K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

+ Bà già đi chợ cầu đông.

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.

+ Sầu riêng ai khéo đặt tên

Ai sầu không biết riêng em không sầu.

+ Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

+ Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trông cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

................................................

2 tháng 12 2016

Chồng chổng chồng chông ;
Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng !

Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà.

Cô thỉ, cô thi,
Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ?....

Bà già, bà giả, bà gia,
Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà.

Bác gì, bác xác bác xơ
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi.

Muốn rằng tàu lặn tàu bay
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi.
Biết mà cu lít cu li,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng.
Nhà quê có họ có hàng ;
Có làng, có xóm, nhỡ nhàng có nhau.
 

28 tháng 4 2018

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

(Tú Mỡ)

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

1 tháng 1 2017

- Cao Bằng vừa cao vừa bằng, không đâu cao bằng Cao Bằng.
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn
- Bà vãi mặc áo vải ngồi ăn chùm vải vứt vỏ vung vãi.
- Vợ lẽ đếm tiền lẻ nghĩ phận lẽ lau lệ lặng lẽ.

18 tháng 11 2016

- Ngựa đá đá con ngựa đá

- Ruồi đậu mâm xôi đậu

- Kiến bò đĩa thịt bò

4 tháng 1 2021

- các lối chơi chữ thường gặp là

+ dùng từ ngữ đồng âm

+dùng lối nói trại âm (gần âm)

+dùng cách điệp âm

+dùng lối nói lái

+dùng từ ngữ trái nghĩa , đồng nghĩa, gần nghĩa

vd: lính lệ

leo lên lầu lấy lưỡi lê

lấy lộn lại leo lên

lấy lại    :)) 

 

5 tháng 1 2021

bạn giúp mik tìm vd từng lối chơi chữ được ko ạ 

mik cảm ơn trc

 

28 tháng 12 2021

Dùng cách điệp âm:

VD:nhẻ nhè nhe,nhan nhàn nhạt

10 tháng 9 2019

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)        Cha lại dắt con đi trên cát mịn

           Ánh nắng chảy đầy vai.

  (Hoàng Trung Thông) 

b)           Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

       Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) 

d)          Em thấy cả trời sao

             Xuyên qua từng kẽ lá

             Em thấy cơn mưa rào

             Ướt tiếng cười của bố.

                     (Phan Thế Cải)

Bài làm:

Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).

  •  Ướt (tiếng cười).

=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

10 tháng 9 2019

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)        Cha lại dắt con đi trên cát mịn

           Ánh nắng chảy đầy vai.

  (Hoàng Trung Thông) 

b)           Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

       Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) 

d)          Em thấy cả trời sao

             Xuyên qua từng kẽ lá

             Em thấy cơn mưa rào

             Ướt tiếng cười của bố.

                     (Phan Thế Cải)

Bài làm:

Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).

  •  Ướt (tiếng cười).

=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

10 tháng 1 2022

tham khảo:

Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

23 tháng 12 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

26 tháng 5 2022

 

THAM KHẢO!

1. Thị Kính- nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính- là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.

2. 

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

3. 

Danh sách học sinh lớp 1A:

– Nguyễn Văn A

– Trần Thị B

– Phan Ngọc C

4. Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.