K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2021

câu a : bác ăn cơm rồi à?( khẳng định)

câu b: bạn viết bài này chăng ? ( phủ định )

câu c: thằng kia ...còn sống đấy à ? (đe dọa)

câu d: chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? (phủ định )

câu e:già rồi ...chả phải buồn ?(khẳng định )

câu f :sao mẹ đi lâu thế ? mẹ xa con,mẹ có biết không?( bộc lộ tình cảm cảm xúc)

Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt...
Đọc tiếp

Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này:

- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy! 

Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng dọa: 

- Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố! 

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:

- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!

Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí:

 À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...

Câu 1:  Phần trích trên đã sử dụng PTBĐ chính nào? 

Câu 2:  Nêu nội chính của đoạn trích? 

Câu 3:  Câu văn “Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?” đã sử dụng biện pháp tu tù gì? Tác dụng? 

Câu 4:  Xác định ít nhất 2 nhóm trường từ vựng có trong đoạn trích trên.

Câu 5:  Đọc những câu văn sau và cho biết: 

a. Nhân vật được Lão Hạc gọi là bố cậu vàng là ai? Người đó có quan hệ như thế nào với lão Hạc? “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không?” 

b. Dấu ba chấm được sử dụng trong các câu văn trên có tác dụng gì? 

c. Trò chuyện với cậu vàng nhưng thực ra lão Hạc đang bộc lộ tâm trạng gì với nhân vật được nhắc đến? 

        mình đang cần gấp . giúp mình vs 

 

1
24 tháng 7 2021

1. PTBD: Tự sự

2. Đoạn trích nói về cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ''cậu'' Vàng

3. BPTT: So sánh

Tác dụng: Cho thấy cuộc sống cô đơn, hiu quạnh của lão Hạc, cuộc sống của lão ngày cũng như đêm vì lúc nào cũng chỉ có một mình với con chó

4. Trường từ vựng: cuộc sống, con người

5. 

a, Người đó là con trai ruột của lão

b, Chỉ thời gian mà con trai lão đi, dùng để liệt kê

c, Bộc lộ sự xót xa, nhớ nhung

10 tháng 1 2022

a.  trích trong văn bản : Tức nước vỡ bờ . tác giả : Nam Cao.

b, nhân vật cháu trong đoạn trích là chị Dậu . Thể hiện sự chèn ép, sự áp bức bất công của xh phong kiến bấy giờ .

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!Chị Dậu vẫn thiết tha:-...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

                                                                                                                         (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

           a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

           b. Chỉ ra đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu đó?

Câu 2 : So sánh sắc thái cầu khiến trong các câu sau. Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng câu cầu khiến?

a. Các bạn phải ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt.

b. Các bạn hãy cố gắng ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt nhé.

Câu 3:Đặt câu

a.        Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

b.      Đặt một câu cầu khiến dùng để đe dọa.

 

0
Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.a) Đột nhiên lão bảo tôi:- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm...
Đọc tiếp

Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây.

a) Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

b) – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.

c) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

d) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn […].

e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…

1
20 tháng 1 2018

Thán từ trong trích đoạn văn bản Lão Hạc (Nam Cao):

qua đoạn văn Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí...
Đọc tiếp

qua đoạn văn Sau khi thằng con đi, lão tự hỏi rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...”. Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc...em rút ra bài học j

 

0
12 tháng 3 2020

- dùng để hỏi

- dùng để hỏi 

- dùng để hỏi 

Hai câu kia mik làm tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:a) Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu,...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a) Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
21 tháng 7 2017

a, Đoạn trích Tắt đèn

   - Bác trai đã khá rồi chứ? - hành động hỏi

   - Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

   - Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

   - Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

   - Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

  b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

   - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

   - Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

  c, Đoạn trích Lão Hạc

   - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

   - Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

   - Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

   - Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

hạnh phúc luôn đến vs người thật thàCô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào...
Đọc tiếp

hạnh phúc luôn đến vs người thật thà

Cô Kim và cô Ngân luôn mơ đến những vị hôn thê giàu có, dòng dõi cao sang, trong khi cô Xà cừ chỉ mong người chồng tương lai có tấm lòng thực thà, lương thiện.

Một sáng đẹp trời, cô Kim xách chiếc xô nhỏ bằng vàng đi lấy nước. Cô mở cửa và lùi lại vì kinh sợ. Trên ngưỡng cửa nằm dài một kẻ ăn mày bọc trong mớ quần áo rách rưới, không tài nào nhìn rõ mặt.

- Ngươi làm gì ở đây, đồ ngoại đạo? Cô Kim la lên. Xéo ngay khỏi đường đi của ta!

- Giúp lão với, cô ơi, kẻ ăn mày trả lời, giọng mũi lè nhè, xương cốt lão già nua thế này, lão đứng lên khó lắm.

- Ngươi hãy tự giúp mình đi, ai khiến ngươi nằm đây! Cô gái vênh mặt đáp, mũi hếch lên trời. Cha ta cần nước pha rượu, mẹ ta cần nước pha trà, còn ta, ta muốn gội đầu. Hoặc ta bước qua ngươi, hoặc ta xéo lên ngươi, chứ ta không thèm giúp ngươi đâu. Xưa nay ta vẫn muốn gì làm nấy!

Cô làm như đã nói. Khi bước qua kẻ ăn mày cô giẫm phải tay ông ta. Kẻ ăn mày ngẩng đầu nhìn cô nghiêm khắc. Khi cô Kim quay về nhà thì kẻ ăn mày đã biến mất.

Sáng hôm sau, cô Ngân ra khỏi nhà, tay xách một chiếc xô nhỏ bằng bạc đi lấy nước. Trên ngưỡng cửa lại vẫn kẻ ăn mày hôm trước nằm co ro. Cô gái lùi lại.

- Ngươi làm gì trên ngưỡng cửa nhà ta vậy, trong mớ giẻ rách kinh tởm thế kia? Xê ra!

- Cô gái xinh đẹp ơi, không dễ vậy đâu, kẻ ăn mày trả lời, vẻ áy náy. Toàn thân lão đau nhức. ái chà, cô làm ơn làm phúc giúp lão đứng dậy với!

- Ngươi có điên không? Cô rút lui vẻ ghê tởm. Đưa tay cho ngươi, ta nghe nhầm chăng! Cút khỏi đây, nếu không ta bước lên người bây giờ. Nói là làm cô bước qua kẻ ăn mày, chiếc xô bạc va phải đầu ông ta. Cặp mắt nảy lửa của ông nhìn cô gái chằm chằm, rồi kẻ ăn mày biến mất.

 

Sáng ngày thứ ba, đến lượt cô Xà cừ đi xách nước. Cô xách một chiếc xô nhỏ bằng xà cừ, lấp lánh đủ sắc cầu vồng dưới ánh mặt trời.

- Xin vui lòng nhường cho cháu một lối nhỏ để đi qua, cô rụt rè đề nghị.

- Rất sẵn lòng, nhưng không dễ dàng đâu. Xương cốt lão đau nhức. Lão không thể tự mình đứng dậy.

- Nào, cháu sẽ giúp ông, cô Xà cừ nhã nhặn đáp. Cô đưa tay cho kẻ ăn mày, nhưng khó mà nâng được một người nặng đến thế! Suýt nữa cô ngã! Cô tự nhủ không để cho con người khốn khổ đó biết đối với cô, ông ta nặng như thế nào để ông khỏi phật lòng. Cô mỉm cười, nói:

- Ông lão ơi, ông đã nằm trên đá lạnh lâu quá đấy, ông bị cóng rồi, nhưng ông sẽ thấy dễ chịu ngay thôi.

- Chỉ mới nghe cô nói, lão đã ít nhiều tin cô, kẻ ăn mày nhún vai trả lời. Vì lòng tốt của cô, lão chúc cô gặp được vị hôn phu giàu có nhất vùng.

- Giàu hay không giàu điều đó không quan trọng, cô Xà cừ vừa cười vừa nói, điều quan trọng là người ấy có trái tim nhân hậu cơ ạ!

- Người như thế có đấy, kẻ ăn mày ấp úng, tập tễnh theo cô đến nơi lấy nước. cô Xà cừ múc nước vào xô, khi xô đã đầy, cô toan nâng lên vai.

 

- Đợi đấy, lão sẽ giúp cô, kẻ ăn mày lật đật chạy lại và ùm, oẳng! ông làm nghiêng xô, nước đổ lênh láng ra đất.

- Ông đừng phiền lòng, cô gái cười xòa, chính cháu đã nhiều lần đánh đổ nước! Cô lại lấy nước đầy xô, và kẻ ăn mày giúp cô nâng cái xô lên.

- Nhờ ông nâng cao hơn chút nữa, nếu không thì nặng quá!

- Sẵn lòng, kẻ ăn mày nâng lên nhưng cao quá cô gái không thể đỡ lấy đặt lên vai.

- Xin ông đừng giận, nhưng thế này thì xô nước cao quá, cháu không với tới được.

- Không sao cả, lão lại thử lần nữa, kẻ ăn mày nghiêng mạnh xô đến nỗi nước đổ ra ướt sũng lưng cô gái. Lão vụng về quá, ông lão ngao ngán nói.

- ồ không, ông không hề vụng về. Ai cũng có lúc lỡ tay làm hỏng việc gì đó, cô gái động viên ông lão. Kẻ ăn mày nhìn cô, nghĩ ngợi. Ông nhấc chiếc xô lên một lần nữa và choang! Chiếc xô tuột khỏi tay ông vỡ tan tành. Lần này, cô gái không thể kiềm chế hơn được nữa, cô oà khóc. Kẻ ăn mày vẫn nhìn cô hết sức chăm chú.

- Không phải là lỗi của ông đâu, ông lão, cô gái vừa nói vừa khóc nức nở, ông chỉ muốn giúp cháu thôi, nhưng bây giờ về nhà, cả nhà sẽ nổi giận. Một cái xô bằng xà cừ như thế này biết tìm đâu ra!

 

Trong mớ quần áo rách nát, đôi mắt buồn ánh lên vẻ yêu thương.

- Có khi lão sẽ sửa được xô cho cô, kẻ ăn mày dịu giọng. Ông nhanh chóng chắp nối những mảnh xà cừ, đặt chúng vào vị trí cũ và trong nháy mắt chiếc xô đã ở trước mặt cô gái, đầy nước trong. Kẻ ăn mày cũng đột nhiên thay hình đổi dạng. Ông đứng thẳng dậy dẻo dai, dễ dàng nâng cái xô đặt lên vai cô gái. Ông nói giọng kiên quyết và êm ái khiến cô run rẩy:

- Cô có thể làm giúp ta một việc không?

- Tất cả những gì cháu có thể, cô Xà cừ trả lời với tất cả nhiệt thành. Cháu không biết sẽ phải làm thế nào nếu không nhờ có ông giúp đỡ. Mẹ cháu sẽ không thôi mắng nhiếc cháu vì cái xô bị vỡ.

- Nhờ cô hỏi gia đình xem ta có thể nghỉ qua đêm trong bếp không.

- Việc này, cháu không biết liệu mẹ cháu có cho phép không. Bà không chịu được những người hành khất, cô gái buồn rầu thú thật. Nhưng cháu sẽ nói khó với bà.

- Để trả công, cháu có thể để lại cho bà thứ bà tìm thấy trong đáy xô, kẻ ăn mày vừa cười vừa nói với người con gái đang hết sức kinh ngạc. Có cái gì ở dưới đáy xô? Người này không phải là một kẻ ăn mày bình thường. Cái xô xà cừ tưởng chừng không thể vá lại được nhưng chỉ trong chớp mắt đã lành lặn như mới. Biết đâu chẳng là một phúc thần?

 

Cô gái đem xô nước về nhà. Cô hỏi bà mẹ xem bà có thể cho phép một ông lão ăn mày qua đêm trong bếp không.

- Không phải lão già ghê tởm đã nằm ba đêm liền ở ngưỡng cửa nhà ta đấy chứ? Bà mẹ hỏi, đã bắt đầu nổi cáu. Cô gái cúi đầu, xách xô nước đổ vào một bồn lớn bằng đồng. Có cái gì kêu lanh canh dưới đáy bồn nước, lấp lánh như vàng. Hai mẹ con nhìn nhau im lặng. Bà mẹ vọc tay xuống nước, lấy ra một chiếc nhẫn vàng nặng trĩu. cô Xà cừ nhớ lại lời ông lão hành khất.

- Cái đó kẻ ăn mày biếu mẹ, đền ơn đêm tá túc trong bếp, cô vội nói.

- Một kẻ ăn mày cho vàng! Bà mẹ sửng sốt. Vậy thì đêm nay cho lão ngủ trong bếp!

Chập tối, như lệ thường, cả nhà quây quần bên nhau. Ông bố uống trà, bà mẹ cuộn len, ba cô gái nói chuyện các chàng cầu hôn.

Cô Kim tuyên bố:

- ít nhất phải là một hoàng tử ấn Độ, không thế thì chị sẽ không lấy làm chồng.

Cô Ngân đánh giá:

- Không nhất thiết phải là ấn Độ, hoàng tử với em là được rồi. Còn em, em muốn lấy ai? Cô hỏi em gái thứ ba. cô Xà cừ đang ngồi im lặng.

Vừa lúc đó, cửa mở, kẻ ăn mày bước vào, ông lão chen ngang:

 

- Lão biết một vị hôn phu cho cô Xà cừ. Chính hoàng tử Mipam sẽ rất sung sướng được lấy một cô gái đẹp người, đẹp nết như cô ấy.

- Hoàng tử Mipam là ai? Hai cô chị hỏi. Chàng ta có hùng mạnh, có giàu có bằng một hoàng tử ấn Độ không?

- Có thể còn giàu có hơn, hùng mạnh hơn, kẻ ăn mày vẻ bí hiểm nhìn cô Xà cừ bằng cặp mắt sâu, đoạn nói riêng với cô:

- Mipam sẽ rất sung sướng được kết hôn với cô và cô sẽ hạnh phúc hơn bất cứ ai. Hãy tin lão, cô Xà cừ. Khi lão đi khỏi đây, hãy theo dấu gậy của lão, lão sẽ dẫn cô đến với chàng. Cô có muốn lấy chàng không?

Cô gái nhớ lại chuyện cái xô xà cừ được sửa lại một cách kỳ diệu, cô gật đầu đồng ý. Kẻ ăn mày quay người, bước ra khỏi cửa. cô Xà cừ vội vã đi theo.

- Con chạy đi đâu? Con có điên không? Bà mẹ kêu lên. Một kẻ ăn mày chỉ có thể tìm cho con một kẻ ăn mày khác làm chồng.

Nhưng cô Xà cừ đã đến ngưỡng cửa nhà mình. Kẻ ăn mày biến mất. Trong ánh trăng chỉ còn một dãy lỗ đen trên mặt đất, mất hút phía đằng xa. Cô chạy theo dấu lỗ ấy.

- Vậy thì, mày cứ đi theo ý mày! Bà mẹ cáu tiết la với theo. Nhưng đã thế đừng bao giờ vác mặt về nhà nữa!

 

Cô Xà cừ đi suốt đêm theo dấu gậy của kẻ ăn mày. Cuối cùng mặt trăng nhạt dần phía chân trời, và những tia nắng hồng của rạng đông xuất hiện. Cô gái thấy mình đến một đồng cỏ rộng. Một bác chăn cừu đang chăn đàn cừu dễ đến ngàn con.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô gái hỏi bác chăn cừu.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Tất cả số cừu này là của ông đấy.

Cô gái đi tiếp và chẳng bao lâu thấy một đàn bò thật lớn:

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không? Cô hỏi bác chăn bò.

- Tôi chả thấy ai khác ngoài lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Những con bò Tây Tạng này là của ông ấy.

“Kẻ ăn mày đi đâu rồi nhỉ?” Cô gái tự hỏi. “Phải chăng chính ông ta là lãnh chúa Mipam? Vậy thì phải chăng ta sẽ kết hôn với một ông lão ăn mày?” Nàng lại đi, đi xa hơn nữa, gặp một đàn ngựa. Nàng hỏi bác chăn ngựa.

- Bác có thấy một ông lão ăn mày đi ngang qua đây không?

- Không có ông lão ăn mày nào cả. Chỉ có lãnh chúa Mipam của chúng tôi vừa qua đây. Đàn ngựa này thuộc về ông ấy.

 

Mặt trời đã nhô ra khỏi sương mù buổi sớm, soi tỏ toàn bộ cảnh vật. Cô gái bỗng dừng lại, bàng hoàng. Trước mặt cô sừng sững một tòa lâu đài tráng lệ bằng vàng, lấp lánh trong nắng ban mai. Trước lối vào lâu đài, một cụ già tóc bạc như cước tươi cười đón cô.

- Đây là đền thờ Phật chăng thưa cụ? Cô gái rụt rè hỏi.

- Không phải, cụ già nhã nhặn đáp... Đây là dinh thự của lãnh chúa Mipam. Chủ nhân của chúng tôi đang đợi cô.

Cô gái tiến lên. Chỗ nào bàn chân cô chạm tới tức thì chỗ đó các khóm hoa tưng bừng nở và tỏa ngát hương thần tiên. Cô vừa bước vào trong lâu đài thì một tấm thảm mênh mông, hoa văn rực rỡ, trải ra trước mỗi bước chân. Và một chàng trai khôi ngô tuấn tú tiến lại gần. Cặp mắt sâu của chàng ngời ngời hạnh phúc. Theo sau chàng là một đoàn tùy tùng mang theo rất nhiều lễ vật quý hiếm, thứ nọ quý hơn thứ kia. Chàng trai tuấn tú nhẹ nhàng nâng bàn tay cô gái và nói:

- Ta là Mipam. Ta cũng chính là ông lão ăn mày. Em có thuận tình lấy ta như đã hứa không?

Cô Xà cừ chăm chăm nhìn chàng trai khôi ngô tuấn tú không rời mắt. Cô tưởng như trái tim mình sắp vỡ tung vì sung sướng. Như trong mơ, cô ra dấu thuận tình, và Mipam nắm tay cô dắt vào trong lâu đài. Tại đây, cô mặc một tấm áo sáng ngời bảy sắc cầu vồng, trang sức bằng san hô và ngọc quý lấp lánh. Rồi cô ngồi trên một chiếc ngai bạc. Mipam ngồi trên một ngai vàng. Cùng nhau, họ lựa chọn ngày vui nhất đời làm ngày cưới.

 

7
29 tháng 11 2016

tự viết hay sao mà hay thế

bài này với bài "mua cha"

hay tuyệt

30 tháng 11 2016

woa nhìn thế mà kinh nhỉ