K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2017

Ngắn gọn nhất nha mấy cậu..

4 tháng 11 2017

Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.

1. Mở bài:Giới thiệu về tình bạn đẹp tuổi thơ của em và ân tượng về tình bạn của tuổi thơ.

2. Thân bài:Trình bày cảm nhận của em về tình bạn đó

-Thế nào là tình bạn đẹp

-Những biểu thiện của tình bạn đẹp có vai trò ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.

+Quan tâm,giúp đỡ bạn bè.

+Đồng cảm,chia sẻ,tâm sự nỗi niềm của nhau.

-Kể về một tình bạn đẹp của riêng em để bộc lộ cảm xúc,tâm trạng tình bạn đẹp,giàu ý nghĩa.

3. Kb:Khẳng định giá trị của tình bạn.

Hứa hẹn sẽ ko bao giờ quên tình bạn đẹp

7 tháng 3 2020

Nhân dân Việt Nam từ xưa vốn có truyền thống lấy chữ "nhân" làm gốc. Một trong nhưng nét đẹp của phẩm giá là tình yêu thương con người và lòng vị tha. Chính vì vậy, ông bà, cha mẹ thường xuyên khuyên con cháu: "Thương người như thể thương thân"

Trước tiên, chúng ta cần hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. Thân là bản thân, thương người là thương xót, cảm nhận được nỗi khổ của mình khi đói không cơm, khi lạnh không áo, ốm không thuốc. Thương người là thương mọi người xung quanh là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì cũng yêu người khác như chính bản thân mình. Nếu đã từng trải qua đói khổ, bệnh tật, túng thiếu,… thì khi người khác lâm vào cảnh đấy ta cảm thông, giúp đỡ, quan tâm coi việc của người khác như của mình.

Tại sao chúng ta phải giúp đỡ người khác? Trong cuộc sống, không ai có thể sống lẻ loi, cô độc. Trong gia đình có ông bà, cha mẹ, con cái,… Đó là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Hiểu rõ điều đó nên từ khi còn nằm trong nôi, ông bà thường hát ru con cháu bằng tiếng hát êm đềm, tình cảm.

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

Thấu hiểu được nỗi vất vả, sự hy sinh to lớn của bậc làm cha mẹ, con cháu phải có hiếu thảo để báo đáp lại cha mẹ.

"Công cha như núi thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông"
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Xem thêm:  Chứng minh thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận

Rộng hơn nữa là tình làng xóm, láng giềng những người " tối lửa tắt đèn có nhau". Vào những lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn,… chúng ta nên có thái độ "nhường cơm sẻ áo".

Ngay đến cộng đồng, xã hội mà ta đang sống, những người ở miền ngược hay miền xuôi, dù là ở núi hay đồng bằng thì tất cả những con người Việt Nam đều là anh em, đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Chính mối quan hệ này đã tạo nên tình thân ái giữa con người với con người. Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để có được cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi chúng ta phải cùng hòa nhập với cộng đồng, luôn ở bên cạnh nhau dù khó khăn hay hạnh phúc, tục ngữ vì thế đã có câu: "Sông có khúc, người có lúc" ý nói trong cuộc đời không ai có thể làm hoàn hảo mọi việc cho nên muốn được người khác đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước. Thực tế, nhân dan ta đã sống theo quan niệm ấy đã từ rất lâu. Ở đâu có chiến tranh, thiên tai thì hàng triệu con tim hướng về thay cho lời an ủi, động viên sâu sắc. Không những vậy, từ các vị lãnh đạo đến những người dân thường hay những anh chị sinh viên, những bạn học sinh đều sẵn sàng đóng góp xây dựng những mái ấm cho trẻ mồ côi, xây dựng trường học, nuôi lợn nhựa giúp người nghèo,… LÀ một học sinh, em thấy mình phải rèn luyện đức tính "Thương người như thể thương thân"hơn nữa. Đồng thời, cũng phê phán những con người thờ ơ, coi việc đó không phải việc của mình.

Câu tục ngữ trên là một lờ khuyên với tất cả mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn để tất cả mọi người đều sống trong ấm no, hạnh phúc.

7 tháng 3 2020

cảm ơn bn nhé

chúc bn học tốt

22 tháng 12 2017

Hôm nào mk cho nha

But bây h ko có đt để chụp

22 tháng 12 2017

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

                           (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

 Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

Tôi nghĩ rằng mình là 1 người con không tốt ! Thực sự là như vậy......

Tôi toàn làm mẹ thất vọng thôi. Mỗi lần nhìn mẹ như vậy tôi thất thật tức bản thân mình : " Tại sao vậy chứ ? "

Nhưng tôi biết mẹ tôi cũng hẳn hoàn toàn cảm thấy thất vọng, người mẹ nào cũng vậy  TÔI TIN

Mẹ tôi là một người mẹ chu đáo. Dù tất bật với công việc nhưng lúc nào mẹ cũng bên tôi và cũng tôi chiến đấu với đường đời. Tôi hiểu , sẽ có ngày tôi phải tự bước đi trên đôi chân mình nhưng sao tôi lại không dám bắt đầu tự lập. Mẹ tôi xinh lắm, bà ấy là bà chủ của Spa mà. 

Tuy rằng có thể nói thời gian tôi bên mẹ không nhiều như bao người khác nhưng tôi tin mình có thể hiểu mẹ. 

Nói chung người mẹ nào cũng thương con và mẹ tôi cũng vậy

Đây là toàn bộ suy nghĩ của mình khoogn nhằm mục đích k. Cũng cảm ơn bạn vì đã tạo cơ hội cho mình được nói ra những suy nghĩ này

YÊU MẸ NHẤT

Tôi nghĩ rằng mình là 1 người con không tốt ! Thực sự là như vậy......

Tôi toàn làm mẹ thất vọng thôi. Mỗi lần nhìn mẹ như vậy tôi thất thật tức bản thân mình : " Tại sao vậy chứ ? "

Nhưng tôi biết mẹ tôi cũng hẳn hoàn toàn cảm thấy thất vọng, người mẹ nào cũng vậy  TÔI TIN

Mẹ tôi là một người mẹ chu đáo. Dù tất bật với công việc nhưng lúc nào mẹ cũng bên tôi và cũng tôi chiến đấu với đường đời. Tôi hiểu , sẽ có ngày tôi phải tự bước đi trên đôi chân mình nhưng sao tôi lại không dám bắt đầu tự lập. Mẹ tôi xinh lắm, bà ấy là bà chủ của Spa mà. 

Tuy rằng có thể nói thời gian tôi bên mẹ không nhiều như bao người khác nhưng tôi tin mình có thể hiểu mẹ. 

Nói chung người mẹ nào cũng thương con và mẹ tôi cũng vậy

Đây là toàn bộ suy nghĩ của mình khoogn nhằm mục đích k. Cũng cảm ơn bạn vì đã tạo cơ hội cho mình được nói ra những suy nghĩ này

YÊU MẸ NHẤT

My mother is Huong and I am Hoai. Let's make friends 

30 tháng 11 2019

Bạn Lan giúp bạn Yến từ học Văn trung bình lên khá.

Hoàng băng bó vết thương cho một em bé bị ngã.

k mình nha

19 tháng 1 2017

táo quân ý bn

19 tháng 1 2017

cỡ 5ph th á bạn

3 tháng 11 2016

Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.

 

Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

 

Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.

 

Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.

 

Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.

 

Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Viên phấn nào trên tay

Thầy dạy em học chữ

Bụi phấn nào bay bay

Vương tóc thầy trắng xóa.

Bao mùa thu đi qua

Thầy xưa nay đã già

Khai trí em thêm sáng

Cho cây đời nở hoa.

3 tháng 11 2016

Mk chọn đề 1 nha​.

​Bài làm: Mở bài: Tháng năm dầu dãi nắng mưa

​ Con đò tri thức thầy đưa bao người

​Qua sông gửi lại nụ cười

​Tình yêu xin tặng người thầy kính yêu(là thơ lục bát nha bạn)

​Đó là 1 đoạn thơ trong bài Người lái đò. Nhười thầy như người lái đò đưa chúng e qua sông tiến bước trên con đường sự nghiệp.

​Thân bài:

​Thầy truyền lại cho cúng em, bao thế hệ trẻ những kiến thức bổ ích, dạy cho chúng e ngững điều hay lẽ phải .

​Là người đưa đò tận tình mong sai những người trên đò đc bình yên qua sông.

​Thầy cô như người mẹ, cha thứ hai của cuộc đời em truyèn dạy bao điều tốt.​

​Những điều mà thầy cô dạy như những hành trang giúp cho chúng em vững bước mà đi lên trở thành người có ích cho xã hội.

​Em mãi ko thể quên được công ơn của thầy cô và tình cảm thầy cô đã dành cho em.

​Kết bài:

Em sẽ cố gắng học tập để ko phụ lòng thầy cô. Em​ rất yêu quý và coi họ như người cha, mẹ thứ 2 của cuộc đời mk.