K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
6 tháng 10 2023

Áp cao cực được hình thành được hình thành trong điều kiện tại cực, nhiệt độ hạ thấp, không khí co lại, nén xuống bề mặt Trái Đất => hình thành áp cao.

4 tháng 10 2023
Áp cao cực là hiện tượng xảy ra trong hệ thống điện khi áp suất điện tăng lên đột ngột và vượt quá giới hạn cho phép. Đây là một tình huống nguy hiểm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như hỏa hoạn, hư hỏng thiết bị, thậm chí là mất mạng. Biểu hiện của áp cao cực có thể bao gồm: 1. Tăng áp đột ngột: Áp suất điện tăng lên nhanh chóng và vượt quá giới hạn an toàn. 2. Tiếng nổ: Khi áp suất điện tăng cao, có thể xảy ra các tiếng nổ, nổ mạnh. 3. Tia lửa: Áp suất điện cao có thể tạo ra tia lửa hoặc sự phát ra ánh sáng. Nguyên nhân của áp cao cực có thể bao gồm: 1. Lỗi kỹ thuật: Các lỗi trong thiết kế, lắp đặt hoặc bảo dưỡng hệ thống điện có thể dẫn đến áp cao cực. 2. Sự cố trong hệ thống: Hỏa hoạn, sự cố điện, đứt dây, hư hỏng thiết bị... có thể gây ra áp cao cực. 3. Tác động từ bên ngoài: Sự va đập, sét đánh, tác động từ môi trường có thể gây ra áp cao cực. 4. Quá tải: Sử dụng quá tải hoặc không đúng cách các thiết bị điện có thể dẫn đến áp cao cực. Để ngăn chặn và xử lý áp cao cực, cần tuân thủ các quy định an toàn điện, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng và vận hành.... ______________HT________________
14 tháng 4 2019
Quy luật Khái niệm Nguyên nhân Các biểu hiện
Địa đới Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời

- Từ Bắc Cực có bảy vòng đai nhiệt.

- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp.

- Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

- Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

- Từ cực về xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.

 
Phi địa đới Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan Do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn cung cấp năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

a) Quy luật đai cao

   - Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao đại hình.

   - Nguyên nhân tạo nên các đai cao: sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

   - Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình.

b) Quy luật địa ô

   - Khái niệm: quy luật đại ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình.

   - Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lực địa bị phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính lục địa càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

   - Biểu hiện của quy luật: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh tuyến.

a) Quy luật địa đới

- Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do: dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. +Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng: mặt trời đèn bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
+ Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ờ bề mặt đất. Vì thế. sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Dưới đây là một số biểu hiện của quy luật địa đới.

- Biểu hiện của quy luật

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau :
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30PN).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c.
+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
+ Các đới khí hậu trên Trái Đái
Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới. vì thế chúng đã tạo ra các đới khí hậu.
+ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

b) Quy luật phi địa đới.

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là: do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

- Biểu hiện của quy luật phi địa đới.
+ Quy luật đai cao
Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
Nguyên nhân tạo nên các đai cao này là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao
+ Quy luật địa ô
Khái niệm : Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.

1 tháng 4 2017

a) Quy luật địa đới

- Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do: dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. +Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng: mặt trời đèn bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
+ Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ờ bề mặt đất. Vì thế. sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Dưới đây là một số biểu hiện của quy luật địa đới.

- Biểu hiện của quy luật

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau :
- Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30PN).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c.
+ Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
+ Các đới khí hậu trên Trái Đái
Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới. vì thế chúng đã tạo ra các đới khí hậu.
+ Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật.

Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

b) Quy luật phi địa đới.

- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là: do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

- Biểu hiện của quy luật phi địa đới.
+ Quy luật đai cao
Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.
Nguyên nhân tạo nên các đai cao này là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao
+ Quy luật địa ô
Khái niệm : Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên.

14 tháng 12 2022

1. Nội lực:

Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hoá học toả nhiệt. do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo  trọng....

2. Ngoại lực: Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy. sóng biển, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời

7 tháng 7 2017

   - Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình

   - Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ

3 tháng 2 2023

* Khái niệm

Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên.

* Biểu hiện

- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

+ Giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ.

- Xanh hóa sản xuất đầu tư phát triển vốn tự nhiên, ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm:

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, vật liệu thay thế, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao để tăng năng suất lao động, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng khoa học kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để có năng suất và hiệu quả cao.

- Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững:

+ Kết hợp lối sống truyền thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại.

+ Đô thị hóa bền vững gồm xử lí rác thải, chất thải, suy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn.

10 tháng 10 2018

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn của quy luật: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

13 tháng 12 2022

- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.

- Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:

+ Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.

+ Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

+ Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định. 

-> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.

+ Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:

Tài nguyên thiên nhiên vô hạnTài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.

- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:

+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...

* Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội. 

* Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản… 

1 tháng 4 2017

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng



3 tháng 2 2023

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện:

+ Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu 1 thành phần thay đổi => sự thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Có thể dự báo trước về sự thay đổi các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng.

+ Cần nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác.