K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

Câu 2: 

BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy sự to lớn và tráng lệ của mặt trời khi lặn xuống, nó to lớn và có màu đỏ như ''hòn lửa''

Câu 3:

Tham khảo nha em:

Câu cuối: ” câu hát căng buồm với gió khơi”

=>Tiếng hát cuối cùng sau một buổi ra khơi, trở về quê hương với sự vui vẻ, với những cọn cá đầy ắ thuyền, họ về với sự chiến thắng.

Câu 4:

Tham khảo nha em:

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Thành phần biệt lập+ phép liên kết: in đậm nghiêng

 

20 tháng 5 2021

Câu 2: So sánh: "mặt trời như hòn lửa" ➩ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.

12 tháng 10 2018

Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.

Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.

Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.

Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.

Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.

Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.

Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.

Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!

12 tháng 10 2018
bài làm 1Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.

Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.

Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.

Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.

Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.

Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.

Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.

Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:bài làm 2Thời gian trôi qua, chiến thắng Ngọc Hồi của thế kỉ 18 đã lùi về quá khứ nhưng tôi không quên được những ngày tháng ấy khi tôi còn là anh lính trong đạo quân chủ chốt của vua Quang Trung. Nhớ đến, tôi luôn hãnh diện và tự hào! Vị cứu tinh của dân tộc thuở ấy là Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn. (Viết đoạn văn miêu tả Quang Trung)
- Ngày 22 tháng 11 năm Mậu Thân, Tôn Sỹ Nghị chiếm Thăng Long. Tướng Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ ở núi Tam Điệp.
- Ngày 24, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, ngày 25 lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
- Nguyễn Huệ đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 đến Nghệ An, tuyển thêm một vạn quân tinh nhuệ. Nguyễn Huệ tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, vạch trần “mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện” và “kêu gọi tướng sĩ đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn”.
- Vua chia quân làm 5 doanh rồi thần tốc ra Tam Điệp hội quân với cánh Ngô Văn Sở. Quang Trung chia quân làm 5 đạo, cho quân ăn tết Nguyên Đán trước, “bảo kín” với các tướng soái đến tối 30 thần tốc đánh quân Thanh, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
*
- Quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ. Đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua thúc quân đuổi theo, tới Phú xuyên thì bắt sống được hết.
- Nửa đêm 3 tháng Giêng năm 1789, tới làng hà Hồi, vua cho quân vây kín làng ấy, bắc loa...
(Tương tự kể lại chi tiết trận đánh với niềm tự hào của người trong cuộc - là người lính)
*
- Bằng tài chỉ huy thao lược của vua Quang Trung, các đạo quân của chúng tôi tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sỹ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.  

Bạn tham khảo các ý để triển khai : Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

- Chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không có tình yêu:

+ Xinh đẹp, nết na, tư dung tốt đẹp nhưng chỉ vì nghèo khó mà cha mẹ gả cho con nhà hào phú lắm tiền nhưng thiếu tình yêu.

+ Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức, vẫn phải nhịn nhục để không bất hòa.

- Luôn phải chịu gánh nặng gia đình:

+ Một mình nuôi con nhỏ, chăm sóc mẹ già đau ốm.

+ Một mình lo tang, ma chay khi mẹ mất không có ai san sẻ, động viên.

- Bị nghi oan và đối xử tệ bạc:

+ Thời gian xa chồng, một mình nuôi con, nàng những mong muốn chồng về sẽ vỗ về, an ủi động viên nhưng chồng nghe lười đứa trẻ mà sinh ra nghi ngờ, đối xử tàn nhẫn, chửi mắng, đánh đập nàng, mặc cho hàng xóm khuyên can.

+ Mặc cho Vũ Nương can ngăn thanh minh ( là con kẻ khó được nương tựa nhà giàu) thế nhưng Trương Sinh vẫn bỏ ngoài tai những lời hết sức chân tình của nàng.

- Phải chịu cái chết oan nghiệt:

+ Vũ Nương để biện minh cho mình đành phải tự vẫn ở sông Hoàng Giang để chứng minh danh tiết, trở thành nạn nhân của thói quen ghen tuông mù quáng.

+ Cái chết cho thấy Vũ Nương bị đẩy đến bước đương cùng không còn lối thoát, do sự thô bạo của kẻ hào phú, ít học mà đồng tiến làm đen thói đời.

+ Cái chết của Vũ Nương khiến bé Đản thành đứa bé mồ côi, Trương Sinh là kẻ góa vợ day dứt trong nỗi ân hận, dày vò lương tâm.

+ Phản ánh quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công ngang trái.

+ Số phận của VŨ Nương cũng là số phận của biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ thấp cổ bé họng, luôn chịu oan ức và khổ hạnh.

21 tháng 10 2016

Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.

Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã được cả dân tộc mang mình dòng máu Lạc Hồng gìn giữ bao đời. Bởi vậy, hễ là “con Lạc cháu Hồng”, thì hãy về thăm Đền Hùng quê em dịp lễ hội. Đừng quên chính hội vào ngày 10 tháng 3, rất hấp dẫn…

21 tháng 10 2016

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000 m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo.

Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Bạn tham khảo nha!

20 tháng 12 2020

Có nhận định cho rằng "bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ đầy ánh sáng", vì vậy đó là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.