K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Danh từ:

+ Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

+ Phân loại danh từ:

* Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ đơn vị có hai nhóm:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ).

Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: danh từ chỉ đơn vị chính xác; danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

* Danh từ chỉ sự vật: có hai nhóm:

* Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,…

Khi viết danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể là :

Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp ( không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,… thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

* Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.

- Cụm danh từ

+ Khái niệm: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ,nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

+ Cấu tạo cụm danh từ: Mô hình cụm danh từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

- Động từ

+ Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,hãy, chớ, đừng,… để tạo thành cụm động từ.

Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất đi khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng,vẫn, hãy, chớ, đừng,…

+ Phân loại động từ: Có hai loại:

Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).

Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Loại này gồm hai loại nhỏ:

Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi làm gì?)

Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)

- Cụm động từ

+ Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

+ Cấu tạo: Mô hình cụm động từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.

Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa:quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…

Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,…

- Tính từ

+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng chớ, của tính từ rất hạn chế.

Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

+ Các loại tính từ:có hai loại chính;

Tính từ chỉđặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

- Cụm tính từ

Mô hình đầy đủ của cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau.

Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian;sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định;…

Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh;mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;…

- Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự,số từ đứng sau danh từ.

Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

- Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

- Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

- Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

+ Các loại : có hai loại lớn:

Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung ý nghĩa liên quan tới hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nên ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian; mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

- Đại từ

+ Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…

+ Các loại: có hai loại :

Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô); trỏ số lượng; trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

Đại từ dùng để hỏi dùng để: hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Chúc bạn học tốt

12 tháng 12 2017

trong SGK có mà

14 tháng 7 2018

Có Trong SGK lớp 4,5,6

12 tháng 12 2017

trong sgk lớp 6 tập 1 đấy bạn

18 tháng 12 2016

vừa khó vưa nhiều ko nhìn sachf làm sao giải đcoho

18 tháng 12 2016

đã bảo khó rồi mà. Thánh Văn đâu phải dễ

(đề ôn thi học kì đấy, phải thuộc hết, cả ý nghĩa từng chuyện nữa, hayzay............)
 

Tham khảo :

Câu 1 :

Danh từ : Con mèo .

VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .

Động từ : Học võ .

Bạn Linh rất thích học võ .

Tính từ : Rực rỡ .

VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .

Câu 2 :

Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .

Phép tu từ : Nhân hóa .

Câu 3 :

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.

24 tháng 5 2021

Tham khảo nhé:

1. Danh từ: Cái quạt

Động từ:chạy

Tính từ: Đẹp

2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Biện pháp nghệ thuật: Só sánh

3. 

Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.

Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết -Con rồng cháu tiên-Thánh góng -Sơn tinh , thủy tinh-sự tích hồ gươmB2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn -ếch ngồi đáy giếng -thầy bói xem voi-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng Phần 2:Truyện trung đại B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?Kể tên những văn bản...
Đọc tiếp

B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết 

-Con rồng cháu tiên

-Thánh góng 

-Sơn tinh , thủy tinh

-sự tích hồ gươm

B2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn 

-ếch ngồi đáy giếng 

-thầy bói xem voi

-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng 

Phần 2:Truyện trung đại 

B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?

Kể tên những văn bản trung đại đã học 

B2 :bài học đạo đức được gửi đến từ văn bản con hổ có nghĩa là bài học gì?

B: Tiếng việt

Phần1: Cấu tạo từ 

B1: Thế nào là từ đơn,lấy ví dụ?

B2:Thế nào là từ phức , lấy ví dụ?

Phần 2: Nghĩa của từ

B1: Thế nào là nghĩa của từ ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

B2:Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ (nghĩa gốc , nghĩa chuyển)

Phần 3:Phân loại từ theo nguồn gốc 

B1 : Lấy 5 ví dụ về từ mượn hán việt, giải thích nghĩa 5 từ đó

B2:lấy 5 ví dụ về từ mượn ngôn ngữ khác , giải thích nghĩa 5 từ đó

Phần 4:từ loại và cụm từ

B1 thế nào là danh từ ,có mấy loại danh từ, lấy ví dụ

B2 Thế nào là động từ , có mấy loại động từ , có mấy loại động từ, lấy ví dụ

B3 Thế nào là tính từ có mấy loại tính từ ,lấy ví dụ

B4:nêu khái niệm số từ đặt môt câu có số từ 

B5:Lượng từ là gì?Đặt câu có lượng từ

B6:Thế nào là chỉ từ ? đặt câu có chỉ từ

B7:Lấy 1 ví dụ  cụm danh từ phân tích cấu tạo cụm danh từ đó 

B8 : Lấy 1 ví dụ cụm động từ phân tích cấu tạo cum động từ đó 

B9: Lấy 1 ví dụ cụm tính từ phân tích cấu tạo cụm tính từ đó

C Làm văn

Phần 1 : kể chuyện đời thường 

B1 kể môt việc tốt em đã làm

B2 kể 1 kỉ niệm mà em nhớ mãi

B3 kể 1 tiết học thú vị 

Phần 3 Kể chuện tưởng tượng

B1 kể tiếp câu chuyện cây bút thần sau khi mã lương trừng trị tên độc ác

B2 kể về 1 sự thay đổi của quê hương em 

giúp mình làm đề cương này nhé

mk đang cần gấp

mk cần vào tối nay

cảm ơn mn

3
2 tháng 1 2019

Một đống như thế mà bảo người ta làm có bị hâm ko vậy

2 tháng 1 2019

làm bài mô cũng đc bn ko bt làm thì đừng nói người khác ko phải vô chửi ngừi ta

18 tháng 5 2018

Động từ

Bài chi tiết: động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi,...

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Danh từ

Bài chi tiết: danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...

Danh từ chung

Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,tôm,mực,thôn,xóm, làng,xe,thầy cô,...

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,Đà Nẵng,...

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây,...

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng:

là thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...

Tính từ

Bài chi tiết: tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: tốt, xấu, ác,...

18 tháng 5 2018

Động từ

Bài chi tiết: Động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: Ăn, đi, ngủ, bơi, tắm, uống,...

Tôi đang đi bộ.

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: Ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Danh từ

Bài chi tiết: Danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: Trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: Giáo viên, bút, cuộc biểu tình, mưa, nắng, tác phẩm,...

Danh từ chung

Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: Thành phố, học sinh, cá, tôm, thôn, xóm, làng, xe, thầy cô,...

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lý Quang Diệu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Bộ Giáo dục và Đào tạo,...

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam, ki -lô-mét, xăng-ti-mét,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây, giờ,phút...

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng

Thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...

Tính từ

Bài chi tiết: Tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: Xinh, vàng, thơm, to, nhỏ, giỏi,...

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: Tốt, xấu, ác, giỏi, tệ,...

Đại từ

Bài chi tiết: Đại từ

Đại từ là một từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ: Tôi, anh, chị, em, ông, bác, ấy, chúng em, chúng ta, chúng tôi, họ,..... v.v.

Đại từ xưng hô: là đại từ dùng để xưng hô.

Ví dụ: tôi, hắn, nó,...

Đại từ thay thế: là đại từ dùng để thay thế cho các danh từ trước đó.

Ví dụ: ấy, vậy, thế,...

Đại từ chỉ lượng: là đại từ chỉ về số lượng.

Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu,...

Đại từ nghi vấn: là đại từ để hỏi.

Ví dụ: ai, gì, nào, sao,...

Đại từ phiếm chỉ: là đại từ chỉ chung, không chỉ cụ thể sự vật nào.

Ví dụ: Ai cũng làm được, mình đi đâu cũng được.

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

Ví dụ: Sáu, bảy, một, một trăm...

Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật một cách khái quát.

Ví dụ: Những, cả mấy, các,...

Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: Ấy, đây, đấy, kia, này, nọ,...

Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay,...

Thán từ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc,tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp

Ví dụ: à, á, ơ, ô hay, này, ơi,...

Tình thái từ

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu khiến,câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

Ví dụ: À, hử, đi, thay, sao,nha, nhé,...

Giới từ

Bài chi tiết: Giới từ

Giới từ là từ dùng để thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu

Ví dụ: Của (quyển vở của tôi), ở (quyển sách để ở trong cặp),...

Quan hệ từ

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn

Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở,...

Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).

Cặp quan hệ từ

Cặp quan hệ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau, ví dụ:

Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. (cặp quan hệ từ tuy... nhưng)

Nếu trời mua thì Kiên sẽ nghỉ học (cặp quan hệ từ nếu... thì)

Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...

Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn

Cặp từ hô ứng

Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép.

Ví dụ: Vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy.

Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.

Phó từ

Bài chi tiết: Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.

Ví dụ: đã, rất, cũng, không còn, lắm, đừng, qua, được,...

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

Ví dụ: đã, rất, cũng, chưa, đừng,...

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Ví dụ: lắm, được, qua...

Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...

Cụm từ

Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ: Ba thúng gạo nếp,ba con trâu đực,...

Cụm động từ

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có phụ ngữ đi kèm, tạo thành cụm động từ

Ví dụ: Đùa nghịch ở sau nhà,...

Cụm tính từ

Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các từ khác đi kèm tạo thành

Ví dụ: xinh dã man, đẹp tuyệt vời, buồn thối ruột,... 

22 tháng 10 2021

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

22 tháng 10 2021

tham khao

 

Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Ví dụ về từ ghép

– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…

– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…

Từ láy là gì?

– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.

Ví dụ về từ láy

– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…

– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm….