K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Người viết đã có những nhận xét về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm:

+ Lối kể xen kẽ có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật.

+ Ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ẩm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông), vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em.

31 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

 Người viết đã có những nhận xét về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm như sau:

- Lối kể xen kẽ có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật.

- Ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ẩm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông), vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Bước 1: Chuẩn bị nghe

Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:

• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.

• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.

• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:

• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.

•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.

• Không vội nhận xét, kết luận,..

• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:

- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.

- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng

• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:

• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.

• Khi trao đổi, bạn nên:

- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.

- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.

- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.

• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.

• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa. 

2 tháng 5 2022

Dàn ý như sau nhé :

1.  Giới thiệu chung :

- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.

- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.

2.  Phân tích đoạn trích: 

-  8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:

+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.

-  8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:

+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng. 

+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt. 

- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:

+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên" 

+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.

3.  Đánh giá: 

- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.

 Khẳng định tài năng của tác giả.       

4 tháng 3 2023

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.