K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021
Dài lắm ko rảnh

1) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 


+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 


+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

 
26 tháng 10 2021

Đặc điểm sông ngòi CA: có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều, chế độ nước phức tạp
+ Bắc Á: mạng lưới sông ngòi dày đặc, mùa đông nc sông bị đóng băng và mùa xuân có lũ băng lớn
+Đông Á, Nam Á, ĐNÁ: mạng lưới sông dày,có nhiều sông lớn, chế độ mưa theo mùa
+ Tây Á, Trung Á: có hệ thống sông kém phát triển do thuộc khí hậu lục địa khô hạn

25 tháng 10 2016

1.Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

 

Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

 

25 tháng 10 2016

2.- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

 

C1:Đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông :

+ Gió mùa mùa hạ xuất phát từ nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam.

Tính chất : nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi theo hướng Đông Bắc.

Tính chất : lạnh, khô, mưa ít.

_Chúng có đặc điểm khác nhau là vì :

+ Chúng xuất phát từ 2 nơi khác nhau :

* Gió mùa mùa hạ : thổi vào mùa hạ từ biển vào.

* Gió mùa mùa đông : thổi vào mùa đông từ lục địa.

+ Hướng đi của chúng khác nhau.Đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông :

+ Gió mùa mùa hạ xuất phát từ nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam.

Tính chất : nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi theo hướng Đông Bắc. Tính chất : lạnh, khô, mưa

C2:

Có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á vì:

 Dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng có nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo…

 

 

27 tháng 1 2021

còn câu hai

 

10 tháng 1 2017

Khu vực đồi núi

Các thế mạnh:

Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như: đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram,... và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như: bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.

Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi có các cao nguyên và các thung lũng, lạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

Các mặt hạn chế:

Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.

Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

Các thiên tai khác như: lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Khu vực đồng bằng

Các thế mạnh:

Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo.

Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

Hạn chế: Các thiên tai như: bão, lụt, hạn hán,... thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

23 tháng 11 2016

Câu 1.

Địa hình châu Á rất phức tạp, nhiều sơn nguyên và núi cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, làm cho phía ven biển châu Á có khí hậu ẩm,mưa nhiều, vào sâu trong lục địa mưa ít dần và khí hậu khô hơn.

Câu 2.

Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và khu vực mưa lớn vì ở đó, khí hậu tự nhiên tốt hơn, giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

 

 

7 tháng 12 2016

kinh kim ghê nha

6 tháng 4 2022

tham khảo:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch… Song, đây cũng là khu vực đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
6 tháng 4 2022

TK

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch… Song, đây cũng là khu vực đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.