K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2021

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường

Ví dụ: khi số lượng sâu tăng => số lượng chim sâu tăng => số lượng sâu giảm

Ví dụ : Số lượng lá cây nhiều ⇒ Sâu ăn lá tăng ⇒ Lá cây ít dần ⇒ Sâu ăn lá giảm ⇒ Lá cây lại phát triển dần .

- Khi lá cây nhiều thì có thức ăn nhiều sâu nảy nở sinh sôi ăn lá nhiều nên số lượng tăng và khi sâu tăng thì do ăn nhiều lá cây ít đi và sâu bắt đầu giảm và khi sâu giảm thì lá lại mọc lại tăng và cứ như thế lặp đi lặp lại.

28 tháng 9 2017

   - Cân bằng sinh học là số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.

   - Ví dụ:

      + Giàn mướp phát triển xanh tốt, bọ xít phát triển mạnh, tăng số lượng nhiều. Tuy nhiên, khi số lượng bọ xít quá nhiều, lượng thức ăn không đủ thì số lượng bọ xít sẽ giảm mạnh.

      + Sau những mùa lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó nguồn thức ăn dồi dào và sự cạnh tranh không cao nên số lượng chuột lại tăng lên nhanh chóng.

17 tháng 4 2017

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường.

20 tháng 4 2017

Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được không chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sông của môi trường

4 tháng 4 2021

Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.

- Ví dụ :

+ Sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới : ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt : cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú đê tránh mùa đông giá lạnh.

+ Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao, ...), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, sổ lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm

 

11 tháng 7 2017

- Ví dụ: Rừng bị cháy dẫn đến nguồn thức ăn cạn kiệt làm cho số lượng thỏ trong khu rừng đó giảm.

- Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được không ở mức nhất định phù hợp với khả năng của môi trường thì tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

1 tháng 8 2017

 - Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

      + Số lượng NST của một số loài:

          Người 2n=46; n=23

          Tinh tinh 2n=48; n=24

          Gà 2n=78; n=39

          Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

          Ngô 2n=20; n=10

      + Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

   - Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

      + Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.

      + Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.

10 tháng 4 2017

Số lượng NST của một số loài

Người 2n= 46; n=23

Tinh tinh 2n=48; n= 24

Gà 2n=78; n= 39

Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

Ngô 2n=20; n=10

Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.


10 tháng 4 2017

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có chứa phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm (hình 5A). Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histôn và được một đoạn ADN dài, chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1.3/4 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn. Chuỗi nuclêôxôn tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm. Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30 nm. Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có đường kính khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành crômatit có đường kính khoảng 700 nm.

Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi nhiễm sắc thể có thể đạt tới 1400nm.

Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.


17 tháng 3 2018

 Ví dụ hệ sinh thái dưới nước ở một ao, gồm có các thành phần chính

      - Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo.

      - Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ, tôm, động vật nổi, tép, cua.

      - Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá vừa.

      - Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

      - Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

- Giun đũa kí sinh ở ruật non của người.

- Sán kí sinh ở trong trâu, bò.

15 tháng 3 2023

*ruột