K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2017

Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.

29 tháng 1 2019

- Rừng có vai trò rất quan trọng của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

- Lựa chọn những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí
- Không xả rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ
- Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa

Tick nha mn

29 tháng 1 2019

- Tác dụng : Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ.

- Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

3 tháng 3 2019

Tác dụng của rừng đối với đời sống con người:

- Cung cấp gỗ, cung cấp ô xi.

- Chống lũ, chống sói mòn.

- Khai thác du lịch, phát triển kinh tế.

27 tháng 3 2019

Rừng cung cấp kinh tế như gỗ cho con người

Chống bão lũ ngăn chặn lũ tới

Ngăn hạn hán bởi những hàng cây xanh

Cứu sự sống cho con người

*Gây hậu quả lan rộng ra khắp rừng dẫn đến cháy rừng và mất rừng có thể con người mất đi dự sống

28 tháng 3 2019

cám ơn

Nguyên nhân của phá rừng:
  1. Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...
  2. Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.
  3. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.
  4. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.
  5. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...
  6. Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.
  7. Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ty.
    8.Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.
Tác động tới môi trường: Không khí:
Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý.

Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người. Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.

Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.

Rừng mưa được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển. Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm.

Nước

Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều.[17] Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất.[18][19] Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.[20]

Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển.

Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:

  • Tán cây giữ lại lượng nước mưa và bốc hơi trở lại không khí;
  • Thân cây, cọng lá làm chậm quá trình rửa trôi bề mặt;
  • Rễ cây có các lỗ lớn - là các ống dẫn nước trong đất làm gia tăng sự thấm nước;
  • Cỏ khô, lá rụng, các cặn bã hữu cơ làm thay đổi đặc tính của đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của đất;
  • Lá cây điều hòa độ ẩm của không khí thông qua quá trình bay hơi. 99% lượng nước hấp thụ bởi rễ cây được chuyển lên lá và bay hơi.[21]

Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí. Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người.

Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa.

Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất.[13][sửa | sửa mã nguồn]

Đất Cảnh rừng bị chặt phá

Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất của lá khô, lá rụng trong rừng. Hoạt động lâm nghiệp cũng có thể làm tăng độ xói mòn đất do phát triển đường sá và sử dụng dụng cụ cơ khí.

Cao nguyên Loess của Trung Quốc bị mất rừng từ hàng nghìn năm trước, tạo ra các thung lũng xẻ rạch, hình thành nên trầm tích khiến nước sông Hoàng Hà có màu vàng và gây ra lũ lụt ở các nhánh sông thấp.

Tuy nhiên, việc phá cây rừng không phải bao giờ cũng làm gia tăng mức độ xói mòn. Ở một vài vùng ở tây nam Hoa Kỳ, các cây bụi xâm thực lên đất cỏ. Các cây này làm giảm lượng cỏ. Khoảng trống giữa các tán cây bị xói mòn nghiêm trọng. Ủy ban về rừng của Hoa Kỳ đang nghiên cứu để phục hồi hệ sinh thái cũ, làm giảm xói mòn bằng cách chặt bớt cây.

Rễ cây liên kết đất với nhau, khi đất nông vừa đủ thì rễ cây có tác dụng kết dính đất với tầng đá gốc. Việc chặt phá cây trên các sườn núi dốc có nền đất nông do đó làm tăng nguy cơ lở đất, có thể ảnh hưởng tới những người dân gần khu vực đó. Tuy vậy thì việc phá rừng chỉ chặt cây tới thân chứ không ảnh hưởng tới rễ nên nguy cơ lở đất cũng không phải quá lớn.

Sinh thái

Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái.[22][23] Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật,[24] rừng tạo ra các cây thuốc hữu ích cho cuộc sống của con người.[25] Các biotope của rừng là nguồn không thể thay thế của nhiều loại thuốc mới(ví dụ taxol), việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen.[26]

Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới,[27][28] 80% đa dạng sinh học của thế giới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới.,[29][30] sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học.[31]

Ước tính chúng ta đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng mưa, con số này tương đương với 50.000 loài mỗi năm.[32] Có những tranh cãi cho rằng phá rừng đang đóng góp vào sự tuyệt diệt của các loài động thực vật.[33][34] Tỉ lệ tuyệt chủng mà chúng ta biết do phá rừng là rất thấp, khoảng 1 loài đối với động vật có vú và các loài chim, suy ra từ đó là vào khoảng 23.000 cho tất cả các loài. Nhiều dự đoán cho rằng 40% các loài động, thực vật ở Đông Nam Á có thể bị xóa sổ hoàn toàn vào thế kỷ 21.[35] Các suy đoán này được đưa ra vào năm 1995 khi các số liệu cho thấy rất nhiều rừng nguyên sinh ở khu vực này đã bị chuyển đổi sang các đồn điền, tuy nhiên các loài có nguy cơ bị ảnh hưởng và hệ thực vật ở đây hiện vẫn có mức bao phủ cao và ổn định.[36]

Hiểu biết của khoa học chưa đủ để đưa ra các dự đoán chính xác về tác động của phá rừng lên sự đa dạng sinh học.[37] Phần lớn các dự đoán về suy giảm sự đa dạng sinh học được dựa trên các mẫu nơi sinh sống của các loài, với giả thuyết cho rằng rừng suy giảm cũng sẽ dẫn đến suy giảm sự đa dạng của hệ sinh thái.[38] Tuy nhiên nhiều nghiên cứu kiểu này đã được chứng minh là sai lầm và việc mất nơi sinh sống chưa hẳn đã dẫn đến sự suy giảm loài trên quy mô lớn.[38] Các mẫu dựa trên khu vực sinh sống của các loài được cho là đã phóng đại con số các loài bị đe dọa trong các khu vực đó, nơi phá rừng vẫn đang diễn ra, các nghiên cứu này cũng phóng đại con số các loài bị đe dọa trong khi các loài này vẫn có số lượng đông và trải rộng.[36]

Tác động tới kinh tế

Thiệt hại về rừng và các yếu khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người nghèo trên thế giới và làm giảm 7% GDP của thế giới tới năm 2050, đây là một báo cáo tổng kết trong Hội nghị về Đa dạng Sinh học tại Bonn.[39] Trong lịch sử, việc sử dụng gỗ đóng vai trò then chốt trong xã hội loài người, vai trò của gỗ có thể so sánh với nước và đất trồng trọt. Ngày nay, tại các nước phát triển gỗ vẫn được sử dụng để xây nhà và bột gỗ để làm giấy. Tại các quốc gia đang phát triển, gần 3 tỉ người phải dựa vào gỗ để sưởi ấm và đun nấu thức ăn.[40]

Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở tất cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Tây Phi, Madagascar, Đông Nam Á và nhiều vùng khác trên thế giới đã phải chịu những tổn thất thu nhập do suy giảm sản lượng gỗ. Sự khai khẩn trái phép làm nhiều nền kinh tế tổn thất hàng tỷ đô la mỗi năm.[41]

Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh thường có ảnh hưởng tới sự phá rừng. Áp lực chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, những nơi mà cả dân số và kinh tế đều tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển là 6%, con số này cho các nước phát triển chỉ là 2%. Khi dân số gia tăng, nhà cửa, đường sá, dân số đô thị mở rộng, khi phát triển thì cần có sự kết nối bằng việc xây dựng đường sá. Việc xây dựng đường sá ở nông thôn không chỉ kích thích phát triển kinh tế mà còn tạo điều kiện cho sự tàn phá rừng.Khoảng 90% rừng bị phá ở khu vực Amazon diễn ra trong phạm vi 100 ki lô mét so với đường.

31 tháng 3 2022

Môi trường là những gì tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, của mỗi con người.

Vai trò của môi trường đối đời sống của con người :

- Giảm hiệu ứng nhà kính

- Điều hoà khi hậu

- Không khí ổn định 

- ......

Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người;

- Tất cả các ý đều giống với môi trường như :

-  cây xanh điều hoà không khí 

- Có nhiều cây xanh ; không xảy ra lũ lụt.

- Không khí thoáng mát , trong lành . Không xảy ra hiện tượng ô nhiễm, bụi bẩn ,...

- ...

 

 

 

30 tháng 3 2022

REFER

Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống có trong tự nhiên, có nghĩa là không phải là nhân tạo. Thuật ngữ này thường được áp dụng cho Trái Đất hoặc một số phần của Trái Đất.

Môi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.

-Vai trò: góp phần không nhỏ trong các nên văn hoá, là lẽ phải và là lí tưởng sống vĩ đại. Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần cũng như tâm linh của một số đất nước, bộ tộc,...Ai Cập cổ đại cũng đã chứng minh điều đó khi họ thờ phụng các vị thần, ở Ấn Độ và Thái Lan cũng lưu truyền hàng trăm truyền thuyết về các tín ngưỡng này,...

-Ảnh hưởng: Ảnh hưởng tới đời sống , VD như một số nước theo đạo sẽ không ăn thịt lợn, thịt chó,...Người dân lập đền thờ các vị thần và tôn thờ và đặt niềm tin quá vững trãi vào chúng. Lâu ngày sẽ dẫn đến mê muội, hiểu nhầm tín ngưỡng trở thành mê tín dị đoan. Đương nhiên là "có thờ có thiêng, có kiêng có ;lành" những cũng nên có chừng mực và sống với thực tế hơn,...

8 tháng 4 2022

Vai trò/ ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng là :

+ Tôn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín ngưỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt động tôn giáo.

+Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo hội, được tổ chức chặt chẽ.

+Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia.

+Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

+ Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống, giúp con người giải thích về thế giới, có được sự bình yên trong tâm hồn, thể hiện giá trị cuộc sống. Khác với tôn giáo, tín ngưỡng không phát triển rộng lớn mà tồn tại ở một phạm vi nhỏ hơn, mang tính dân tộc, dân gian.

( Hơi lạc đề ag )

 

17 tháng 3 2022

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Nếu như không có môi trường sống, sạch hay cạn kiệt, thiếu tài nguyên thiên nhiên thì con người sẽ không bao giờ có thể xây dựng được một nền văn minh tiên tiến cũng như cải thiện đời sống tinh thần cũng như thể chất như bây giờ. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và các tài nguyên thiên nhiên không thể hồi phục

Một số việc làm có thể làm để góp  phần bảo vệ môi trường kể đến như:

+Tuyên truyền, vận động mọi người chung tay bảo vệ môi trường

+Không xả rác, vứt rác bừa bãi và thay vào đó hãy vứt rác đúng nơi

+Tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào bảo vệ môi trường.

...

17 tháng 3 2022

Bạn tham khảo một số ý 

Môi trường tự nhiên là:

+ Nơi phát triển trí tuệ

+ Óc thẩm mỹ 

+ Những phẩm chất tốt đẹp của con người. 

+ Nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người.

+ Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần

2)-Hạn chế sử dụng túi nilon.

+ Giữ gìn cây xanh

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng

+ Không vứt rác

+ Tiết kiệm điện

19 tháng 3 2022

Nguyên nhân gây ra lũ lụt

Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khỏe lẫn tài sản.  Sau khi hiểu được lũ lụt là gì thì dưới đây là những nguyên nhân gây lũ lụt chính mà bạn nên biết:

Do bão hoặc triều cường

Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Đó là lý do tại sao ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê? Chính là hạn chế được chiều cường, hạn chế tình trạng thiệt hại do lũ lụt gây nên.

19 tháng 3 2022

Hậu Qủa

  • Hậu quả lũ lụt miền Trung Cho đến hôm nay, lũ ở Miền Trung đã không còn nhưng thiệt hại do bão lũ gây ra vẫn còn đang được khắc phục. Những ngày miên Trung chìm trong biển nước, hoc sinh ở tất cả các trường phải nghỉ học, một số còn mất nhà cửa, tài sản khi lũ về.
  •  
23 tháng 3 2022

ụa ? tên mik đâu ?

23 tháng 3 2022

Mưa bão, lũ lụt và hạn hán gây ra do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Cả 3 đều là nguyên nhân bởi con người gây ra. Hậu quả của thiên tai rất khó lường và ảnh hưởng theo hướng vô cùng tiêu cực. Những ảnh hưởng có nó có thể gây ra nhiều tổn thất lớn đối với tài sản, công trình,.. và thậm chí là mạng sống của con người