K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2016

Đặc điểm cấu tạo của nấm, địa y, vi khuẩn:

+ Nấm:

- Cấu tạo: Bên trong có chất tế bào, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các tế bào, không có chất diệp lục.

- Dinh dưỡng: Hoại sinh

+ Địa y:

- Cấu tạo Gồm những tế bào tảo màu xanh, xen lẫn với sợi nấm chằng chịt, không màu.

- Dinh dưỡng: Hình thức sống đó là cộng sinh

+ Vi khuẩn: 

- Cấu tạo: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản (bên ngoài là vách tế bào, trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh)

- Dinh dưỡng: Bằng cách tự dưỡng theo kiểu hoại sinh hoặc kí sinh.

Chúc bạn học tốt!hihi

 

24 tháng 4 2018

câu trả lời của mik như trên

20 tháng 4 2016

Cấu tạo của vi khuẩn: + Cơ thể đơn bảo

                                    + Bên ngoài có vách tế bào bao bọc.

                                    + Bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

Cách dinh dưỡng của vi khuẩn:

-Dị dưỡng:

+ Hoại sinh: sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động - thực vật đang phân huỷ.

+ Kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.

- Tự dưỡng ( số ít ): tự tổng hợp được các chất hữu cơ.

20 tháng 4 2016

*Cấu tạo của nấm: + Có nhân.

                              + Không có vách nhân giữa các tế bào. => dị dưỡng theo kiểu hoại sinh.

                              + Không có chất diệp lục.

Cách dinh dưỡng của nấm: dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

*Cấu tạo của địa y: gồm những tế bào màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt.

Cách dinh dưỡng của địa y: hình thức cộng sinh.

 

26 tháng 4 2016

1. Hạt gồm 3 thành phần chính:

- Vỏ

-Phôi

- Chất dinh dưỡng dự trữ

*Phôi gồm:

- Lá mầm

- Thân mầm

-Chồi mầm

- Rễ mầm

2. Điều kiện bên trong và bên ngoài giúp hạt nảy mầm là nước, nhiệt độ và không khí.

tạm thời thế nhé.

mai mình trả lời nốt ha?

27 tháng 4 2016

đc chưa bạn

28 tháng 4 2016

Bạn xem câu trả lời của mình nhé:

Trả lời:

a) Hình dạng của vi khuẩn gồm: 

- Hình cầu (cầu khuẩn)

- Hình que (trực khuẩn)

- Hình dấu phẩy (phẩy khuẩn)

- Hình xoắn (xoắn khuẩn), …

- Kích thước: rất nhỏ 

- Cấu tạo: tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.

b) Hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn:

Chúng sống dị dưỡng theo 2 cách

Hoại sinh: sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy.- 

- Kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.

- Một số vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng.

Chúc bạn học tốt!hihi

 

28 tháng 4 2016

- Cấu tạo : vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào , riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám , từng chuỗi . Tế bào có vách bao bọc , bên trong là chất tế bào , chưa có nhân hoàn chỉnh.

- Cách dinh dưỡng : phân đôi tế bào.

27 tháng 4 2016

-    Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
 

-    Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

-   Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

-   Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

Mik ko bik có đúng ko nữa

27 tháng 4 2016

Còn dinh dưỡng thì sao bạn

 

15 tháng 4 2016

Câu 1 :

Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

*   Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.
Câu 2 :

-   Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

-   Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

Câu 1:

* Hình dáng và cấu tạo của mốc trắng:
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều.
- Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. 
- Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

- Sinh sản bằng bào tử

* Bộ phận cấu tạo nên rơm:
+ Mũ nấm
+ Các phiến mỏng
+ Cuống nấm
+ Các sợi nấm

- Sinh sản bằng bào tử

Câu 2:

Nấm có đặc điểm giống vi khuẩn là:
- Cấu tạo từ tế bào, không có chất diệp lục.
- Sinh sản vô tính, sống dị dưỡng theo 2 hình thức hoại sinh và kí sinh. 

15 tháng 4 2016

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

- Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín là : 

+ Cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, là đơn, lá kép, ...) 

+ Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước là noãn nằm trong bầu) 

+ Hoa, quả có nhiều dạng khác nhau. 

- Nói thực vật hạt kín là đại diện tiến hoá nhất trong giới thực vật vì : 

+ Về cấu tạo: Hệ mạch phát triển để dẫn truyền các chất .
+ Về phương thức dinh dưỡng: Cấu tạo các cơ quan hoàn thiện cho việc quang hợp .
+ Về phương thức sinh sản: 

  •  Thụ phấn bằng gió, côn trùng... 
  •  Thụ tinh kép, tạo quả để bảo vệ hạt 

+ Hình thành nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường sống.

 

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 4 2016

mk chỉ biết có síu thôi à!

Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm, chung như sau :

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,...), trong thân cỏ mạch dẫn hoàn thiện.

Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tỉến hóa hơn cả.



 

7 tháng 7 2019

Đáp án C

-Ý 3 sai vì cơ quan bắt mồi khác nhau phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng hay mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi, không phản ánh sự thay đổi của môi trường sống

→Các đáp án A, B, D sai.

9 tháng 3 2018

Đáp án C

Địa y là một dụng kết hợp giữa nấm (mycobiont) và một loại sinh vật có thể quang hợp (tảo lục hay vi khuẩn lam) trong một mối quan hệ cộng sinh. Nấm bảo vệ cho tảo có môi trường sống tốt, còn tảo quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho nấm.