K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2023

Câu 1 :  Nêu những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X

Vịnh Bắc Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng của nam Hà Nội. Phần đất Hà Nội còn lại thì bị nhiễm mặn, nguồn thực vật ít đi, các đàn động vật lớn lùi sâu vào lục địa. Con người cũng lùi dần vào miền chân núi, ở hang động núi đá vôi hay vùng thềm cao. Nhà nước Văn Lang và văn minh sông Hồng đã được bắt đầu. Theo ghi chép của sử cũ kết hợp với nhiều nguồn tài liệu khác, nước ta lúc đầu có tên là Văn Lang, ra đời vào quãng thế kỷ VII – V TCN và kết thúc vào năm 208 TCN. Kinh đô của nước Văn Lang là Phong Châu (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), đứng đầu là Hùng Vương. Năm 208 TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, theo truyền thuyết, Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên làm vua, hiệu là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh). 

- Cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sự kiện này mở đầu thời kỳ đen tối của lịch sử nước ta – thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43)

- Nguyên nhân:

Bất bình trước chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, mùa xuân năm 40, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, con gái Lạc tướng vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội ngày nay) đã phất cờ khởi nghĩa.

- Diễn biến chính:

 

+ Được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, từ Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), nghĩa quân "hùng dũng như gió cuốn" đánh chiếm Mê Linh (Cổ Loa, Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh).

+ Thái thú Tô Định thất bại, phải chạy trốn về Quang Hải (Quảng Đông).

- Kết quả:

+ Khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua (gọi là Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương), đóng đô ở Mê Linh.

+ Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp.

+ Đến năm 43, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. 

=> Nhân dân rất thương tiếc sự hy sinh anh dũng của hai bà nên đã lập đền thờ khắp nơi.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

- Từ căn cứ ban đầu trên núi Nưa, nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại đô hộ, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Tuy nhiên, nhà Ngô đã nhanh chóng đem quân ra đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa thất bại.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 - 602)

- Nguyên nhân:

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ ở Giao Châu.

+ Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư với chính sách cai trị tàn bạo đã khiến lòng dân oán hận.

- Diễn biến:

Giai đoạn 1

+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh bại Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh), làm chủ Giao Châu.

+ Nhà Lương đã hai lần huy động quân đội sang đàn áp nhưng đều thất bại nặng nề.

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi.

+ Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Lý Bí cho xây điện Vạn Thọ, dựng chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng.

Giai đoạn 2:

+ Đến tháng 5 - 545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục. 

+ Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

+ Năm 550, kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục xưng vương (gọi là Triệu Việt Vương).

- Kết quả cuối cùng:

+ Đến năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nhà nước Vạn Xuân lúc này chính thức sụp đổ.

4: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 - 722)

- Nguyên nhân:

+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, đời sống nhân dân rất cực khổ. 

- Diễn biến:

+ Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng, kể cả Chăm-pa, Chân Lạp,...

+ Mai Thúc Loạn chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) để xây dựng thành Vạn An.

+ Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.

+ Từ thành Vạn An, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).

- Kết quả:

+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

=> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722). Đây là một cuộc khởi nghĩa lớn, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường chống Bắc thuộc, giành lại quyền tự chủ của nhân dân ta.

5. Khởi nghĩa Phùng Hưng

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ.

- Diễn biến:

+ Khoảng cuối thế kỉ VIII, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp cha. 

- Kết quả:

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa. 

+ Nhân dân tưởng nhớ Phùng Hưng, lập đền thờ và truy tôn là Bố Cái Đại Vương.

=> Khởi nghĩa Phùng Hưng đã góp phần củng cố thêm quyết tâm giành độc lập dân tộc cho các giai đoạn sau.

3 tháng 11 2023

Trừi ưi, bạn lạc đề à

 Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa là:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930- 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

5 tháng 3 2020

 Hai Bà Trưng:

     + Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.

     + Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.

- Lý Bí:

Quảng cáo

     + Liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.

     + Thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.

- Triệu Quang Phục:

     + Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.

- Khúc Thừa Dụ:

     + Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường.

     + Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành thắng lợi đá đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc.

- Ngô Quyền :

     + Trừ khử tên nội phản Kiều Công Tiễn

     + Chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán.

     + Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

13 tháng 5 2019

Câu 1 :

Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

13 tháng 5 2019

Câu 2 :

Trong các thế kỉ I - VI, văn hóa nước ta có những nét mới:

- Các trường dạy chữ Hán được mở tại các quận.

- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.

Câu 3 :

 Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
Lòng yêu nước. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc. 
- Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giày, bánh chưng.. Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.

Câu 4 :

* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,…

- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin sau và báo cáo trước lớp- Đoạn thông tin này gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân...
Đọc tiếp

- Đặt tên và tóm tắt nội dung đoạn thông tin sau và báo cáo trước lớp

- Đoạn thông tin này gửi đến chúng ta thông điệp lịch sử gì?

Trong suốt thời kì Bắc thuộc,song song với cuộc dấu tranh vũ trang giành lại nền độc lập dân tộc,nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh chống lại chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc,nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Người dân Việt với bản lĩnh và sự sáng tạo của mình đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của người phương Bắc,cải biến làm phong phú hơn nền văn hóa dân tộc.Nhiều phong tục tập quán được lưu giữ như sử dụng trống đồng trong lễ hội,ăn trầu,nhuộm răng,thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc(An Dương Vương,.....)

Khẳng định người Việt đã thành công trước chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Băc,Giáo sư sử học người Mĩ Tay-lo(chuyên gia nghiên cứu về lịh sử VN)đã viết:"Người VN đã tiếp thu nền văn minh Trung Hoa mà không làm mất bản sắc văn hóa của mình...Người VN không muốn trở thành nô lệ của Trung Quốc và điều đó sẽ ăn sâu vào gốc rễ sự tồn tại liên lạc với họ với tư cách là một quốc gia độc lập có từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

0
16 tháng 3 2016

http://d3.violet.vn/uploads/previews/628/2850184/preview.swf

31 tháng 3 2017

bạn ơi giúp mình với