K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2020
Du lịch hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Sa Pa và đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh Lào Cai. Ða dạng hóa sản phẩm, vừa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư du lịch, du lịch Sa Pa đang từng bước phát triển tương xứng tiềm năng để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc của đất nước. Với tiềm năng dồi dào, du lịch của Sa Pa đã xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, từ nghỉ dưỡng đến du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, du lịch văn hóa cộng đồng đến du lịch MICE, tổ chức hội nghị, hội thảo. Bên cạnh việc lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, lôi cuốn du khách trong nước và ngoài nước, tỉnh Lào Cai cũng mở ra những cơ chế khuyến khích, mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Ðảng bộ và chính quyền huyện đã thảo luận và thông qua chương trình phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2006 - 2010 với các dự án cụ thể. Các sự kiện và hoạt động nằm trong chương trình Du lịch về cội nguồn phối hợp ba tỉnh như Tuần văn hóa du lịch Sa Pa, Chương trình leo núi, khám phá Phan Xi Păng, v.v được tổ chức hằng năm đã và đang dần tạo thành một thương hiệu sản phẩm độc đáo của du lịch địa phương. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số độc đáo và hấp dẫn như: Hội xòe của dân tộc Tày tại xã Thanh Phú; hội hát Then tại xã Bản Hồ; hội hát giao duyên của dân tộc Dao tại xã Tả Phìn; hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại xã San Xả Hồ; hội xuống đồng của dân tộc Dáy tại xã Tả Van... Chính quyền Sa Pa và ngành du lịch còn tăng cường lắp đặt bổ sung các biển thông tin chỉ dẫn tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện đầu tư nâng cấp điểm du lịch Thác Bạc, hang động Tả Phìn, chợ văn hóa Tả Phìn; tổ chức hội nghị các nhà đầu tư du lịch kinh doanh lưu trú và lữ hành; xây dựng và quản lý hiệu quả kinh doanh các tua, tuyến du lịch, mở chợ đêm Sa Pa và chợ văn hóa du lịch Tả Phìn; hướng dẫn xây dựng, nâng cao năng lực du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài... Từ những cố găng nêu trên, những năm qua, du lịch của Sa Pa tăng trưởng không ngừng. Nếu như cách đây mười năm, Sa Pa mới có 42 cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ thì đến nay đã có gần 150 cơ sở lưu trú với gần 2.500 phòng cùng hơn 83 cơ sở lưu trú tại gia đình ở các xã, bản văn hóa dân tộc thiểu số. Các khách sạn ngày càng được nâng cấp, đầu tư hiện đại, đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách quốc tế, trong đó có hàng chục khách sạn đạt tiêu chuẩn từ hai đến bốn sao tại thị trấn Sa Pa. Gần đây, trong dịp cả nước chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sa Pa khai trương thêm một Khách sạn Sao Phương Bắc được Tổng cục Du lịch công nhận đạt hạng ba sao. Nằm tại trung tâm thị trấn, tựa lưng vào dãy núi Hàm Rồng, nhìn về phía hồ Sa Pa, có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, khách sạn vừa mang dáng vẻ kiến trúc hiện đại, vừa phù hợp cảnh quan của một thị trấn du lịch miền núi với hàng chục phòng tiêu chuẩn và phòng VIP. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời và phong cảnh thành phố trong sương. Tiến sĩ Chu Xuân Lai, Bí thư Ðảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam - PVFI, đơn vị đầu tư xây dựng khách sạn cho biết: Việc đưa khách sạn vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút du khách và tăng tính chuyên nghiệp của du lịch Sa Pa, đồng thời đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ðây là một trong những công trình trọng điểm của địa phương và đã được gắn biển Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của tỉnh Lào Cai. Cùng với sự phát triển của du lịch, lực lượng lao động địa phương làm việc trong các cơ sở lưu trú tăng nhanh, hướng dẫn du lịch cũng tăng nhanh, qua đó từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Riêng trong năm 2009 đã có hơn 400 nghìn lượt khách đến Sa Pa, tăng 21% so với năm trước. Du khách đi theo các tua du lịch tham quan các làng, bản lên tới hơn mười nghìn đoàn, với hơn 50 nghìn lượt khách. Ðây đã và đang là một nguồn tạo việc làm và thu nhập cho nông dân ở các xã phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng. Ðể tiếp tục khai thác hiệu quả và phát triển du lịch tương xứng tiềm năng, chính quyền và ngành du lịch Lào Cai cũng như Sa Pa đang tiếp tục nỗ lực xây dựng, tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; không ngừng cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch; chú trọng phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trong nhân dân cũng như chính quyền, từng bước tăng cường quản lý, thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ du khách. Nguồn sưu tầm
7 tháng 5 2021

mọi người ơi giup em vs ạ 

\

 

7 tháng 5 2021

mọi người giải jum em , em tặng sao cho ạ 

 

25 tháng 4 2021

bucminhhum khó quá ko bt

 

25 tháng 4 2021

Buồn zậy 😢 

Giúp mik đi mãi mik thì rùiiii

Câu 7:Tiềm năng du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?Câu 8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ  ?Câu 10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do đâu ?Câu 12: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?Câu 13:   Vị trí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa ...
Đọc tiếp

Câu 7:Tiềm năng du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?

Câu 8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?

Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ  ?

Câu 10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do đâu ?

Câu 12: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?

Câu 13:   Vị trí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa  thế nào trong việc phát triển kinh tế, xã hội ?

Câu 14; Đặc điểm nổi bật của việc sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSH ?

Câu 15 Kể tên Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?

Câu 16: Kể tên các loại  tài nguyên khoáng sản có giá trị ở vùng ĐBSH?

Câu 17: Nêu Vị trí, ĐKTN vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ?

Câu 18: Bài Thương mại và du lich ( chỉ tìm hiểu phần du lịch) , liên hệ du lịch địa phương?

2
14 tháng 1 2022

7 ; Du lịch biển, đảo là một trong những thế mạnh lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.  

8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là quỹ đất nông nghiệp hạn chế do vùng hẹp ngang, nhiều đồi núi ăn sát ra biển.

9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long  Lạng Sơn.

10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự  mặt của: Hệ thống đang tự động kết nối lại.

12:

1Thanh Hóa11.120,60
2Nghệ An16.493,70
3Hà Tĩnh5.990,70
4Quảng Bìn

 

13:Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển; giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế ...

15 tháng 1 2022

câu 14:

 

Những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở ĐBSCL là:

Công nghiệp của vùng mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (27,3%) năm 2014.
Các ngành công nghiệp chính của vùng là: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác.
Sản xuất điện và sản xuất hoá chất phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng.

câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).

câu 16: Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sảncó giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên

câu 17:

 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

 

- Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, Nam giáp Bắc Trung Bộ.

- Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.

- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .

- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …)

26 tháng 10 2023

Tiềm năng:

- Đa dạng đảo và bãi biển: Việt Nam có nhiều đảo và bãi biển đẹp, từ quần đảo Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc cho đến các đảo lớn như Phú Quý và Côn Đảo. Đây là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích biển đảo.

- Văn hóa và lịch sử độc đáo: Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, nhiều đảo và bờ biển ở Việt Nam còn có di sản văn hóa và lịch sử độc đáo, như lễ hội, ngôi chùa, lâu đài cổ, và ngôi làng truyền thống.

- Thể thao mạo hiểm và hoạt động dưới nước: Du lịch biển đảo tạo cơ hội cho các hoạt động thể thao mạo hiểm như lặn biển, lướt ván buồm, chèo thuyền kayak, và nhiều hoạt động dưới nước khác.

- Động thực phẩm địa phương: Du khách có thể thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon và đặc sản địa phương tại các khu du lịch biển đảo.

Hiện trạng:

- Phát triển nhanh chóng: Du lịch biển đảo đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều khu vực ở Việt Nam, như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, và Côn Đảo. Các dự án resort và khách sạn cao cấp đã xuất hiện để phục vụ nhu cầu du khách.

- Hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng: Hệ thống vận tải và cơ sở hạ tầng ở một số điểm đến biển đảo đã được cải thiện, bao gồm sân bay, cảng biển, và đường bộ.

- Sản phẩm du lịch đa dạng: Các tour du lịch biển đảo thường bao gồm các hoạt động như tham quan thiên nhiên, chèo thuyền kayak, thám hiểm đảo, và thưởng thức ẩm thực địa phương.

Khả năng phát triển thêm hoạt động du lịch biển:

- Thể thao mạo hiểm: Đầu tư và phát triển các hoạt động thể thao mạo hiểm như lướt sóng, lặn biển sâu, và thể thao trên mặt nước có thể tạo thêm sự đa dạng cho du lịch biển đảo.

- Du lịch sinh thái: Khám phá và bảo vệ các khu vực sinh thái độc đáo ở các đảo và vùng biển có thể làm cho du lịch biển đảo trở thành một lựa chọn bền vững.

- Du lịch văn hóa: Phát triển các chương trình du lịch văn hóa để du khách có cơ hội tìm hiểu về đời sống và văn hóa địa phương, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.

- Bảo vệ môi trường: Các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý bền vững phải được áp dụng để đảm bảo rằng du lịch biển đảo không gây hại cho thiên nhiên và cuộc sống của cộng đồng địa phương.

-> Trong tương lai, việc phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam có tiềm năng lớn để đóng góp vào nền kinh tế quốc gia và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa độc đáo của đất nước.

4 tháng 5 2021

- Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt

- Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

- Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.

21 tháng 12 2021

Tham khảo:

– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

* Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .

* Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch ( khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch .

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội

+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động

.+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch

21 tháng 12 2021

tk

– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

* Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .

* Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch ( khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch .

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội

+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động

.+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch

17 tháng 4 2023

- Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt

- Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

- Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.