K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

ARN thông tin (mARN) :

- Chiếm khoảng 5 – 10% lượng ARN trong tế bào.

- Có cấu tạo 1 mạch thẳng không cuộn được xem là bản mã sao do được sao chép từ thông tin di truyền của 1 đoạn gen trên phân tử ADN.


b. ARN ribôxôm (rARN) :

- Chiếm khoảng 70 – 80% lượng ARN trong tế bào, cũng có cấu trúc một mạch pôliribônuclêôtit

c. ARN vận chuyển (tARN) :

- Chiếm khoảng 10 – 20% lượng ARN trong tế bào.

- ARN vận chuyển cũng có cấu tạo 1 mạch pôliribônuclêôtit nhưng cuộn lại ở một đầu. Trong mạch, có một số đoạn các cặp bazơ nitric liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A với U và G với X). Sự cuộn một đầu của tARN cùng với liên kết hyđrô bổ sung đã hình thành một số thùy tròn trên tARN, một trong các thùy tròn mang bộ ba đối mã gồm 3 ribônuclêôtit đặc hiệu với axit amin mà tARN phải vận chuyển. Đầu tự do của tARN có vị trí gắn axit amin đặc hiệu.

3 tháng 10 2018

-mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có

+Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN

+Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã

+Các codon mã hóa axit amin:

+Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã

-tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

-rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.

2 tháng 9 2019

Lời giải:

Vùng xoắn kép cục bộ là cấu trúc có trong tARN và rARN, mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng.

Đáp án cần chọn là: C

13 tháng 2 2021

Chính xác là tARN em nhé

undefined

Phân tử tARN là một mạch pôliribônuclêôtit gồm từ 80 - 100 đơn phân quấn trở lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X). Mỗi phân tử tARN có một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã (một trong các thuỳ tròn) và đầu mút tự do 

Có nhiều người muốn hỗ trợ em những không còn giữ sách, em up ảnh lên nha! :3

10 tháng 3 2018

Đáp án: D

15 tháng 12 2019

  - Cấu trúc: lizôxôm là bào quan có một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân.

  - Chức năng: lizôxôm giúp phân hủy các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không còn khả năng phục hồi.

7 tháng 11 2018

+ Cấu trúc của ti thể:

   - Ti thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc.

   - Màng ngoài không gấp khúc, màng trong khấp khúc thành các mào trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp.

   - Bên trong là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.

 + Chức năng của ti thể: Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.

31 tháng 1 2018

 + Cấu trúc của enzim:

   - Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin.

   - Trung tâm hoạt động của enzin (chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim) là phần cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (chất chịu sự tác động của enzim). Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây có các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.

 + Cơ chế tác động của enzim: Việc liên kết enzim – cơ chất là khá đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một hoặc một vài phản ứng.

   - Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung hoạt động tạo nên phức hợp enzim – cơ chất.

   - Sau đó enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm.

10 tháng 4 2019

+ Cấu trúc của cacbohiđrat:

  - Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C.

  - Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành 3 loại:

    • Đường đơn: 1 phân tử đường 6C (glucozơ, fructozơ, galactozơ)

    • Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau (saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ)

    • Đường đa: nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau (tinh bột, xenlulozơ)

+ Chức năng của cacbohiđrat:

  - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: đường sữa, glicôgen, tinh bột,…

  - Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể: xenlulôzơ, kitin, glycôprôtêin,…