K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.

- Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...

15 tháng 9 2023

Các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài: Tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười, dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ…

 
16 tháng 9 2023

- Xác định rõ đối tượng phân tích

- Xác định phạm vi phân tích

- Lập dàn ý chi tiết gồm có các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng

- Thu thập các thông tin chính thống liên quan đến tác phẩm

9 tháng 4 2021

Câu bị động hay còn gọi tên dưới dạng passive voice thể hiện sự nhấn mạnh, khẳng định sâu sắc vào đối tượng đề cập đến hơn là hành động thể hiện điều đó. Câu bị động được biến đổi trực tiếp từ câu chủ động do đó thì của chúng đều phải tương thích lẫn nhau.

Cấu trúc câu chủ động: S1 + Verb + Object (S2)

Cấu trúc câu bị động: S2 + tobe + V3/ed

Ví dụ: My mom bought some plant pots on the porch. (câu chủ động)

-> Some plant pots were bought on the porch by my mom. (câu bị động)

9 tháng 4 2021

Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác

VD: bông hoa này đc tôi mua

Ngôi nhà này đang được xây

16 tháng 9 2023

Đặc điểm chính của hài kịch

Khái niệm

Là một thể loại dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người

Nhân vật

Là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội

Hành động

Là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch

Xung đột kịch

Thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực

Lời thoại

Là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại)

Lời chỉ dẫn sân khấu

Là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ…

Thủ pháp trào phúng

Thường sử dụng các thủ pháp như phóng đại tính phi lô-gic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật; các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí…

Ví dụ

Ông Giuốc-đanh:  - Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Phó may:               - Rồi nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.

Ông Giuốc-đanh:  - Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì

  sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.

Phó may:                - Thưa ngài, đâu có.

Ông Giuốc-đanh:   - Đâu có là thế nào.

Phó may:                - Ngài tưởng tượng ra thế.

Ông Giuốc-đanh:   - Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!

Phó may:                - Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm được đấy.

22 tháng 11 2018

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

26 tháng 3 2020

Khái niệm:

Văn bản thuyết mình là dạng văn bản rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Trong giáo dục các giáo viên rất chú trọng dạy học sinh nội dung thể loại văn này để sử dụng, nhận biết và giúp thể hiện được chân thực các hiện tượng, sự vật.

Văn bản thuyết minh sẽ cung cấp cho người đọc, người nghe những kiến thức cụ thể về đặc điểm, tính chất, tác dụng, thành phần,… của những hiện tượng và sự vật trong tự nhiên cũng như trong xã hội bằng cách giải thích, giới thiệu hay trình bày. Với thuyết minh, người ta thể hiện văn chương qua phương cách trình bày giới thiệu hoặc giải thích cho người nghe hiểu rõ.

Đặc điểm của văn bản thuyết minh:

  • Văn bản thuyết minh đỏi hòi tính khách quan, chính xác, mang lại lợi ích cho con người phục vụ công việc và cuộc sống tốt nhất
  • Trình bày văn bản rõ ràng, mạch lạc, đủ nội dung đúng ý, kết cấu phân chia rõ
  • Người viết am hiểu về nội dung mình đang viết tới để trình bày đúng, đủ ý, truyền đạt cho người đọc hiểu và sử dụng có ích
  • Để văn thuyết minh trở nên hấp dẫn thì người viết có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Góp phần làm nổi bật đặc điểm, tính chất, nhấn mạnh ý chính trong bài viết và gây hứng thú cho người đọc. Một số biện pháp nổi bật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại, diễn ra, tự luận, ẩn thụ,…
Các phương pháp: + Phương pháp liệt kê. + Phương pháp so sánh.
+Phương pháp nêu ví dụ.
+Phương pháp nêu số liệu. +Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa. +Phương pháp phân tích hay phân loại. Cách làm văn bản thuyết minh:
  • Bước 1:
    • Xác định đối tượng thuyết minh.
    • Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
    • Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
    • Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
  • Bước 2: Lập dàn ý
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
26 tháng 3 2020

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức, kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

Văn bản thuyết minh cần được trình bày rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

Tri thức đòi hỏi khách quan, chính xác, hữu ích cho con người

Phương pháp và cách làm bạn tham khảo: https://vndoc.com/cach-lam-bai-van-thuyet-minh-hay/download