K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
13 tháng 1 2017

Đáp án A

Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực có nhiều thành công trên thế giới và hiện nay trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Có tỉ trọng ngành thương mại đứng đầu thế giới

5 tháng 9 2019

Đáp án A:

Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn -> điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.

Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh => góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý- quy hoạch phát triển dân số => hạn chế đươc các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội…

12 tháng 11 2018

Đáp án A.

Giải thích:

- Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội,...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.

- Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh đã góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý - quy hoạch phát triển dân số hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội,…

28 tháng 7 2018

Đáp án A.

Giải thích: Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.

11 tháng 11 2019

Đáp án B.

Giải thích: Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới:

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.

+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

b) Giao thông vận tải

- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.

+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).

+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...

+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

c) Du lịch

- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.

- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...

d) Tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.