K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2021

Phương thức biểu đạt của tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

20 tháng 9 2021

Phương thức biểu đạt của tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

5 tháng 10 2021

- Thể loại: truyện ngắn. PTBĐ: Tự sự.

- Ngôi kể thứ ba. Giúp nhân vật trữ tình ("tôi") có thể bộ lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách dễ dàng hơn.

5 tháng 10 2021

2.
Thể loại : Văn bản Nhật Dụng đề cập về đề quyền trẻ em
Phương thức biểu đạt : Tự sử kết hợp biểu cảm , miêu tả
Ngôi kể : thứ nhất - người kể xưng tôi

28 tháng 10 2021

Tự sự

Tác giả Lý Lan ,trích trong " báo yêu trẻ " PTBĐ là biểu cảm ,tự sự . Nội dung : tấm lòng yêu thương ,tình cảm sau lắng của người mẹ đối vs con . Vai trò to lớn của nhà trường đối vs cuộc sống mỗi con người
20 tháng 12 2016

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

20 tháng 12 2016

1.Mở bài:

– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

2. Thân bài:

* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:

+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.

– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.

– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.

– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:

– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.

3. Kết bài:

– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.

– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.

– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.

  
7 tháng 1 2022

1. Cổng trường mở ra:

- Tác giả: Lý Lan.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

2. Mẹ Tôi:

- Tác giả: Ét - môn - đô đơ A - mi - xi.

- Tác phẩm: Những tấm lòng cao cả.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

3. Cuộc chia tay của những con búp bê:

- Tác giả: Khánh Hoài.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 

15 tháng 12 2016

Cuộc chia tay của những con búp bế là một truyện ngắn cảm động, đã được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển Rát-đa Bác-nen ( Radda Barnen) tổ chức năm 1992.

Các vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội được tác giả Khánh Hoài đặt ra trong truyện với thái độ phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm đã đẩy con cái vào hoàn cảnh bất hạnh và ca ngợi tình cảm trong sáng, vị tha của hai em bé ngây thơ. Đồng thời thể hiện nỗi đau xót, tủi hờn của những đứa trẻ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.

Búp bê vốn là đồ chơi của trẻ nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, ngây thơ, vô tội. Hai anh em Thành -Thủy cũng trong sáng, hồn nhiên như thế, vậy mà buộc phải chia tay bởi cuộc li hôn của cha mẹ. Tên truyện đã gợi ra một tình huống bất thường, thu hút sự chú ý của người đọc và góp phần thể hiện mục đích của người viết.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (tôi), người kể là chú bé Thành. Ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật một cách chân thực và tinh tế, do vậy sức thuyết phục của truyện cao hơn.

Thành đã là một thiếu niên. Chú rất đau lòng khi bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ, khiến chú phải chia tay với đứa em gái yêu quý của mình! Từ trước đến nay, hai anh em vốn yêu thương, gắn bó với nhau thân thiết và Thành nhường nhịn, chiều chuộng em hết mực. Giờ đây, khi nghe mẹ từ trong màn nói vọng ra : Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi, thì trái tim chú quặn thắt bởi cảm nhận được nỗi đau đớn tột cùng của đứa em bé hồng: Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi – Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng khóc nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và cả hai cánh tay áo.

Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất xúc động. Nỗi khổ tâm của hai anh em đã kéo dài suốt chuỗi ngày cha mẹ sông không hòa thuận.

Cha mẹ li hôn. Thành ở với cha, bé Thủy ra đi theo mẹ. Nỗi đau chia cắt khiến Thành phải cắn chặt môi để kìm tiếng khóc nhưng nước mắt cứ tuôn trào. Người đọc dường như cũng rơi nước trước cảnh hai đứa trẻ, một đứa mất tình thương của mẹ, một đứa mất sự che chở của cha.

Thành sống nội tâm. Cậu cố giấu kín nỗi buồn trong lòng. Sáng nay, Thành rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, Thành quay lại và nhận thấy em đã theo ra từ lúc nào: Thành thương em vô cùng! Phải chia tay bố và anh trai, bé Thủy sẽ rất đau khổ. Để an ủi, Thành kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

Ngồi bên em gái, Thành buồn bã ngắm nhìn cảnh vật: Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.

Chú bé thốt lên chua chát: Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

Thiên nhiên vẫn đẹp, cuộc sống vẫn vui, trái ngược hẳn với hoàn cảnh đáng buồn hiện tại của Thành và Thủy. Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã làm nổi bật bi kịch trong cuộc đời của hai đứa trẻ. Tuy không nói gì về sự bất hòa giữa bố mẹ Thành nhưng tác giả vẫn giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân của nỗi bất hạnh này.

Trước lúc buộc phải chia tay, những kỉ niệm của tình anh em sống dậy trong tâm trí Thành:

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:
– Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết, được đâu:

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mủi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

2 tháng 1 2017

Cuộc chia tay của những con búp bê đã thể hiện được tình cảm mạnh mẽ giữa anh em ruột, sự chia tay đầy đau đớn kèm theo những tình cảm xót xa khiến con người dường như có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình, và có suy nghĩ đúng đắn về nó.

Câu chuyện đã nói về cuộc chia tay của hai anh em, anh phải theo cha, em theo mẹ về quê, anh em đã phải chia cách nhau, những thứ mà trước đây họ chung với nhau giờ đây cũng phải được sẻ chia và có những tình cảm chung với những đồ vật đó, nhưng rồi những tình cảm đó lại không bị phai nhạt, khi chia tay những cảm xúc xúc động đã khắc họa mạnh mẽ trong hai con người này, nó dường như đang bị hoàn cảnh tác động một cách mạnh mẽ nhất, mỗi chúng ta khi nhìn vào cuộc chia tay này cũng thấm thoát và hiểu được giá trị của tình yêu thương, tình cảm của hai anh em keo sơn gắn bó da diết đến vô ngần, mỗi chúng ta đều có thể nhìn thấy điều đó qua những hình ảnh rất xúc động, khi phải chia tay mỗi người một nơi, tình cảm dường như bị chia cắt, những nỗi đau mà cha mẹ gây nên khiến cho con cái của họ lại phải hứng chịu.

Sự chia cắt đó tạo ra những nỗi đau đớn trong tâm hồn hai đứa trẻ này, tác giả đã rất thành công khi nói về cuộc chia tay của những con búp bê, bởi những hình ảnh về đồ vật chơi hàng ngày đều là những vật dụng đã gắn bó với những đứa trẻ này từng ngày, nó như những người bạn gắn bó và da diết vô cùng với nhau, hình ảnh đó đã mang nặng những yếu tố tâm lý tình cảm của mỗi con người. Tâm hồn trẻ thơ rất dễ bị tổn thương, và những điều mà cha mẹ chúng đã làm nên mà chúng là những người trực tiếp bị ảnh hưởng đó thực sự là những nỗi đau đớn và bất hạnh vô cùng, tình cảm đó dường như đang bị rạn nứt, tình cảm anh em bị chia cắt và nỗi đau đó sẽ thấm vào tâm hồn non dại của chúng thật đau đớn và xót xa biết bao.

Câu chuyện này không chỉ nói về sự chia cắt của hai đứa trẻ mà hình ảnh con búp bê nó còn biểu tượng cho điều đó, những tình cảm gắn bó giữa hai anh em và hình ảnh những con búp bê cùng đôi cùng cặp chúng luôn luôn được xếp cùng với nhau nay lại bị chia cắt mỗi người một phương, hình ảnh đó đã thể hiện một sự thật rất đau đớn, anh em gắn bó nhưng nay lại bị chia cắt và tình cảm đó dường như đang bị kéo xa hơn bởi cha mẹ của họ, và những con búp bê đang quay quần cùng nhau nay cũng chia cắt mỗi người một nơi.

Hình ảnh biểu tượng đó đã thể hiện một cuộc chia cắt đầy xót xa và đau đớn, nó khiến cho người đọc có nhiều suy nghĩ và cảm xúc, chúng ta chắc hẳn ai ai cũng cần phải có những suy nghĩ đúng đắn và chín chắn về việc này, tình cảm của cha mẹ đã làm ảnh hưởng đến tâm hồn con nhỏ, và nó đang làm đau đớn trái tim của những trẻ thơ, sự xót xa đó mang lại những nỗi đau đớn và xót xa đến vô ngần, tình cảm của mỗi người đều mang nặng những cảm xúc và những xót xa đó.

Người đọc chắc hẳn khi đọc xong tác phẩm này đều có lòng thương xót cho tình cảm của những đứa trẻ này khi nó bị chia cắt và tình cảm của hai người đang bị tách ra mỗi người, tình cảm đó đã bị hoàn cảnh và đặc biệt là những người làm cha làm mẹ chúng gây ra, việc cha mẹ làm lại khiến cho nhưng đứa trẻ vô tội này phải hứng chịu đó thật là những việc đau đớn và xót xa đến vô cùng, tình cảm của những người anh người em với nhau đã được gắn bó từng ngày, tình cảm đó chân thành và vô cùng đáng quý nhưng nay nó lại bị những yếu tố ngoài xã hội chi phối và cướp đi tình cảm chân thành và đáng quý đó.

Trong bài nó cũng thể hiện những nỗi buồn đau và không muốn chia cắt của hai đứa trẻ, một gia đình đang ấm cúng và có đầy đủ cha mẹ và những người con nhưng nay nó lại bị ảnh hưởng và chi phối bởi những yếu tố do cha mẹ họ gây nên đây thực sự là nỗi đau không thể nào khôn nguôi trong tâm hồn của những đứa trẻ thơ. Tình cảm đó đã để lại những suy nghĩ sâu sắc và thấu tình đạt lý trong tâm hồn của mỗi con người.

Mỗi chúng ta đều cần phải có cái nhìn đúng đắn về tình cảm gia đình, và nên chịu trách nhiệm trước những quyết định và hành động do mình gây ra không nên để những đứa trẻ thơ phải chịu những đau đớn do họ để lại đó thật là một nỗi buồn không thể nào khôn nguôi được.