác than phát triển.

3. Một số giải pháp

- Khai thác mỏ ít chất thải.

- Chuyển đổi từ khai thác lộ thiên sang hầm lò để hạn chế và giảm thiểu tác động đến môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm do đất đá thải gây ra.

- Áp dụng công nghệ tái sử dụng nước một cách tối đa.

- Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tiêu chí

Điểm công nghiệp

Khu công nghiệp

Trung tâm công nghiệp

Vùng công nghiệp

Hình thức

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất

Không gian

- Đồng nhất hoặc nằm gần - xa điểm dân cư.

- Phân bố gần nguồn nguyên - nhiên liệu

Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài

Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và

trung tâm công nghiệp

Cơ cấu

Gồm 1 - 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản.

Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ

Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.

 

Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.

Sự liên kết

Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao

Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.

Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất

* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

12 tháng 12 2019

Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề về môi trường và phát triển bền vững là vì:

- Giáo dục tác động đến từng thành viên trong xã hội về sự cần thiết của môi trường

- Giáo dục làm cho con ngừoi thay đổi những kiến thức, ý thức tốt hơn về môi trường

- Giáo dục giúp cho con người thay đổi các hành vi trong mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường và sự phát triển bền vững

3 tháng 2 2021

- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vì có nguồn lao động dồi dào, khéo tay, lương thấp và có thị trường tiêu thụ lớn. ...

- So với ngành dệt thì ngành may phát triển mạnh hơn, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

3 tháng 2 2023

- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…

3 tháng 2 2023

- Công nghiệp có tác động lớn tới môi trường như tạo ra môi trường mới, góp phần cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, một số hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay do sử dụng công nghệ lạc hậu nên có tác động tiêu cực tới môi trường.

- Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.

1 tháng 7 2019

 - Kinh tế chậm phát triển, số người sống dựa vào trực tiếp khai khác tài nguyên đông. Dân số tăng nhanh là cho quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên càng lớn, nhiều vấn đề môi trường khó giải quyết được. Mặt khác, các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho loài người tiết kiệm được rất nhiều trong sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu, nhưng cũng vì thế mà giá phần lớn nguyên liệu giảm, các nước đang phát triển tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu để lấy số lượng bù vào giá cả thấp.

    - Để giải quyết việc làm, cải thiện một phần cơ sở vật chất kĩ thuật… các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước tư bản phát triển. Trong vài ba chục năm gần đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu tư vào các nước đang phát triển ở các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, không cần chuyên môn cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển chịu phần thiệt thòi và trả giá đắt về sự ôn nhiễm và suy thoái môi trường.