K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Về nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa:

- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đã dẫn đến sự bất mãn, căm thù của nhân dân ta.

- Với lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta ở nhiều nơi đã đứng lên khởi nghĩa.

24 tháng 10 2019

nhà tống chứ bạn

Bài làm

* Nguyên nhân:

+ Vì giữa thế kỷ IX nhà Tống gạp nhiều khó khăn về tài chính. Trong nc ngân khố cạn kiệt tài chính nguy ngập nội bộ mâu thẫn. Nhân dân bị đói khổ , nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương của Trung Quốc thường xuyên bị 2 nc Liễu - Hà quấy nhiễu

=> Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai bùng nổ.

# Học tốt #

Nguyên nhân: 

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất. Trong nước, nhân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn. Nhân dân bị đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương phía bắc của nhà Tống thường xuyên bị 2 nước Liêu-Hạ quấy nhiễu

=> Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng nói trên, nên tiến hành xâm lược Đại Việt

23 tháng 10 2019

Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 (981)

Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 diễn ra từ tháng 1- 4/981 của quân dân nhà Tiền Lê (Đại Cồ Việt) chống lại cuộc xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc), giữ vững nền độc lập, tự chủ, thể hiện chủ quyền quốc gia của dân tộc ta.

Mùa đông năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta. 

Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua, lập nhà Tiền Lê năm 980. Ngay khi lên ngôi, Lê Hoàn liền cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh, đồng thời ráo riết bố phòng, lập đồn lũy, tích trữ lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước.

Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Chúng sai sứ sang nước ta đưa ra hai yêu cầu: hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm Phó, hoặc phải đưa hai mẹ con Dương Vân Nga - Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao Tiết Việt cho Lê Hoàn. Lê Hoàn không chịu, vì thế, đầu năm 981, quân Tống đem 4 vạn quân sang xâm lược nước ta.

Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng ”. Kế hoạch của giặc là tiến công theo hai đường thủy, bộ và hợp quân phía Bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư, thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.

 Sơ đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981).

Phân tích các tin tình báo đưa về, Lê Hoàn quyết đánh địch trên cả hai tuyến thủy, bộ, phá tan âm mưu phối hợp hai đoàn quân thủy, bộ của chúng. Ông đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang (thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình). Trong đó, lực lượng tập trung cao nhất là ở vùng cửa biển Bạch Đằng – nơi đoàn thuyền chiến của địch vừa mới tiến vào vùng Lục Đầu Giang – nơi hợp quân của hai đoàn quân thủy, bộ của quân Tống. 

Đạo quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng, vấp ngay sự kháng cự của quân ta, phải chiến đấu vô cùng vất vả. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981), Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây để tiến lên phía Bắc, hội với các đạo quân khác. Nhưng cũng chính thời gian kéo dài ấy, các đạo quân Tống thêm lúng túng, co cụm lại để chờ nhau mà không thể mở rộng diện tấn công, ý đồ tốc chiến tốc thắng bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành.

Đạo quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy vượt Nam Quan vào Lạng Sơn, chờ quân phối hợp. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển, hắn tổ chức quân đánh xuống Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) thì gặp trận địa mai phục lớn. Trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. 

Đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên) nghe được tin Lưu Trừng và Hầu Nhân Bảo bại trận đành rút chạy. Nhân cơ hội đó, Lê Hoàn tiếp tục truy kích địch, tiêu diệt quá nửa quân của Trần Khâm Tộ, bắt sống nhiều tướng giặc như: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… Đại quân Tống bị đánh tan, vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang, nền độc lập dân tộc được bảo toàn.

 Một trong những đền thờ vua Lê Đại Hành tại Ninh Bình.

Nghiên cứu về Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trận Bạch Đằng tháng 4 năm 981 có ý nghĩa bước ngoặt, làm thất bại kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều thần tích ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) đều phản ánh trận Bạch Đằng năm 981 là một chiến công vang dội, lẫy lừng của quân dân ta trong kháng chiến chống Tống. Tại đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) ở Phủ Diễn, Thanh Trì có câu đối ca ngợi chiến công của ông:

Đế Đô tích tại Hoa Lư Động

Thánh vũ kim tồn Bạch Đằng Giang

(Động Hoa Lư tráng lệ đế đô,

Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích).

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Về đối ngoại, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Tên tuổi Lê Hoàn và tướng quân nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Tham khảo nha bạn !

Ko có ý kiếm tk

 Nguyện nhân: Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn ( Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại => nội bộ lục đục) => nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt

 Diễn biến: 

- Địch: tiến công ta theo 2 hướng: đường bộ và đường thủy do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy

- Ta:

+ Đánh thắng quân thủy trên sông Bạch Đằng

+ Diệt cánh quân bộ từ Lạng Sơn xuống

Kết quả: năm 981, ta thắng lợi 

29 tháng 10 2018

Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

Trả lời:

- Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

29 tháng 10 2018

gftthssss

chủ động tấn công trước và phòng thủ sau

23 tháng 10 2019

viejtack bạn ơi

4 tháng 12 2021

B

4 tháng 12 2021

B

 

18 tháng 12 2018

mình ms làm trêm lớp

18 tháng 12 2018

thời lý:thý Thường kiệt,Lý Kế Nguyên,..

thời trần:Trần quốc tuấn,Trần Thủ độ,...

mình nêu 2 thôi nha

29 tháng 10 2018

Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- Là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Tóm tắt một số nét chính:
- Chủ động tiến đánh để phòng vệ.
- Đánh vào tâm lý lòng người.
- Xây dựng phòng tuyến vững chắc.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hòa".