K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

24 tháng 9 2021

Tham khảo nha em:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung. 

12 tháng 10 2021
Ngày 30 Chạp ( 25/1/1789) Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp ( Ba Dội) và tuyên bố trước ba quân “ Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn.
12 tháng 10 2021

Ngày 30 Chạp ( 25/1/1789) Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp ( Ba Dội) và tuyên bố trước ba quân “ Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta nói xem có đúng thế không”

7 tháng 10 2021

tham khảo :Vẻ đẹp của Thúy Vân lần lượt hiện ra qua bút pháp chấm phá tài tình của Nguyễn Du. Với cụm từ “trang trọng khác vời”, ông muốn nhấn mạnh rằng: Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp trang trọng, cao sang và phúc hậu hơn người. Tiếp đó, Nguyễn Du mới đi vào đặc tả chi tiết. Mỗi nét đẹp ở Thúy Vân đều đạt đế chuẩn mực hài hòa của cái đẹp trên trần thế. Thúy Vân có khuôn mặt ngời sáng như vầng trăng. Đôi chân mày thanh tú và đậm nét như bướm tằm. Nụ cười của nàng tươi xinh như đóa hoa mới nở. Giọng nói ngọt ngào, trong trẻo như tiếng ngọc rung. Mái tóc mềm mượt như áng mây. Làn da trắng hồng như tuyết. Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng cổ điển, Nguyễn Du đã khắc họa tài tình vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người. Nhưng thi hào Nguyễn Du đã có những sáng tạo táo bạo khi ông lồng ghép vào trong đó thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đặc sắc, khiến cho bức chân dung của Thúy Vân hiện ra chân thực, sinh động hơn. Vẻ đẹp hiền hòa của nàng được thiên nhiên cảm phục đã phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy cùng khiến cho lòng người thêm mến yêu và tôn quý. Đó là một vẻ đẹp ưa nhìn, càng ngắm càng thấy say mê. Nét dịu dàng, đàm thắm của Thúy Vân là vẻ đẹp điển hình của những thiếu nữ tinh khôi. Một vẻ đẹp không vướng bụi mờ trong xã hội phong kiến xưa. Nó vượt lên trên cái đẹp tầm thường, đạt đến tuyệt sắc. Qua việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân của Nguyễn Du, gợi trong lòng người đọc những dự cảm tốt đẹp về số phận êm ả của nàng về sau. Quả thực sau đó, cuộc đời của Thúy Vân không quá giân truân, trắc trở như chị của mình.

 

 

 

 

hỏi chấm ạ, đề bài hỏi về Quang Trung mà:)?

4 tháng 11 2019

I. Mở bài :

- “Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du…) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.

- Trong hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.

II. Thân bài:

1. Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:

- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.

- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…

2. Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:

* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.

Việc lên ngôi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.

* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:

- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.

- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…

- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.

* Sáng suốt trong việc sét đoán bê bối:

- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.

- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.

3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng:

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.

- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.

4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:

- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.

- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.

5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:

- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.

- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.

- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.

- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

III. Kết bài

Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức – các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Bởi thế họ đã viết thực và hay đến như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

11 tháng 12 2018
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Các sáng tác của ông hầu như chỉ nói về cuộc sống và con người NamBộ trong hai cuộc chiến tranh cũng như sau hòa bình. Truyện ngắn “Chiếc lượcngà” là một tác phẩm đặc sắc, được viết năm 1966, khi ông hoạt động ở chiếntrường Nam Bộ. Xoay quanh hai nhân vật chính ông Sáu và bé Thu, truyện đã tậptrung diễn tả, khai thác tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng giữa chiến tranh éole, khốc liệt…“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài cuộc kháng chiếnchống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Không phải là cảnh tượng nơi chiến trườngkhốc liệt, giữa trận chiến cam go, truyện thể hiện thành công, sâu sắc những tâmtư, tình cảm tự nhiên giữa con người với con người; nổi bật hơn cả là tình cha concao đẹp. Tình cảm đặc biệt, đáng trân trọng ấy đã được Nguyễn Quang Sáng gửigắm qua hai nhân vật chính: ông Sáu và bé Thu, qua nhiều tình huống trớ trêu vàcả những chi tiết thật cảm động…Ông Sáu, một người con của đất Nam Bộ, sinh ra và lớn lên trong nhữngnăm tháng thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nhân dân ta. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cũng như bao thanh niên Việt Nam đương thời khác, để lại sau lưngvợ con, thoát li đi kháng chiến theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ngày ông ra đi, đứa congái đầu lòng – và cũng là đứa con gái duy nhất của ông, chưa đầy một tuổi. ÔngSáu nhớ con lắm; suốt mấy năm chiến đấu, chị Sáu có đến thăm ông mấy lần,nhưng không thể nào dẫn con theo ra chiến trường được. Ông chỉ được ngắm conqua tấm ảnh nhỏ. Hòa bình vừa lập lại, đến lúc được về, cái tình người cha cứ nônnao trong lòng ông. Xuồng chưa kịp cập bến, thấy con đang chơi trước sân, ông đãnhảy thót lên. Niềm khao khát mãnh liệt được ôm ấp con, được con xô vào lòng, âuyếm ôm chặt lấy cổ thúc giục ông vội vã bước những bước dài, rồi dừng lại kêulớn: “Thu! Con”. Lòng mong nhớ, yêu thương con thúc đẩy ông tiếp tục tiến gần,dang hai tay sẵn sàng đón nhận; giọng lặp bặp, run lên vì xúc động: “Ba đây con!”.Một chi tiết lạ cùng lúc xuất hiện: vết thẹo đỏ trên má ông Sáu đỏ ửng lên, giầngiật dễ sợ. Thu là một cô bé đã tám năm không có cha che chở, tám năm rồi chỉđược biết cha qua lời kể của má và tấm hình má chụp với cha; theo phản xạ tựnhiên, đáng lẽ Thu cũng phải chạy xô tới ông mà ôm thắm thiết. Bất ngờ, NguyễnQuang Sáng lại đổi chiều ngòi bút: “mặt nó tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “Má!Má!”. Thấy con bỏ chạy sợ hãi, người ông Sáu như lạnh đi tê tái: ông đứng sững đấy, mặt sầm lại thật đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy. Ông bànghoàng, nhói đau thất vọng. Nỗi khao khát tìm lại yêu thương ủ ấp bấy lâu nay bịdội gáo nước lạnh phũ phàng, sửng sốt…Trong ba ngày ở nhà ngắn ngủi sau đó, ông Sáu chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở nhà vỗ về con, mong chờ con lại bên gần gũi, mong mỏi đợi một tiếng “ba” thânthương. Nhưng ông càng vỗ về, càng cố gắng bày tỏ tình cảm, “chứng minh mình” bao nhiêu, bé Thu lại càng cố gắng đẩy ra, rời xa anh, càng ruồng rẫy anh bấynhiêu. Má quơ đũa bếp dọa đánh bắt Thu phải gọi tiếng “ba”, cô bé vẫn cứng đầu,chỉ chịu nói trổng. Đến đây, nhà văn viết: “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắcđầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậythôi”. Thật đúng như vậy, ông cười vì lòng đầy đau xót, ông không muốn tin rằngsau tám năm trời xa cách lại để “mất con”, ông cười để xoa dịu đi nỗi khổ tâm củamình, hi vọng tình cha con nồng ấm còn tồn tại. Và sự hi vọng quá ư mãnh liệt đóđã được thể hiện trong bữa cơm gia đình: ông Sáu gắp một cái trứng cá to vàng vàochén bé Thu. Cô bé lấy đũa xoi vào chén, rồi bất thần hất cái trứng cá ra. Giận quávà không kịp suy nghĩ, ông vung tay đánh và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy,hả?”. Ngỡ ngàng, thất vọng đến tràn trề, sự đau đớn đến cao độ đã làm ông suysụp, mất tự chủ. Còn Thu chạy vụt xuống bến, lấy dầm bơi qua sông. Trong tiếngkhua lòi tói rổn rảng, khua thật to đầy căm ghét của Thu, dường như ta nghe thấytiếng ông Sáu thở dài bất lực. Ông đã thực sự “mất con”, mọi nỗ lực gần con đã đổxuống sông xuống biển...Sáng hôm sau là ngày ông Sáu phải rời xa nhà trở về đơn vị, họ hàng đến rấtđông, cả bé Thu cũng theo bà ngoại về nữa. Mải lo tiếp khách và cũng bởi vếtthương lòng đã làm ông quên mất sự xuất hiện của con. Bất chợt, Nguyễn QuangSáng hướng ngòi bút về cô bé tám tuổi: “Vẻ mặt của nó có gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa...Với đô mi dài uốn con, và dường nhưkhông bao giờ chớp...nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Phải chăng lòng Thu đangcó một sự biến chuyển? Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, ông Sáu mới nhìn vềcon với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, thì đôi mắt mênh mông của cô bé cũng xônxao khác lạ. Đúng lúc ấy, Thu bỗng kêu thét lên: “Ba...a...a...ba!”, tiếng kêu xé ruộtgan mọi người và xé tan sự im lặng. Tiếng “ba” ấy bé đã đè nén, hằng ủ ấp biết baonhiêu năm nay, tiếng “ba” ấy như vỡ tung ra từ tận sâu đáy lòng, một tiếng “ba”đầy xót xa, ân hận. Cô bé chạy xô tới, ôm chặt lấy cổ ba mình, hôn ba cùng khắp,hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài đỏ. Trong lúc nó, ngoại mới kể tại sao bé đã không chịu nhận; hóa ra chính là do cái vết thẹo. Chỉ được nhìn ngắm ba quatấm ảnh chụp chung với má, nên trong thâm tâm bé, ba đẹp hơn cơ. Nhưng quatình tiết này, ta mới thấy được rằng: Bé Thu nhung yêu ba, trân trọng cái tiếng “ba” biết nhường nào. Khi tưởng nhầm ông Sáu là người lạ, mặc dù mẹ đã bảo, nhưngvì nhớ ghi sâu hình ảnh của ba (ở cái ảnh) trong tâm trí, nên Thu cứng đầu, quyếtkhông chịu gọi “ba”. Bé căm ghét, bực bội, không thèm để ý, ngỏ lời với “ngườiđàn ông lạ cứ nhận là ba mình”; chứng tỏ bé yêu thương ba hết lòng, khao khátngày cha trở về đến mãnh liệt. Nhưng rồi khi ngoại nói cho rằng, vết theo dễ sợ ấychính là vết thương của ba bị Tây nó bắn, Thu dần đổi khác: “Nó nằm im, lăn lộn,thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Nằm im vì nhận ra ba là ông Sáu, thương ba bị Tây bắn; lăn lộn, thở dài vì ân hận đã nỡ đối xử không tốt với ba, để rồi đâynuối tiếc thấy được ba mình thì đã quá muộn. Tình yêu cha của Thu thật sâu nặngvà cảm động. Trở lại với giây phút chia li ấy, Thu giữ ba thật chặt vì xót thương,đau đớn không muốn ba ra đi, nhưng rồi ông Sáu cũng phải từ biệt con trở lại chiếntrường, mang theo lời hứa về cây lược... Những ngày kháng chiến, ông Sáu vẫn cứ ân hận sao hồi ấy lại nỡ đánh con. Nhưng rồi từ khi có việc làm “chiếc lược ngà” tặng con đã làm ông phần nào vơi điân hận, nỗi nhớ con. Cảnh tượng ông tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, rồi gò lưngkhắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” thật đáng quý trọng và cảm động. Nhưng thật không may ông đã không được sống gặp con để trao tận tay chiếc lược:trong một trận càn lớn của Mĩ, ông Sáu hi sinh. Trong giờ phút cuối cùng, dườngnhư chỉ còn tình cha con mãnh liệt, thiêng liêng là không thể chết được, ông móccây lược, giao nó cho người bạn thân rồi mới dần nhắm mắt..
30 tháng 5 2016

Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang , ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ .“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm tiêu biểu của ông.Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên,hợp lý,truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .Trong chiến tranh ,con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi ,hy sinh về tình cảm gia đình.Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi . Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay ,Thu không nhận ông là ba .Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực,lảng tránh ,thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì :“vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên ,giật giật trông rất dễ sợ ”.Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi,vỗ về cô bé.Có những lúc, lâm vào thế bí,nó cũng chỉ nói trổng:“Vô ăn cơm”,“cơm sôi rồi,chắt nước giùm cái” , “cơm sôi rồi ,nhão bây giờ”…Trong bữa cơm,ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to,không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt:“bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm”.Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn “ cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng ”…Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le,khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó.Em không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết thẹo dài trên má không giống bức hình chụp chung với má mà em biết.Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc -em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba .Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ của Thu đột ngột thay đổi.Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu đã được bà giải thích về vết thẹo.Bé hiểu ra, ân hận và hối tiếc vô cùng:“nghe bà kể ,nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.Phút chia tay “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu,cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông thật dễ thương”. Khi ông Sáu nhìn con để chào từ biệt,“đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”tình cha con bị dồn nén bấy lâu chợt bùng lên mạnh mẽ,hối hả,cuống quýt.Nó thét lên gọi ba“tiếng kêu của nó như tiếng xé,xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”.Hành động của Thu cũng thay đổi “nó nhảy thót lên,dang cả hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Nó hôn ba nó cùng khắp,hôn tóc,hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”…Tất cả những hành động,thái độ đó của Thu đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà bé hằng yêu kính,tôn thờ và không ai có thể thay thế được.Tình cảm của Thu thật mạnh mẽ,sâu sắc và cũng dứt khoát,rạch ròi.Ở Thu có nét cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có nét ngây thơ,hồn nhiên của con trẻ.Bằng tâm hồn nhạy cảm,một trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa yêu thương đối với trẻ em,Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế .Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu.Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.Khi xuồng chưa kịp cập bến,trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ,khom người, hai tay đưa về phía trước,miệng lắp bắp :ba đây con ! ba đây con.”Những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách.Nhưng không, ông hẫng hụt ,bất ngờ khi thấy:“bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”.Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa ,suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi,vỗ về con,mong con gọi một tiếng ba mà không được.Có lúc giận quá ông đã đánh con.Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khiến ông cảm động “một tay ôm con,tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”.Cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ,bởi vì sau đó,chẳng bao giờ anh có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ ,anh ân hận vì đã trót đánh con.Nhớ lời con dặn, khi kiếm được một khúc ngà anh vui mừng như trẻ nhỏ “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.Những ngày sau đó bao nhiêu tình cảm yêu quí,nhớ thương con anh dồn cả vào việc làm cây lược.Anh cặm cụi “cưa từng răng lược ,thận trọng,tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”để rồi khi chiếc lược hoàn thành,anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”…Những lúc nhớ con anh mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt :“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc dài của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.Có lẽ những lúc ấy anh mong có một lần về phép thăm nhà để anh tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con …Đau đớn thay chiến tranh khiến anh chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái anh được nữa.Anh bị hy sinh trong một trận càn.Trước lúc hy sinh,“dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”,anh cầm cây lược trao cho bạn với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời.Từ lúc ấy,cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật,thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử.Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.Chủ đề của chuyện không mới lạ,nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình 

 

4 tháng 9 2017

Cảm nghĩ về nhân vật vua Quang Trung.

    - Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.

       + Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn làm chúng ta kinh ngạc, chiến thắng thần tốc.

       + Vừa hành quân vừa đánh giặc mà vua Quang Trung lên kế hoạch từ trước đã chiến thắng sớm hơn dự định 2 ngày.

    - Hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt:

       + Vua Quang Trung thân chinh cầm quân, dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy khiến nghĩa quân Tây Sơn đánh thắng kẻ thù.

       + Hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với áo bào đỏ sạm đen khói súng.

    - Hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần, là người có tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại.

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung. Qua đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, được con cháu ngàn đời sau vẫn mãi nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung. (câu bị động)