K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2021

Ngược dòng lịch sử – Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long: Kỳ 2 “Hệ thống thành lũy”

19/05/2017 4,577 Xem

1. Thành của Lý Bí:

Năm 542, Lý Bí – một hào trưởng ở đất Thái Bình (Sơn Tây) tập hợp nhân dân nổi dậy chống ách đô hộ của nhà Lương. Sau khởi nghĩa thắng lợi (544) Lý Bí xưng đế (Lý Nam Đế), lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng Hà Nội[1], dựng chùa Khai Quốc – tiền thân của chùa Trấn Quốc ngày nay. Năm 545 nhà Lương đem quân sang đàn áp. Để chống lại quân Lương, Lý Bí đã cho “dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch” (Lương thư);  “Tháng 6 năm Đại Đồng thứ 11 (545)… quân Lý Bí có vài vạn người lập thành sách ở cửa sông Tô Lịch để chống lại quan quân” (Trần thư)[2]. Tòa thành này cùng vài vạn quân của Lý Bí không chặn được bước tiến của quân địch. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Khi (quan của Trần Bá Tiên) đến Giao Châu, vua đem ba vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, vua chạy về Gia Ninh…”[3].

Về vị trí của tòa thành do Lý Bí đắp để chống lại quân Lương, không có tài liệu nào chép cụ thể. Đoạn ghi chép trong Lương thư, Trần thư nhắc tới ở trên chỉ cho biết ở cửa sông Tô Lịch. Vậy cửa sông Tô Lịch (lưu ý, đây là tài liệu đầu tiên nhắc đến con sông này) vào giữa thế kỷ VI nằm ở đâu? Trần Quốc Vượng trong bài khảo cứu Địa lý lịch sử miền Hà Nội (trước thế kỷ XI) nhận xét:  “Hiện nay, ở cạnh làng Yên Thái (Bưởi), bên bờ Hồ Tây có một làng tên là Hồ Khẩu. Tên làng chứng tỏ rằng ngày xưa đầu sông Tô Lịch ở phía đó (sông Tô Lịch lấy nước từ Hồ Tây, chẩy về phía Cầu Giấy, Ngã Tư Sở rồi chảy mãi về nam). Nơi đó có thể là chỗ Lý Nam Đế xây dựng thành trì chống quân Lương. Nhưng thành trì đó nhất định không có quy mô to lớn và chắc chắn lắm vì Lý Bí xây dựng trong lúc rút quân vội vàng từ Chu Diên về, và sau đó lại rút ngay lên giữ thành Gia Ninh (Bạch Hạc, Việt Trì…”[4]. Sáu năm sau, trong bài Bàn thêm về thành Thăng Long thời Lý (Trần Quốc Vượng viết chung với Vũ Tuấn Sán) các tác giả lại xác định cửa sông Tô Lịch là khu vực phố Hàng Buồm – Chợ Gạo hiện nay[5] (thời Trần khu vực này có phường Giang Khẩu, cuối tháng 5 năm 1285 mũi thọc sâu của quân nhà Trần do Trung Thành Vương chỉ huy tập kích quân Nguyên ở đây, sau đổi thành Hà Khẩu).

Chúng ta đều biết sông Tô Lịch có hai cửa. Một cửa thông với sông Hồng mà chỗ hợp lưu vào khoảng phố Hàng Buồm – Chợ Gạo hiện nay, chảy về phía đông ven theo mặt nam Hồ Tây đến Bưởi (đoạn sông này đã được nhắc đến trong Giao Châu ký, không phải là đoạn sông mới được đào từ thời Lý – Trần như có người chủ trương). Một cửa thông với Hồ Tây tại Hồ Khẩu khu vực gần Bưởi hiện nay. Vì thế thật khó xác định thành do Lý Nam Đế đắp ở cửa sông Tô Lịch là thuộc cửa nào, Hồ Khẩu hay Giang Khẩu – Hà Khẩu? Với  tình hình tư liệu hiện có thì câu hỏi này còn phải bỏ ngỏ.

2. Tử Thành của Khâu Hòa:

Năm 602 nhà Tùy phát đại quân xâm lược Vạn Xuân. Cuộc kháng chiến của Lý Phật Tử – Hậu Lý Nam Đế mau chóng thất bại, đất nước một lần nữa lại rơi vào ách cai trị của phong kiến Trung Hoa. Nhà Tùy khôi phục lại quận Giao Chỉ vốn được đặt từ thời Hán (tương đương vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay) và chuyển trung tâm từ Long Biên về Tống Bình (năm 607). Năm 618 nhà Đường thay thế nhà Tùy thống trị đất nước ta, khôi phục lại hệ thống châu, đặt Giao Châu tổng quản phủ kiêm quản mười châu, trong đó có Tống Châu là miền nội thành Hà Nội hiện nay. Thái thú Giao Châu là Khâu Hòa thần phục nhà Đường, được phong Giao Châu đại tổng quản. Năm 621 Đại tổng quản Khâu Hòa đắp Tử Thành (thành con) bên sông Tô Lịch chu vi 900 bộ – khoảng 1.674 mét (mỗi bộ tương đương 6 thước, mỗi thước bằng 31 cm).

05

Gạch “Giang Tây quân” – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

Về vị trí của Tử Thành cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. C.L.Madrolle trong Guides Madrolle, Indochine du Nord xác định ở vùng Thủ Lệ, Quần Ngựa ngày nay. Nguyễn Khắc Đạm cũng xác định vị trí của ngôi thành này có nhiều khả năng ở vùng núi Cung vì vùng này cho đến nay vẫn được bao về ba mặt tây, bắc và đông bằng con đường hào còn dấu vết đứt quãng dưới dạng những đầm ao sát nhau liên tục. Mặt khác kích thước của vùng này cũng tương đối phù hợp với kích thước của Tử Thành[6].

Tử Thành tồn tại cho đến mãi sau này. Hơn hai thế kỷ sau, vào năm Hàm Thông thứ 3 (863) quân Nam Chiếu tấn công Tống Bình, tướng là Dương Tử Tấn đóng quân ở Tử Thành[7].

3. La Thành của Trương Bá Nghi:

Sau Tử Thành do Khâu Hòa đắp năm 621, nhiều người cho rằng không có toà thành nào khác được xây dựng mãi cho đến năm 767 khi Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đắp La Thành. Gần đây (2000) Phạm Văn Kính chứng minh thực ra thì Trương Bá Nghi chỉ là người sửa sang thêm, còn La Thành  đã phải có từ trước đó, cụ thể là vào năm 756 căn cứ vào ghi chép của Phan Huy Chú: “Đầu đời Chí Đức (756 – 757) đổi làm Trấn Nam đô hộ phủ, đắp La Thành, sau đổi làm An Nam đô hộ phủ”[8]. Theo Phạm Văn Kính điều này phù hợp với ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Trương Bá Nghi đắp lại La Thành” (nguyên văn: phục bồi trúc La Thành) hay Việt sử thông giám cương mục: “Trương Bá Nghi lại đắp La Thành” (nguyên văn: cánh bồi trúc La Thành), đều có nghĩa là đắp lại hoặc đắp thêm[9]. Tuy nhiên, dù thực tế có phải là như vậy thì một điều chắc chắn là La Thành phải đến Trương Bá Nghi mới thực sự là tòa thành để lại dấu ấn rõ rệt trong kiến trúc thành lũy Hà Nội thời Bắc thuộc.

La Thành ban đầu chỉ cao vài thước, nhỏ hẹp và không chắc chắn[10]. Năm 791 và 801 Đô hộ Triệu Xương và Bùi Thái sửa sang thêm La Thành. Năm 808 Trương Châu sửa lại La Thành, gọi là An Nam la thành cao 22 thước (6,82 mét), có ba cửa, trên có lầu; cửa Đông và cửa Tây có lầu ba gian, cửa Nam (là cửa chính) có lầu 5 gian; trong thành có 10 cung, hai bên tả hữu đại sảnh dựng lầu giáp trượng 40 gian để chứa vũ khí. Đây là toà thành đầu tiên có quy mô tương đối lớn.

Vị trí của tòa thành do Trương Bá Nghi đắp (hoặc sửa đắp) và sau này được sửa chữa nhiều lần nằm ở đâu? Đại La thành chí (do Phương dư kỷ yếu q.112 dẫn) nói rằng thành cũ do Trương Bá Nghi đắp và do Trương Châu sửa vốn ở phía nam sông[11]. Nhưng là sông nào? Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán theo Nguyên Hòa quận huyện chí (q.38, 3b-4a )[12] và nhiều tài liệu khác xác định đó là sông Tô Lịch. Nhưng cụ thể ở về phía nào thì chưa đưa ra kết luận dứt khoát. H. Maspero ngờ rằng di tích những luỹ đất còn sót lại cho đến nay ở miền đền Voi Phục là di tích “thành cũ Tô Lịch” (tức thành do Trương Bá Nghi đắp)[13]. Nguyễn Khắc Đạm, dựa vào địa thế sông Tô Lịch, vào hình thế đầm ao hiện đại và bản đồ Hồng Đức đoán định La Thành có giới hạn như sau: mặt tây cách sông Tô Lịch 360 mét, mặt bắc theo sát sông Tô Lịch, mặt đông gồm Ngọc Hà, mặt nam đại khái theo đường Đội Cấn (rất có thể con đường này đại khái được xây dựng theo tường thành phía nam của La Thành còn lại rồi san đi[14]. Tuy có những sai lệch nhất định nhưng các ý kiến đều cơ bản thống nhất La Thành nằm dịch về phía tây quận Ba Đình hiện nay.

La Thành được đắp để bao lấy Tử Thành. Danh từ La Thành vốn không phải là danh từ riêng như hầu hết các nhà Hà Nội học xác nhận. La có nghĩa là bao bọc, la thành là thành bao (ôm lấy) Tử Thành, rồi dần trở thành La Thành như một danh từ riêng.

4. Giao Châu thành của Lý Nguyên Hỷ:

Theo Giao Châu ký do Việt điện u linh tập dẫn, năm 824 Đô hộ Lý Nguyên Hỉ thấy ở phía bắc thành có dòng nước chảy ngược nên sai bói chọn đất để dời phủ trị. Cựu đường thư chép năm 825 Lý Nguyên Hỷ xin dời thành sang bờ bắc, nhưng được ít lâu lại trở lại chỗ cũ[15]. Con sông có dòng nước ngược chép ở trên chính là sông Tô Lịch (sử sách nhắc nhiều đến hiện tượng chảy ngược dòng của sông Tô Lịch). Về sau đô hộ Điền Trang hàng năm bắt dân nộp tiền làm lũy gỗ ở quanh thành. Năm 858 Đô hộ Vương Thức lấy tiền thuế một năm mua tre gỗ trồng quanh 12 dặm thành, đào hào, rào lũy, ngoài lại trồng tre gai. Vì vậy thành đó còn mang tên là thành Lặc Trúc[16]. Thành này còn có các tên gọi là thành Giao Châu hay thành Giao Chỉ và theo Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán thì đây chính là phủ thành đô hộ. Trong một số bộ sử phân biệt tòa thành do Trương Bá Nghi đắp là thành cũ, còn thành này là thành hiện tại – kim thành. Ông Nguyễn Khắc Đạm sử dụng thuật ngữ Kim Thành như một danh từ riêng.

06

Đĩa đèn dầu lạc men nâu – thời Đường, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

Về vị trí của tòa thành này, Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán xác định: Phía bắc thành là sông Tô Lịch; phía đông thành ở gần sông Hồng. Như thế, thành này nằm dịch hẳn về phía đông. Nguyễn Khắc Đạm cũng có ý kiến tương tự.

Như vậy, cho đến khoảng giữa thế kỷ IX tại khu vực nội thành Hà Nội hiện nay có tới ba tòa thành cùng đồng thời tồn tại. Đó là Tử Thành đắp từ thời Khâu Hoà (621), La Thành đắp từ thời Trương Bá Nghi (767) và Giao Châu thành đắp từ thời Lý Nguyên Hỉ (825). Tử Thành không thấy có tên gọi nào khác. La Thành do Trương Bá Nghi đắp các tài liệu về sau thường gọi là thành cũ sông Tô Lịch, Giao Châu thành hay Giao Chỉ thành gọi là Kim thành – thành hiện tại. Các nhà nghiên cứu lịch sử Hà Nội nhắc nhiều đến Tử Thành của Khâu Hòa và La Thành của Trương Bá Nghi, ít nhắc đến Giao Châu hay Giao Chỉ thành. Tuy nhiên, nhiều sử liệu đương thời xác nhận sự tồn tại của cả ba tòa thành. Sách Man thư chép về cuộc tấn công của quân Nam Chiếu năm 863 nhắc đến cả ba tòa thành này. Phàn Xước, người giúp việc văn thư cho Kinh lược sứ phủ An Nam đô hộ Thái Tập, tác giả sách Man thư mô tả khá kỹ về các sự kiện trên:

“Năm Hàm thống thứ 3, tháng Chạp, ngày 27 (đầu 863) giặc Man (Nam Chiếu) đến sát thành trì Giao Châu… Quân Hà Man đặt doanh trại ở thành cũ sông Tô Lịch…”

“Năm Hàm Thông thứ 4, tháng Giêng, ngày 23 (864), Thái Tập đứng trên thành dùng nỏ bắn được 200 tên… Ngày 7 tháng 2 thành bị hãm… Thái Tập bị trúng tên… những người tay chân đều chết hết cả… Kiện tướng Kinh Nam, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương Châu ước hơn 400 người mang mạch đao, cưỡi ngựa chạy đến ven bờ sông phía Đông thành. Đô ngu hậu Kinh Nam Nguyên Duy Đức, Quản đô hầu Đàm Khả Ngôn, Phán quan Giang Tây quân Truyền Môn bảo tướng sĩ rằng: “Các ngươi! Bến sông không có thuyền, xuống nước tất chết, cùng với anh em mỗi người giết được hai tên giặc Man chúng ta cũng được lợi rồi”. Bèn cùng đốc xuất nhau vào đông La thành, xúm vây ở cổng, một bên bày trường đao, một bên bày trường mã đánh bất ngờ, quân Man đang từ bên sông ngoài thành cưỡi ngựa vào cổng không phòng bị gì… khoảng hai ba nghìn tên giặc và vài ba trăm cỗ ngựa bị giết. Man tặc Dương Tư Tấn ở trong Tử Thành lúc canh một mới biết và ra cứu”.

Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống (cuối IX) cũng chép tương tự:

“Năm Hàm Thông thứ 4 (863), mùa Xuân, tháng Giêng, ngày Canh ngọ, quân Nam Chiếu vây hãm Giao Chỉ. Những người tay chân của Thái Tập đều chết… Kẻ liêu thuộc là Phàn Xước mang ấn vượt qua sông. Tướng sĩ Kinh Man, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương Châu hơn 400 trăm người đều đều chạy đến bến nước ở phía đông thành. Ngu hầu Kinh Nam là Nguyên Duy Đức bảo đám đông: “Chúng ta không có thuyền, xuống nước tất chết, chẳng thà quay lại về thành đánh quân Man, lấy một mạng đổi hai mạng giặc Man cũng còn có lợi”. Bèn quay lại thành vào cửa Đông La. Quân Man không phòng bị. Bọn Duy Đức thả binh lính giết hơn hai nghìn giặc. Đến đêm tướng Man là Dương Tư Tấn mới từ Tử Thành ra cứu. Bọn Duy Đức đều bị giết. Quân Nam Chiếu hai lần vây hãm Giao Chỉ vừa giết vừa bắt làm tù binh đến 15 vạn người. Chúng lưu lại 2 vạn quân, sai Dương Tư Tấn đóng ở Giao Chỉ thành”[17].

5. Đại La thành của Cao Biền:

Sử sách Trung Quốc có chép về sự kiện Cao Biền đắp La Thành (như Tân Đường thư (q.224 hạ), Tự trị thông giám (q.250, 25b) và cho biết thêm chu vi thành là 3.000 bộ (khoảng 5,58 km), trong có 40 vạn gian nhà. Việt sử lược chép cụ thể: “Biền đắp lại La Thành chu vi 1980 trượng 5 thước (6,139 km), cao 2 trượng 6 thước (8,06 m), chân thành rộng 2 trượng 6 thước (8,06 m), bốn mặt xây nữ tường (tường nhỏ xây trên thành lớn) cao 5 thước 5 tấc  (1,7 m), 55 địch lâu (lầu vọng địch), 5 môn lâu (lầu xây trên cửa thành), 6 ủng môn (cửa tò vò, cửa nách), 3 ngòi nước, 34 con đường; lại đắp đê chu vi 2125 trượng 8 thước (6,589 km), cao 1 trượng 5 thước ( (4,65 m), chân đê rộng 3 trượng (9,3 m), lại dựng hơn 5 gian nhà”[18]. Đại Việt sử ký toàn thư về cơ bản chép như Việt sử lược, chỉ có khác biệt đôi chút.

07

Tượng đầu linh thú trang trí góc mái – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

Về vị trí của thành Đại La, từng có nhiều ý kiến không thống nhất. Các nhà nghiên cứu phương Tây như Pelliot, CL.Madrolle, một số tác giả Việt Nam như Đào Duy Anh, Trần Huy Bá và tập thể tác giả sách Lịch sử thủ đô Hà Nội đều cho vị trí của thành Đại La do Cao Biền đắp là ở khu vực Quần Ngựa phía nam đường Hoàng Hoa Thám ngày nay. Quan điểm này trái ngược với ý kiến của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán. Phủ định ý kiến của các tác giả trên Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán đưa ra bốn cơ sở:

– Nếu Cao Biền chỉ đắp lại An Nam la thành thì vị trí của thành đó về phía đông đã ở sát sông Hồng mà chu vi chỉ có hơn 6 km, cho nên không thể bao quanh cả một vùng từ  bờ sông Hồng ở phía đông đến vùng Quần Ngựa ở phía tây được

– Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm hiện nay là do Cao Biền dựng ở cửa Đông ngoài thành bên bờ sông Hồng. Thần tích đền Bạch Mã, sách Việt điện u linh (viết đầu thế kỷ XIV), Lĩnh Nam chích quái đều khẳng định như vậy. Bấy giờ sông Hồng còn ăn sâu vào vào sát đền Bạch Mã hiện nay.

– Theo Hoàng Việt địa dư thì quán Huyền Thiên ở phường Đồng Xuân xưa (nay ở số 54 phố Hàng Khoai gần chợ Đồng Xuân) thờ Huyền Thiên Đại Đế, quán này lập từ thời thuộc Đường ở trong phủ thành.

Như vậy La Thành hay Đại La thành thời thuộc Đường về phía đông bao gồm một phần khu chợ Đồng Xuân và khu Hàng Buồm hiện nay và ở sát ngay bờ sông Hồng. Điều đó cũng phù hợp với sự kiện Lý Thái Tổ từ Hoa Lư dời đô ra thành Đại La đã đỗ thuyền ở dưới chân thành.

08

Ngói ống có đầu trang trí văn nhũ đinh, thời Đại La, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

– Theo truyền thuyết, vị thần xuất hiện ra cho Cao Biền thấy tự xưng là “thần khí thiêng đất Long Đỗ”. Long Đỗ chính là một tên khác của núi Nùng trên đó có điện Kính Thiên thời Lê hiện còn dấu vết ở trong thành Hà Nội ngày nay[19]

Nguyễn Khắc Đạm cũng cùng quan điểm với Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, đồng thời chỉ định rõ thêm: mặt đông của thành Đại La sát với sông Hồng (sông Hồng lúc này còn ăn sát tới khoảng phố Hàng Ngang, Hàng Đào), theo sông Tô Lịch ở phía bắc, bao lấy núi Nùng ở phía tây (nhưng không cách xa quá núi Nùng), rồi quặt sang phía sông Hồng để nối với mặt đông. Tường thành phía tây có thể là tương đương với đường Hoàng Diệu hiện nay.

Đại La thành do Cao Biền đắp là để bao lấy Kim Thành (như trên đã nói Nguyễn Khắc Đạm dùng như danh từ riêng, trong khi Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán dịch nghĩa là thành hiện nay, còn tên gọi được nhắc đến trong sử sách là thành Giao Châu hay thành Giao Chỉ).

Như vậy, cho đến cuối thế kỷ IX, khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay có hai hệ thống thành luỹ: hệ thống phía tây với Tử Thành (621) được bao bởi La Thành (767); hệ thống phía đông với Kim Thành hay Giao Châu thành, Giao Chỉ thành (825) được bao bởi Đại La Thành (866).

09

Gạch lát trang trí nổi hoa văn hình cá sấu bơi trong sóng nước, thời Đại La, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

Những ý kiến trên gần như không có cứ liệu thực tế (thành luỹ) để chứng minh. Tuy nhiên, những lập luận trên cơ sở thư tịch cổ và vị trí một số kiến trúc cổ có thể đã có từ thời Đường cũng tỏ ra tương đối có sức thuyết phục. Việc thể hiện các thành luỹ này trên bản đồ vì thế vừa mang ý nghĩa phỏng đoán – mặt khác việc xác định vị trí và phạm vi của nó cũng mang tính tương đối.

15 tháng 5 2021

Ngược dòng lịch sử – Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long: Kỳ 1 “Vài nét về vùng đất Hà Nội thời kỳ tiền Thăng Long”

12/05/2017 6,419 Xem

Vùng đất Hà Nội hiện nay nói chung, khu vực các quận nội thành nói riêng, là một trung tâm tụ cư sớm của người Việt cổ. Trên địa bàn Hà Nội các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di chỉ văn hóa thời đại đồng thau, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tại khu vực các quận nội thành, tìm thấy ở vùng Quần Ngựa (Ba Đình), hồ Bẩy Mẫu (Hai Bà Trưng) các di chỉ thuộc thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên (sơ kỳ đồng thau, cách ngày nay 3.500 đến 4000 năm); ở vùng ven Hồ Tây (quận Tây Hồ), Ngọc Hà (quận Ba Đình) các di chỉ và hiện vật thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn (sơ kỳ sắt, cách ngày nay trên dưới 2.000 năm cho đến gần 3.000 năm).

cac-loai-riu-da-di-chi-dinh-trang-co-loa-khai-quat-2010

Các loại Rìu đá – di chỉ Đình Tràng, xã Cổ Loa (khai quật khảo cổ năm 2010)

Khu vực trung tâm Hà Nội hiện nay thời vua Hùng, vua Thục thuộc về bộ Tây Vu[1]; thời thuộc Hán là huyện Tây Vu (do bộ Tây Vu thời dựng nước – nhà Hán chuyển thành) và huyện Phong Khê; thời thuộc Ngô – Tấn là huyện Vũ An và Nam Định đều thuộc quận (có khi đổi thành châu) Giao Chỉ, Giao Châu. Cho đến khoảng giữa thế kỷ V vùng trung tâm Hà Nội mới được đặt thành một đơn vị hành chính (khoảng đời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu Tống (454 – 456), đó là huyện Tống Bình (sau đó đổi là quận). Quận Tống Bình ở thế kỷ V, VI gồm các huyện là Nghĩa Hoài, Tuy Ninh… Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung Quốc và tiến hành một số thay đổi hành chính trên vùng đất nước ta: đặt 5 quận, trong đó có quận Giao Chỉ – tức vùng Bắc Bộ gồm 9 huyện, trong đó có huyện Tống Bình. Năm 618 nhà Đường thay thế nhà Tùy cai trị Trung Quốc, đặt Giao Châu tổng quản phủ kiêm quản 10 châu, trong đó có châu Tống Bình (năm 621); năm 679 đặt An Nam đô hộ phủ gồm 12 châu, 59 huyện do chức Kinh lược sứ (sau đổi làm Tiết độ sứ) đứng đầu, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Đèo Ngang ra và thêm cả phần phía Nam hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc.

02

Ngói chữ nhật lợp góc mái trang trí mặt linh thú – thời kỳ Đại La, thế kỷ VIII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

Đầu thế kỷ VII (năm 607) chính quyền đô hộ nhà Tùy chuyển trị sở của quận Giao Chỉ từ Long Biên (Bắc Ninh) về huyện Tống Bình. Huyện Tống Bình, trị sở của quận Giao Chỉ đời Tùy, tới năm 621 nhà Đường đổi là Tống Châu gồm ba huyện: Tống Bình (là châu trị), Hoằng Giáo (hay Hoằng Nghĩa), Nam Định. Đến năm 622 nhà Đường lại chia huyện Tống Bình, đặt thành hai huyện Giao Chỉ, Hoài Đức. Vậy huyện Giao Chỉ mà Tân Đường thư cho là trị sở của Giao Châu chính là một phần huyện Tống Bình cũ. Năm 623, Tống Châu gọi là Nam Tống Châu. Năm đầu hiệu Trinh Quán (627) nhà Đường bỏ Nam Tống Châu, cả ba huyện Hoằng Giáo, Hoài Đức, Giao Chỉ lại nhập lại thành huyện Tống Bình, lúc này thuộc Giao Châu và là trị sở của Giao Châu. Còn tên huyện Giao Chỉ từ năm 627 trở đi lại được đặt cho đất Nam Từ Châu cũ (gồm ba huyện Từ Liêm, Ô Diên, Vũ Lập nay nhập thành huyện Giao Chỉ)[2]. Phương dư kỷ yếu cho rằng huyện Giao Chỉ đời Tùy là đất huyện Luy Lâu đời Hán, năm 621 đặt Giao Châu ở đó, lại tách đặt ba huyện Từ Liêm, Ô Diên, Vũ Lập đặt Từ Châu. Năm 623 gọi là Nam Từ Châu, năm 627 bỏ châu, ba huyện sáp nhập vào huyện Giao Chỉ. Năm 628 “dời huyện trị (Giao Chỉ) đến thành Giao Chỉ cũ nhà Hán, vẫn là trị sở Giao Châu. Năm đầu hiệu Bảo Lịch (825) dời châu trị đến huyện Tống Bình” [3]. Điều này sai. Trong hành trình từ Bắc Bộ nước ta sang Ấn Độ mà Giả Đam ghi lại đời Trinh Nguyên (785 – 805) có chép “Từ (phủ trị) An Nam đi qua Giao Chỉ, Thái Bình, hơn 100 dặm thì đến Phong Châu[4] (từ Hà Nội qua Hoài Đức sang sông đến Yên Lãng rồi đến Việt Trì (Gia Ninh, trị sở Phong Châu) – TQV). Vậy Giao Chỉ cuối thế kỷ thứ VIII không phải là trị sở Đô hộ phủ. Còn huyện Nam Định thì vốn có từ đời Ngô, đến đời Tùy bị sáp nhập vào huyện Tống Bình rồi đến năm 621 tách khỏi huyện Tống Bình làm thành một huyện thuộc Tống Châu, đến năm 627 Tống Châu bị bỏ thì Nam Định thành một huyện riêng thuộc Giao Châu, đất đai đại để ở dọc sông đào Phủ Lý (Hà Nam) và miền hữu ngạn sông Hồng[5]. (Đầu đời Nguyễn, Hà Nam còn là một bộ phận của Hà Đông và Hà Nội). Địa phận của huyện Tống Bình xưa là khá rộng lớn. Nó bao gồm một phần đất của các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên và đa phần Hà Nội (trừ hai huyện Sóc Sơn và Từ Liêm) bây giờ.

03

Giếng nước, thời Đại La – thế kỷ IX và được tái sử dụng vào thời Lý – thế kỷ XI (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

04

Bình men xanh 4 quai thời Đường, thế kỷ VII-IX (khai quật tại Hoàng thành Thăng Long)

Năm 679 nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ thì Tống Bình trở thành trung tâm của phủ An Nam đô hộ rộng lớn cho đến ngày Khúc Thừa Dụ khôi phục nền tự chủ. Họ Khúc, họ Dương đóng thủ phủ ở đây. Từ Ngô Quyền – nhà Ngô (939 – 965), qua Đinh (968 – 980) đến Tiền Lê (981 – 1009) kinh đô của quốc gia độc lập người Việt chuyển về Cổ Loa (Ngô), hay xây dựng đô thành mới Hoa Lư (Đinh, Tiền Lê) và vì thế thủ phủ Tống Bình có phần suy giảm. Tuy nhiên, nó vẫn đã là một thành thị và sẽ sống dậy, phát triển về chất, ở một tầm cao mới sau ngày Lý Công Uẩn định đô trở thành một trung tâm đầu não hành chính (quận, phủ) việc thiết lập các cơ sở làm việc (dinh thự) và bảo vệ nó (thành luỹ) cũng được tiến hành.

16 tháng 11 2021

Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

  1. Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán

    nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)

  2. Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
  3. Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).

Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.

Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1

Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.

  • Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.
  • Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt Âu Lạc của An Dương Vương.
    • Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị diệt năm 207 TCN
    • Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt[cần dẫn nguồn] phía Tây nước Âu Lạc "sau khi Lã hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN.

Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn

Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2

Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.

Sự cai trị của Đông Hán tại bộ Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).

Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp dùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc bộ Giao Chỉ được đổi gọi là Giao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.

Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo về Tào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265 nhà Tấn diệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.

Sau thời Tam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.

Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm 248, ở quận Cửu Chân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, sau bị Lục Dận là thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt như Lương Thạc, Lý Trường Nhân duy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.

Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân năm 544.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3

Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.

Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.

Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.

Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.

Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.

Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.

Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.

Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938

Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 4

Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đại Tiền Lê, Lý và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.

Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.

Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa.

Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần của Long Quân.

So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.

16 tháng 11 2021

NGẮN THÔI NHÉ

1 tháng 10 2016

Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

2 tháng 10 2016

dài quá nhưng hay đấy bạn chắc bạn giỏi văn lắm !! ~^v^~

7 tháng 11 2023

   Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

   Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

   Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

   Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

   Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

   Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage

   Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

   Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

   Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

   Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

   Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

   Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

(đủ ko ạ?)

9 tháng 3 2022

 

Phong Châu (Việt Trì – Phú Thọ).

24 tháng 3 2021

Tên các cuộc khởi nghĩa lớn :Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà TrưngKhởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]Hội thề Hát Môn[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo giả thuyết do Thiên Nam ngữ lục nêu mà sử gia Đào Duy Anh đồng tình, cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán đã diễn ra vào nửa cuối năm 39 và bị Tô Định trấn áp khiến Thi Sách bị hại. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[15].

Ngày mồng 4 tháng 9[16] năm Kỷ Hợi (39), Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở bãi đá Tràng Sa, cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau:[17][18]

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này".

Đánh đuổi Tô Định[sửa | sửa mã nguồn]Bản đồ Lĩnh Nam 02.png 

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi Trưng Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:

Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.

Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà[19].

Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ.[20]Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; thông số tên sai, như, nhiều thông số tên quá Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:

"Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”

Sách Thủy kinh chú chép:[21]

"[Hai Bà] công phá châu huyện, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trưng Trắc làm vua."

Các sử gia căn cứ theo các thần phả và truyền thuyết tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau:[21][22][23]

Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa.

Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (lãng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.

Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn[24]. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…

Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó vương[25].

Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn sử liệu đều thống nhất rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa không gói gọn trong phạm vi quận Giao Chỉ mà là toàn bộ Giao Chỉ Bộ đương thời, tức là trong khoảng toàn bộ lãnh thổ nước Nam Việt cũ. Có ý kiến lý giải đó là lý do vì sao lãnh thổ thời Hai Bà Trưng được gọi là Lĩnh Nam (“Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”)[26].

Các bộ sử cũ như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều ghi Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành. Riêng Ngô Thì Sĩ soạn Đại Việt sử ký tiền biên đã kê lại từng thành (huyện) trong mỗi quận và cho ra tổng số các thành thuộc 7 quận đất Âu Lạc và Nam Việt cũ (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải) chỉ là 56[19].

Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa rộng hơn như vậy, không chỉ bao gồm trong phạm vi Giao Chỉ Bộ mà lan sang cả một số địa phương phía nam Dương châu và Kinh châu, do đó tổng số huyện thành mà sử cũ ghi 65 là chính xác[27].

Các sử gia hiện đại xem xét phạm vi cuộc khởi nghĩa dè dặt hơn và cũng không thống nhất. Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh, tuy cùng ghi nhận số 65 thành nhưng cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa chỉ bao gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố[15][28]. Các sách Lịch sử Việt Nam do các nhóm tác giả khác nhau cũng ghi nhận phạm vi khác nhau: có nguồn chỉ ghi nhận phạm vi khởi nghĩa trong 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân[23], nguồn khác lại khẳng định phạm vi trên 7 quận Giao Chỉ Bộ, tức là toàn lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[9].

Hệ quả và ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới sự lãnh đạo của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhiều lực lượng chống ách đô hộ của nhà Đông Hán đã kết hợp làm một, trở thành một phong trào khởi nghĩa rộng lớn của người Việt, đánh đổ sự cai trị của nhà Hán trên toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[22].

Điều này được các sử gia đánh giá là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, một sự tái nhận thức quan trọng về quyền sống theo cách riêng của người Việt. Cuộc khởi nghĩa phản ánh ý thức dân tộc đã khá rõ rệt của Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt trên con đường hình thành qua hơn 200 năm mất nước - khoảng thời gian mà các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thực hiện đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn là quận huyện của Trung Quốc – vẫn tồn tại và phát triển trong lòng người Việt[29].

Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc[30]. Các Lạc tướng cùng hậu duệ của họ là đại biểu của phong trào này[31].

Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa là sự phủ nhận hiên ngang cường quyền của các triều đại phương Bắc coi các dân tộc xung quanh là “Man Di” ("man tộc", "man rợ" hay "mọi rợ"), thuộc quốc buộc phải phục tùng “thiên triều”, “thiên tử”, phủ nhận tư tưởng “tôn quân, đại thống nhất”[31].

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do phụ nữ đứng đầu, trong thế giới tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của đế chế Hán cổ đại, được xem là sự đối chọi quyết liệt về văn hóa, nếp sống, nếp tư duy của đôi bên Nam – Bắc, Việt - Hán[31].

... trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình.

Năm 248, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu .

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Nguyên nhân: không cam chịu kiếp sống nô lệ.

- Diễn biến:

+ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng khắp châu Giao.

+ Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc kn bị thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Thanh Hóa)

- Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc ta.

Năm 542-602, cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan 

26 tháng 2 2022

Tên các cuộc khởi nghĩa lớn :Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà TrưngKhởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]Hội thề Hát Môn[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo giả thuyết do Thiên Nam ngữ lục nêu mà sử gia Đào Duy Anh đồng tình, cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán đã diễn ra vào nửa cuối năm 39 và bị Tô Định trấn áp khiến Thi Sách bị hại. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[15].

Ngày mồng 4 tháng 9[16] năm Kỷ Hợi (39), Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở bãi đá Tràng Sa, cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau:[17][18]

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này".

Đánh đuổi Tô Định[sửa | sửa mã nguồn]

  
24 tháng 3 2021
Tên các cuộc khởi nghĩa lớn :Năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà TrưngKhởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]Hội thề Hát Môn[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo giả thuyết do Thiên Nam ngữ lục nêu mà sử gia Đào Duy Anh đồng tình, cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán đã diễn ra vào nửa cuối năm 39 và bị Tô Định trấn áp khiến Thi Sách bị hại. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[15].

Ngày mồng 4 tháng 9[16] năm Kỷ Hợi (39), Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở bãi đá Tràng Sa, cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau:[17][18]

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này".

Đánh đuổi Tô Định[sửa | sửa mã nguồn]Bản đồ Lĩnh Nam 02.png 

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi Trưng Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:

Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.

Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà[19].

Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ.[20]Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; thông số tên sai, như, nhiều thông số tên quá Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:

"Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”

Sách Thủy kinh chú chép:[21]

"[Hai Bà] công phá châu huyện, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trưng Trắc làm vua."

Các sử gia căn cứ theo các thần phả và truyền thuyết tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau:[21][22][23]

Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa.

Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (lãng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.

Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn[24]. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…

Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó vương[25].

Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn sử liệu đều thống nhất rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa không gói gọn trong phạm vi quận Giao Chỉ mà là toàn bộ Giao Chỉ Bộ đương thời, tức là trong khoảng toàn bộ lãnh thổ nước Nam Việt cũ. Có ý kiến lý giải đó là lý do vì sao lãnh thổ thời Hai Bà Trưng được gọi là Lĩnh Nam (“Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”)[26].

Các bộ sử cũ như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều ghi Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành. Riêng Ngô Thì Sĩ soạn Đại Việt sử ký tiền biên đã kê lại từng thành (huyện) trong mỗi quận và cho ra tổng số các thành thuộc 7 quận đất Âu Lạc và Nam Việt cũ (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải) chỉ là 56[19].

Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa rộng hơn như vậy, không chỉ bao gồm trong phạm vi Giao Chỉ Bộ mà lan sang cả một số địa phương phía nam Dương châu và Kinh châu, do đó tổng số huyện thành mà sử cũ ghi 65 là chính xác[27].

Các sử gia hiện đại xem xét phạm vi cuộc khởi nghĩa dè dặt hơn và cũng không thống nhất. Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh, tuy cùng ghi nhận số 65 thành nhưng cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa chỉ bao gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố[15][28]. Các sách Lịch sử Việt Nam do các nhóm tác giả khác nhau cũng ghi nhận phạm vi khác nhau: có nguồn chỉ ghi nhận phạm vi khởi nghĩa trong 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân[23], nguồn khác lại khẳng định phạm vi trên 7 quận Giao Chỉ Bộ, tức là toàn lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[9].

Hệ quả và ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới sự lãnh đạo của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, nhiều lực lượng chống ách đô hộ của nhà Đông Hán đã kết hợp làm một, trở thành một phong trào khởi nghĩa rộng lớn của người Việt, đánh đổ sự cai trị của nhà Hán trên toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[22].

Điều này được các sử gia đánh giá là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, một sự tái nhận thức quan trọng về quyền sống theo cách riêng của người Việt. Cuộc khởi nghĩa phản ánh ý thức dân tộc đã khá rõ rệt của Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt trên con đường hình thành qua hơn 200 năm mất nước - khoảng thời gian mà các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thực hiện đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn là quận huyện của Trung Quốc – vẫn tồn tại và phát triển trong lòng người Việt[29].

Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc[30]. Các Lạc tướng cùng hậu duệ của họ là đại biểu của phong trào này[31].

Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa là sự phủ nhận hiên ngang cường quyền của các triều đại phương Bắc coi các dân tộc xung quanh là “Man Di” ("man tộc", "man rợ" hay "mọi rợ"), thuộc quốc buộc phải phục tùng “thiên triều”, “thiên tử”, phủ nhận tư tưởng “tôn quân, đại thống nhất”[31].

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do phụ nữ đứng đầu, trong thế giới tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của đế chế Hán cổ đại, được xem là sự đối chọi quyết liệt về văn hóa, nếp sống, nếp tư duy của đôi bên Nam – Bắc, Việt - Hán[31].

... trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình.

Năm 248, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu .

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Nguyên nhân: không cam chịu kiếp sống nô lệ.

- Diễn biến:

+ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng khắp châu Giao.

+ Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc kn bị thất bại, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Thanh Hóa)

- Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc ta.

Năm 542-602, cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan 

Bạn xóa các chữ "Sửa;Sửa mã nguồn" đi

31 tháng 12 2021

A