K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2016

Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể (NST) có các hoạt động:

- Ở kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh và thực hiện quá trình tự nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động.

- Ở kì đầu: Các NST (ở trạng thái kép) bắt dầu co ngắn (xoắn) lại và di chuyển vào giữa tế bào nơi có thoi vô sắc.

- Ở kì giữa: NST co xoắn cực đại. NST ở trạng thái kép, mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động, Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Ở kì sau: 2 cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn trượt theo dây tơ vô sắc đi về mỗi cực của tế bào.

- Ở kì cuối: NST đơn duỗi ra thành dạng sợi mảnh.

12 tháng 1 2016
 Kỳ đầu

Các sợi nhiễm sắc co xoắn lại tạo nên nhiễm sắc thể kép bao gồm hai nhiễm sắc thể đơn bám với nhau tại tâm động. Nhân con và màng nhân bị tiêu biến dần đi. Trung tử nhân đôi sau đó di chuyển đến hai cực của tế bào chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc.

Kỳ giữa

Các kinetochore giúp nhiễm sắc thể di chuyển về mặt phẳng của thoi phân bào. Các nhiễm sắc thể kép di chuyển tới mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể lần lượt xếp thành 1 hàng dọc. Bởi vì các nhiễm sắc thể đòi hỏi tất cả kinetochore phải bám vào những sợi thoi phân bào đây chính là bước kiểm tra cho việc xảy ra kỳ sau, tránh việc sai lệch cho việc phân chia nhiễm sắc thể khiến cho việc đột biến số lượng nhiễm sắc thể rất khó xảy ra.

Kỳ sau

Tất cả kinetochore bám vào những sợi siêu vi và nhiễm sắc thể xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đầu tiên, những protein gắn liền những nhiễm sắc thể đơn gọi là cohesin. Những cohesin ở giai đoạn này bị tách ra khỏi nhiễm sắc thể kép cho phép các nhiễm sắc thể đơn tách ra làm hai phía cực của thoi vô sắc. Các sợi siêu vi của thoi vô sắc co ngắn lại đẩy các tâm động của nhiễm sắc thể đơn ra hai đầu của tế bào. Lực đẩy nhiễm sắc thể đơn đến bây giờ vẫn chưa rõ. Tùy theo mức độ phân chia các kỳ có thể khác nhau.

Kỳ cuối

Kỳ cuối thực sự là sự đảo ngược của kỳ đầu. Ở kỳ cuối, các nhiễm sắc thể giờ đây đã tập hợp về hai cực của tế bào. Các nhân con và màng nhân đã hình thành trở lại chia tách một nhân tế bào mẹ thành hai nhân tế bào con giống nhau. Các nhiễm sắc thể của hai tế bào con tháo xoắn thành sợi nhiễm sắc. Nguyên phân hoàn thành, nhưng tế bào phân chia vẫn chưa hoàn chỉnh.

15 tháng 1 2016

Nguyên phân là quá trình phân chia của tế bào nhân thựctrong đó nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống về số lượng và thành phần của nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ. Xảy ra cùng với nguyên phân là sự phân chia tế bào chất, các bào quan và màng nhân thành ra hai tế bào với thành phần bằng nhau. Nguyên phân và phân bào chia bào chất cùng được gọi là kì nguyên phân của chu kỳ tế bào - sự phân chia của tế bào mẹ thành hai tế bào giống hệt nhau và giống cả tế bào mẹ. Kì này chỉ chiếm 10% trong chu trình tế bào.

Nguyên phân xảy ra hầu hết ở các tế bào nhân thực nhưng khác cơ chế ở một số loài. Ví dụ, những động vật phân chia theo lối nguyên phân mở, màng nhân sẽ tiêu biến sau đó nhiễm sắc thể tách đôi ra, trong khi ở nấm, men thì lại phân chia theo lối nguyên phân kín, nơi mà nhiễm sắc thể phân chia trong nhân tế bào. Ở động vật nhân sơ, tế bào không có nhân hay nhân không hoàn chỉnh thì quá trình phân chia diễn ra theo lối trực phân.

Quá trình nguyên phân xảy ra vô cùng phức tạp. Những bước của quá trình được chia thành các kỳ, mỗi kỳ bắt đầu và kết thúc nối tiếp nhau. Các kỳ bao gồm: kỳ trung gian, kỳ đầu,kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối. Trong suốt giai đoạn nguyên phân các cặp nhiễm sắc thể co xoắn và bám vào thoi vô sắc nơi mà các nhiễm sắc thể kép đối diện nhau được kéo gần lại. Tế bào sau đó được chia ra bởi giai đoạn phân bào để tạo ra hai tế bào riêng biệt giống nhau. Tuy nhiên có vài trường hợp giai đoạn nguyên phân và phân bào xảy ra độc lập với nhau.

11 tháng 3 2017
Bạn tham khảo nhé!!!! - Kì trung gian: Các NST dạng duỗi xoắn, sợi mảnh. Sau đó tiến hành nhân đôi tạo thành NST kép - Kì đầu: Các NST kép co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. - Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động. - Kì sau: Các crômatit tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. - Kì cuối: NST dần dãn xoắn, màng nhân dần xuất hiện. Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.
23 tháng 3 2023

- Dùng len để làm NST. Chú ý ở kì trung gian, sau và giữa của nguyên phân và giảm phân II, các kì của giảm phân I cần hai màu len đan vào nhau để thể hiện hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.

- Màu len thứ ba được sử dụng làm thoi phân bào.

- Dán NST lên giấy bằng keo dán.

- Sử dụng bút lông (nhiều màu) để thể hiện màng tế bào, nhân tế bào, tế bào chất. Chú ý màng tế bào dần biến mất ở kì đầu, biến mất hoàn toàn ở kì sau và kì giữa, hình thành lại dần ở kì cuối.

18 tháng 5 2021
 số NST đơnsố NST képsố tâm độngCromatit
Kì đầu07878156
kì giữa07878156
kì sau15601560
kì cuối780780

 

 

 

 

18 tháng 5 2021

huhu chưa lên lớp 10 nên chưa bk làm 

30 tháng 3 2022

a) Gọi 2n lak bộ NST lưỡng bội của loài, x lak số lần nguyên phân (x, 2n ∈ N*)

Ta có :  

* Tb nguyên phân x lần cho số tb con bằng 1/3 số NST trong bộ đơn bội

->       \(2^x=\dfrac{1}{3}.n\)     (1)

Lại có : + Môi trường nội bào cung cấp 168 NST đơn

->      \(2n.\left(2^x-1\right)=168\)            (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : \(\left\{{}\begin{matrix}2^x=\dfrac{1}{3}n\\2n.\left(2^x-1\right)=168\end{matrix}\right.\)

Giải hệ phương trình ta được :  n =  12 

                                            ->   2n = 24 

Vậy bộ NST lưỡng bội của loài trên lak 2n = 24

b) Có 2n = 24, thay vào (2) ta được : \(24.\left(2^x-1\right)=168\)

=>    \(2^x=\dfrac{168}{24}+1=8\)

=>     \(x=3\)

Vậy số lần nguyên phân của tb trên lak 3 lần

23 tháng 3 2023

Gọi bộ nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n → Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân:

11 tháng 1 2016

Trong nguyên phân, sau khi nhân đôi thành NST kép, các NST không tách rời nhau luôn mà chúng vẫn dính nhau ở chung 1 tâm động. Chính tâm động đó sẽ liên kết với 1 sợi tơ vô sắc. Sau đó NST kép mới tách thành 2 NST đơn và cùng nằm trên 1 sợi tơ vô sắc. Khi sợi tơ đứt và co rút về 2 cực tế bào sẽ kéo theo mỗi NST đơn từ một NST kép ban đầu về mỗi cực tế bào. Điều này đảm bảo cho mỗi tế bào con chứa các NST giống hệt nhau và giống NST mẹ ban đầu.

11 tháng 1 2016

NST nhân đôi nhưng vãn dính với nhau ở tâm động 
- tạo điều kiện cho thoi vô sắc gắn vào để kéo về 2 cực kì sau của phân bào. 
-nếu là ở giảm phân thì tao điều kiện để 2 NST trong cặp tương đồng thực hiện quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu 1 
-giúp cho các NST ko bị cuốn rối vào nhau trong khi mới nhân đôi mà chưa kịp đóng soắn 
-giúp phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con ( vì ở kì cuối mỗi NST trong cặp tương đong sẽ di chuyển về 1 tế bào con. khi ko dính với nhau ở tâm đọng vật chất di truyền ko phân chia đều ảnh hưởng tới truyền đạt thông tin di truyền )

19 tháng 3 2022

a) Số tb con tạo ra khi kết thúc nguyên phân : \(4.2^3=32\left(tb\right)\)

b) Tổng số NST của các tb con : \(32.2n=32.24=768\left(NST\right)\)

11 tháng 3 2022

A