K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2023

“Mây và sóng” của Ta-go đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng.

Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Hay:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

 

Rồi như chợt nhớ ra, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

Để rồi em bé đã sáng tạo ra một trò chơi chỉ dành riêng cho hai mẹ con mà thôi:

“Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

Và cả:

“Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

Những câu thơ trên đã cho người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Khi đọc “Mây và sóng”, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy vô cùng cảm động trước tình cảm của em bé và người mẹ.

16 tháng 10 2023

tham khảo thôi bạn nhé

30 tháng 1 2016
Nội dung: Cảm nghĩ về anh, chị em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ 
18 tháng 8 2019


1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân

3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.

29 tháng 4 2020

Tại trường học không chỉ có học tập rèn luyện kỉ luật mà còn có những buổi lao động để giúp học sinh tăng cường thể lực, rèn luyện sức khỏe và tinh thần trách nhiệm được giao. Mỗi tháng tại trường của em luôn tổ chức những buổi lao động như vậy trong toàn trường.

Buổi lao động được diễn ra trong sự chỉ đạo của cô tổng phụ trách, thầy giáo dạy thể dục và còn có cả sự hỗ trợ của bác lao công trong trường. Mọi người đều tham gia một cách tích cực, vui vẻ. Thật may mắn là thời tiết ngày hôm đó cũng thật thuận lợi, trời mát mẻ chứ không phải cái không khí oi bức thường ngày vẫn diễn ra.

Trước khi buổi lao động diễn ra, cô tổng phụ trách họp tòa trường lại và tiến hành điểm danh các lớp, kiểm tra dụng cụ lao động của các lớp để buổi lao động có thể diễn ra thuận lợi nhất. Cô phân công vị trí lao động của các lớp và phát khẩu hiệu để các lớp về vị trí lao động của mình. Ai cũng hào hứng với công việc được phân công.

Phía bên trái, các anh chị lớp 9 lớn hơn được phân công dọn sạch các bồn hoa và cọ bể nước của trường. Những bồn hoa cỏ mọc um tùm, đã lâu không được chăm sóc bây giờ đã được dọn đi sạch sẽ, các anh chị cần mẫn nhổ cỏ, xới đất, trồng lại loạt cây mới. Những khóm hoa mười giờ xinh xắn đã được thay thế bởi những cây hoa dại, rồi theo thời gian, những bồn hoa này sẽ trở nên thật đẹp đẽ và rực rỡ tô điểm cho trường.

Bể nước phía sau trường cũng được cọ rửa thật sạch sẽ. Người mang giẻ, người mang xô người mang xà phòng. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng nhất. Cuối cùng bể nước đã lâu không đụng tới nay trở nên thật sạch sẽ, nước sạch đầy ắp chứ không còn là một cái bể cáu bẩn những nước và loăng quăng như trước nữa.

Một phía bên kia trường, khối lớp 7 đang quét sân trường. Sân trường em rộng rãi, trồng các loài cây, phượng, sà cừ, bằng lăng. Những tán lá xòe rộng che phủ cho sân trường nhưng lá rụng xuống khắp nơi khiến bác lao công phải vất vả mỗi ngày. Mỗi người đều hăng hái làm phần việc của mình thật chăm chỉ. Có người quét lá, có người hót lá, các bạn nam thì nhận nhiệm vụ nặng nhọc hơn một chút là đổ rác.

Chẳng mấy chốc mà sân trường đầy lá hàng ngày hôm nay đã thoáng đãng sạch sẽ hơn bao giờ hết. Những cành cây xòa lòa vướng víu cũng bị chặt bỏ để đảm bảo an toàn cho ngôi trường và cũng là tạo ra khoảng không gian rộng hơn cho ngôi trường.

Các khối lớp 6 thì được nhiệm vụ là dọn vệ sinh các lớp học. Mỗi lớp được phân công hai phòng học khác nhau. Công việc tất bật người đi lại, bạn thì lau cửa sổ bạn thì lau bảng, bạn kê bàn ghế, bạn quét lớp, bạn lau cửa kính. Ai cũng chăm chỉ lao động và vui vẻ với công việc của mình.

Các lớp lao động dưới sự giám sát của cô giáo tổng phụ trách và thầy dạy bộ môn thể dục. Các thầy cô đi nhắc nhở các lớp, động viên các bạn với những câu nói hóm hỉnh, vui tính đồng thời nhắc nhở những lớp tổng vệ sinh chưa tốt vẫn còn bẩn hoặc chưa hoàn thành. Thầy thể dục còn xắn tay áo vào giúp đỡ các bạn với công việc của mình như cửa sổ cao quá không lau được, đèn cao quá không lau bụi được. Mọi người đều vui vẻ vì sự giúp đỡ của thầy.

Lao động không chỉ là thời gian để rèn luyện sức khỏe, để tăng tính chăm chỉ của bản thân mà còn là thời gian để mọi người gần nhau hơn, tăng tình đoàn kết giữa mọi người với nhau khi các bạn được giúp đỡ nhau trong công việc của mình. Các bạn nam cũng thể hiện sự ga-lăng của mình trong việc giúp đỡ các bạn nữ hoàn thành công việc. Thỉnh thoảng lại có vài trò đùa vui vẻ giữa các bạn trong lớp với nhau. Tiếng nói chuyện, tiếng nói cười vui vẻ vang lên khắp mọi nơi trong ngôi trường.

Sau buổi lao động, dường như ngôi trường được thay một bộ mặt mới hơn. Quang cảnh sân trường trở nên sạch đẹp thoáng đãng xinh xắn với những khóm hoa mười giờ được trồng vào. Sân trường không còn những mảnh rác, giấy vụn hay lá cây rụng như mọi ngày. Các lớp học cũng thay đổi sạch sẽ thoáng đãng, cửa kính sạch bong những bụi bẩn, bảng sạch sẽ và bàn ghế được kê lại ngay ngắn thẳng hàng.

Buổi lao động đã diễn ra thật thuận lợi và vui vẻ để đạt được kết quả cao nhất. Các bạn đã phải vất vả những niềm vui và những kỉ niệm được tạo ra sẽ mãi còn. Tại ngôi trường, chúng ta không chỉ học được những kiến thức mà còn học được cách lao động, cách hoạt động trong tập thể hay cách giúp đỡ nhau hoàn thiện công việc của mình. Đó thực sự là những bài học bổ ích cho mỗi người học sinh qua những buổi lao động.

4 tháng 5 2016

Mỗi bạn học sinh hình như ai cũng thích không khí của giờ ra chơi. Vì đây là giờ các bạn được giải lao, vui chơi thoải mái sau một tiết học căng thẳng, đồng thời chuẩn bị tinh thần để bước vào tiết học mới.

Khi tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi đã đến thì ở mỗi lớp học, các bạn ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Lớp nào cũng vậy, tiếng hò hét, tiếng bước chân nhốn nháo khiến cho cả sân trường lúc ấy y hệt như một cái chợ đông người.

Giờ ra chơi, mỗi người sẽ chọn cho mình một cach chơi khác nhau. Những bạn nam năng động thường chạy nhảy, rượt đuổi nhau khắp sân trường, trêu chọc các bạn gái. Nhiều bạn chọn cho mình một bóng râm đọc truyện hăng say hoặc chơi chuyền, chơi tú uống nước. Dù là trò chơi gì thì không khí của sân trường cũng bị khuấy động lên vô cùng náo nhiệt.

Mặt trời vẫn như đổ lửa trên từng vòm cây, gió vẫn rít liên hồi và tiếng ve kêu lên nghe nhức nhối. Tất cả như tạo nên một bản hợp ca tuyệt vời tạo nên không khí ồn ào, huyên náo nhất.

Các bạn vẫn thích những giờ ra chơi vì không có ai quản, vui chơi thoải mái, miễn là không gây mất trật tự trường học.

Có nhiều bạn nữ bị bạn nam trêu đùa thường la hét lên và đánh lại. Mỗi khoảnh khắc đều được lưu lại trong trí nhớ của mỗi người.

Xa xa ở dưới những gốc bàng râm mát, nhiều bạn nữ túm tụm lại với nhau kể chuyện ở nhà, chuyện trong lớp, chuyện bạn này bạn kia nghe rất rôm rả. Tiếng cười nói cứ vỡ òa

Năm nay chúng em đã bước sang lớp 5, lớp cuối cùng của một cấp học. Những kỉ niệm của giờ ra chơi như thế này có lẽ sẽ theo suốt chúng em khi bước sang năm học mới ở cấp học mới. Để khi nhớ về bạn nào cũng bồi hồi khó tả.

4 tháng 5 2016

Xin lỗi bạn, mik lớp 6 ạ !!! - Nguyễn Tâm Như.

23 tháng 12 2016

Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Người ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.

Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.

Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.

Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.

Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.

Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.

Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.

Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.

Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.

24 tháng 12 2016

Thu Anh yêu quý!
Đã lâu lắm rồi chúng mình chưa nói chuyện với nhau, cậu nhỉ? Thời gian thấm thoắt trôi qua, kể từ ngày cậu sang Mỹ cùng chồng xây đắp hạnh phúc gia đình đến nay đã hơn 3 năm. Thời gian dài như vậy chắc hẳn cậu cũng đã quen với cuộc sống ở môi trường mới rồi nhỉ? Dạo này cậu và gia đình có khỏe không? Công việc của cậu bên ấy có tốt không? Tớ tin chắc rằng với tính cách năng động, hoạt bát, nhanh nhạy của mình thì bạn thân của tớ sẽ làm mọi việc ổn thôi.
Còn tớ bây giờ đã thực hiện được ước mơ của mình. Công việc của tớ làm làm giáo viên dạy Văn trong ngôi trường mà chúng mình đã gắn bó – Trường Trung học Cơ sở Quảng An. Tớ cảm thấy rất vui vì mình đang làm một công việc ý nghĩa – truyền đạt lại những kiến thức cho các em học sinh. Cuộc sống gia đình của tớ cũng rất hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ ở tuổi 35 như tớ, đó là một cuộc sống viên mãn rồi. Cậu biết không, tớ có một người chồng rất tâm lí đấy. Anh ấy chia sẻ với tớ những chuyện buồn vui trong cuộc sống, cảm thông với công việc của tớ và còn giúp tớ làm việc nhà nữa. Không chỉ vậy, tớ còn cảm thấy hạnh phúc lắm vì có một cô con gái đáng yêu. Công chúa của tớ tên là An Nhi cậu ạ. Năm nay con bé đã bốn tuổi rồi. Con gái tớ rất ngoan và nghe lời, đặc biệt là nó thích đi học lắm. An Nhi giống tớ quá,cậu nhỉ ?
À, Thu Anh ơi! Hôm qua tớ và các bạn đã về thăm lại các thầy cô giáo của trường mình nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 đấy. Trên đường đến trường, tớ có rất nhiều tâm trạng : vui có, buồn có,hồi hộp có, lo lắng có... Tất cả cảm xúc, tâm trạng cứ lẫn lộn với nhau, chính tớ cũng không biết rõ mình cảm thấy như thế nào nữa. Tớ vui vì chuẩn bị gặp lại những người mà mình vô cùng yêu mến và kính trọng nhưng cũng lo lắng vì sợ các cô không nhớ mình, buồn vì thời gian trôi qua nhanh, chẳng mấy chốc sẽ lại phải tạm biệt nhau. Rảo bước nhanh trên con đường đến trường,tớ tranh thủ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Cảnh vật vừa thân quen cũng vừa lạ mắt. Hai bên đường vẫn là những hàng cây xanh mướt, tạo bóng mát cho mọi người. Con đường Tô Ngọc Vân được rải nhựa bằng phẳng nên đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, không còn những đoạn đường gồ ghề như trước kia nữa. Vừa đi tớ vừa nhà lại những kỉ niệm đẹp không thể nào quên của lớp chúng mình. Tớ nhớ những buổi tan trường, chúng mình tụ tập trước cổng trường, nói đủ mọi thứ trên đời và đôi khi còn rủ nhau đi ăn nữa. Tớ nhớ cả những tiết học vui vẻ,tinh nghịch của lớp mình. Mỗi khi nhắc đến chúng, tớ lại cảm thấy vui vui.
Mải suy nghĩ miên man, tớ không để ý rằng mình đã đặt chân đến cổng trường Quảng An thân yêu. Trường thay đổi nhiều quá đến nối tớ còn không nhận ra. Biển tên trường đơn điệu xưa kia đã được thay thế bằng tấm biển đèn led. Dãy nhà ba tầng giờ đât được xây mới hoàn toàn, trở thành tòa nhà mười tầng cao vút. Vì vậy nên nhà trường đã lắp thêm hai chiếc thang máy tiện nghi để thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Đi qua các lớp học, tớ thấy chúng hiện đại và khang trang quá! Mỗi lớp học đều có tivi, điều hòa, máy chiếu. Các em học sinh không tự học mà học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tớ thấy cách học này rất hay và hiệu quả đấy cậu ạ. Như vậy các em học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo, suy nghĩ về bài học và cũng rèn luyện sự gắn bó, đoàn kết giữa các em. Trên bốn bức tường có trưng bày kết quả học tập của các nhóm cũng như ý kiến đóng góp cho mỗi giờ học đã qua. Cậu còn nhớ nơi chúng mình hay đến – căng tin không? Căng tin của trường đã rộng gấp mười lần trước kia.Chính vì vậy mà các thực phẩm cũng đa dạng hơn. Mỗi bữa ăn, các em được ăn những món mình yêu thích. Các em được tự lấy đồ, thỏa sức ăn uống. Đó có thể coi như bữa buffet ấy cậu ạ. Còn vườn sinh thái chật hẹp ngày trước giờ đã rộng hơn nhiều. Trong đó có khá nhiều sinh vật, thực vật. Tất cả đều phong phú và thuận lợi cho học sinh tìm hiểu,khám phá. Trường cũng xây dựng thêm sân bóng làm bằng cỏ nhân tạo, bể bơi, sân bóng rổ. Các lớp học năng khiếu được mở ra giúp các em học sinh tham gia học những môn mình yêu thích như : họa,đàn,hát,... Giờ đây, trường cũng có những xe đưa đóni học sinh. Những chiếc xe ấy đã giúp ích cho học sinh cũng như phụ huynh rất nhiều. Xe với đầy đủ tiện nghi như điều hòa, ti vi,đồ ăn sáng... chắc hẳn sẽ làm các học sinh thích thú cậu nhỉ? Tớ lại mong được quay lại trường học đây nè.
Tớ đang bất ngờ với những sự thay đổi mới mẻ của trường thì bỗng nghe thấy tiếng gọi từ xa xa : “ Huyền My ơi!” Tớ ngoảnh mặt lại, thì ra đó chính là Ngọc Anh – cô bạn thân thiết của chúng mình. Bạn ấy bây giờ cao hơn và rất xinh đẹp. Công việc của Ngọc Anh là làm giám đốc ngân hàng Ngoại thương. Chắc hẳn để có được chỗ đứng trong xã hội như thế này,bạn ấy đã phải cố gắng rất nhiều. Ngọc Anh nói với tớ rằng các bạn trong lớp đã đến gần hết và đang tập trung ngoài cổng trường. Nghe vậy, tớ cùng Ngọc Anh rảo bước thật nhanh để ra đó gặp mặt các bạn. Trông ai cũng trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều. Chúng tớ bắt đầu trò chuyện với nhau, hỏi han về công việc hiện tại. Cẩm Tú thì thành hiệu trưởng trường tiểu học Chu Văn An. Hà Phương đã đạt được ước mơ làm bác sĩ. Xuân Tùng thì trở thành Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Nghệ thuật. Còn bạn Hoàng Thương – người học chưa tốt trong lớp thì giờ đây lại là một kĩ sư, thiết kế ra mô hình trường mình đấy cậu à... Tất cả lớp mình đều đã thành đạt hết rồi. Bỗng nhiên, tớ nảy ra ý nghĩ vào thăm các thầy cô giáo. Các bạn đều nhiệt tình đồng ý. Người đầu tiên chúng tớ gặp là cô Hiệu trưởng. Cô giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhớ lớp mình. Cô vui tính đùa rằng lớp nghịch nhất trường nên cô không thể nào quên được. Tiếp theo, tớ gặp cô Huyền – giáo viên chủ nhiệm yêu quý của tập thể lớp 9C ngày ấy. Cô nghỉ hưu được hơn mười năm rồi, giờ đã quay lại trường dự buổi chào mừng ngày 20/11. Cô hỏi thăm từng đứa một. Chúng tớ đều cảm thấy hối hận vì ngày ấy đã nhiều lần làm cô buồn và tức giận. Hình như cô cũng biết được điều đó nên đã nói với chúng tớ :
- Các con giờ đều đã trưởng thành rồi. Cô rất vui vì điều đó. Có lẽ bao nhiêu công sức, tâm huyết cô dành cho cả lớp đều đã được đền bù xứng đáng. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề nhà giáo.
Tự dưng tớ cảm thấy sống mũi mình cay cay, rồi những dòng nước mắt như muốn trực trào. Tớ òa lên khóc và ôm trầm lấy cô. Tớ nói những lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng:
- Cô ơi, chúng con cảm ơn cô nhiều lắm! Cảm ơn cô đã dìu dắt chúng con trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Cô cũng rất xúc động. Cô trò lại vui vẻ tay bắt mặt mừng, mọi người chụp những kiểu ảnh kỉ niệm với nhau. Sau đó, chúng tớ đi thăm những thầy cô khác. Chúng tớ đã gặp lại cô Minh – người mà lớp mình hết mực yêu quý đấy cậu ạ. Giờ đây cô đã 52 tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất xinh đẹp và dịu hiền. Thật vui biết bao vì cô vẫn còn nhớ tớ - cô học trò cưng ngày nào. Cô và cả lớp chúng mình đều rất vui vì gặp lại nhau. Cô hỏi thăm các bạn và tỏ ra rất hạnh phúc vì thấy lớp mình đều thành công trong cuộc sống. Khi gặp lại cô, tớ cảm thấy có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể cất nên lời.
Thời gian trôi qua nhanh quá, chẳng mấy chốc tất cả mọi người phải tạm biệt nhau. Ai cũng đều tiếc nuối, quyến luyến không rời. Tớ mong rằng lúc đó thời gian ngừng trôi nhưng không được.
Thôi, thư đã dài rồi, tớ xin ngưng bút tại đây. Chúc cậu và gia đình luôn mạnh khỏe, thành công. Khi nào có thời gian rảnh nhớ về thăm trường lớp,thầy cô và các bạn nhé.

Bạn thân của cậuNguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 6 2021

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

Bài làm

Bé Nga là con của chị em, Từ ngày có bé Nga cả nhà em vui hẳn lên. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Nga tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Nga thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Nga thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

Bé Nga là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

# Học tốt #

6 tháng 5 2020

Trường học vừa là nơi trau dồi kiến thức vừa là nơi tu dưỡng đạo đức, bao thế hệ học sinh đã xem trường học như là ngôi trường thứ hai của mình. Hè đến xa mái trường thân yêu, mỗi học sinh đều cảm thấy thương nhớ mái trường với tiếng trống, hàng phượng, hàng bàng xanh tươi trước sân trường, nơi chúng tôi tụ tập chơi trò chơi, ôn tập bài vở, cùng nhau cất lên khúc ca đoàn kết. Mùa hè qua đi chúng tôi trở lại mái trường thân yêu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ học tập. Ngày tựu trường, thầy hiệu phát biểu: “Hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, mà đã là nhà của mình thì chúng ta phải thường xuyên phải dọn dẹp, chúng ta không thể sống và làm việc trên đống rác được đúng không các em?”. Và thế là chúng tôi có cuộc tổng dọn vệ sinh đầu năm học.

Hôm ấy, trời trong xanh nắng đẹp, từng cơn gió hiu hiu thổi, không khí thật thích hợp cho buổi lao động. Cả trường tôi tề tựu đông đủ, các giáo viên chủ nhiệm tập hợp lớp, cho lớp trưởng thực hiện điểm danh, kiểm tra dụng cụ lao động. Trên tay mỗi học sinh đều mang theo dụng cụ đầy đủ, khối lớp 6 thì mang giẻ lau và xô chậu, khối lớp 7 mang theo chổi, khối lớp 8 và 9 lớn nhất nên được phân mang theo cuốc và xẻng.
Sau khi điểm danh và kiểm kê dụng cụ, giáo viên chủ nhiệm của từng lớp đưa học sinh của mình về chỗ đã được phân công dọn dẹp. Các học sinh lớp sáu nhanh nhẹn chia nhau ra lau bảng, bàn ghế, bảng và cửa kính, ai ai cũng vui vẻ hào hứng cố lau cho thật sạch sẽ các phòng học. Tiếng cười nói hân hoan của các em học sinh mới bước vào ngôi trường cấp hai yêu dấu như tiếng những chú chim non ríu rít, mang đầy phấn khởi vui mừng.

Khối lớp 7 thì một nửa được phân quét sạch sân trường, một nửa còn lại được phân công quét dọn trong các phòng học, quét sạch bụi bẩn cùng với mạng nhện. Mấy tháng nghỉ hè không có ai dọn dẹp sân trường nay đã phủ đầy lá và giấy rác từ đâu bay về, mọi người vừa quét tước vừa rôm rả nói chuyện. Tiếng cười tiếng nói hòa lẫn tiếng chổi soàn soạt, cứ quét được một đống rác to, các bạn lại dùng hốt rác hốt bỏ vào sọt rác, rồi phân công người mang đổ ra hố rác phía sau trường để, cuối buổi tổng kết bằng cách đốt cho sạch sẽ khuôn viên trường, tránh cho giấy rác bay lung lung.

Khối lớp 8 và lớp 9 là có lượng công việc nặng nhọc nhất, trường tôi có một sân học thể dục bằng đất rộng rãi, và một khu đất trống ngay phía trước hàng rào của trường, cỏ dại mọc um tùm, năm nào chúng tôi cũng tiến hành làm cỏ và san lấp mặt bằng, sau đó chúng tôi tiến hành trồng các loại cây mà thầy cô chỉ dẫn để tạo mỹ quan cho trường học. Năm nay trường chúng tôi quyết định trồng cỏ lạc để phủ xanh mảnh đất trước cổng trường, mọi người hứng thú với công việc trồng trọt này lắm, những luống cỏ lạc xanh ngắt được chúng tôi đích thân vun trồng, rồi tưới nước, hi vọng một ngày nào đó sẽ vươn rộng phủ xanh cả bãi đất và ra những bông hoa màu vàng điểm tô cho thảm cỏ xanh thêm phần xinh xắn.

Trong không khí sôi động của buổi tổng vệ sinh, thầy cô liên tục nhắc nhở, quán xuyến các lớp hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra chỗ nào còn chưa đạt thì nhắc các em học sinh của mình làm lại cho sạch sẽ, đôi khi các thầy cô còn cầm chổi, cầm giẻ đích thân lau dọn để tạo động lực cho học trò. Các thầy cô vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ với các trò thân yêu, thương học sinh vất vả có giáo viên còn chạy đi mua nước uống và đồ ăn về cho học trò của mình. Chúng tôi thấy mà cảm động lắm, uống chai nước suối mà cảm thấy ngọt tận trong lòng.

Buổi lao động diễn ra trong không khí vui vẻ, vừa tăng cường sức khỏe, rèn luyện sự chăm chỉ, khéo léo vừa tăng tình đoàn kết giữa các học sinh. Sau buổi lao động ngôi trường mang một bộ dáng mới, xinh đẹp, sạch sẽ, không còn bóng dáng của lá rụng, rác thải, cửa kính hay bàn ghế đều được lau chùi sạch bong, khu đất trước trường được phủ xanh bằng một lớp cỏ lạc xanh mướt, chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ có cả hoa vàng. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên học tập của năm học mới.

Những buổi lao động như thế này mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt thời học sinh. Tuy có vất vả, nhưng những giọt mồ hôi hôm nay đổ xuống là để cho ngôi nhà thứ hai của chúng tôi được sạch đẹp hơn, tạo môi trường để chúng tôi học tập thật tốt, giành kết quả cao trong năm học. Trường học không chỉ dạy chúng ta kiến thức mà còn dạy chúng ta cách lao động, cách làm việc trong tập thể, tăng tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau, khiến ta thêm yêu ngôi trường – ngôi nhà thứ hai này hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ta-mot-buoi-lao-dong-o-truong-em-41990n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Tả một buổi lao động ở trường em, các em có thể tìm đọc: Tả quang cảnh trường em vào mùa hè, Tả lại một trận bóng đá ở trường em, Tả quang cảnh trường em trước buổi học, Tả lại lễ hội trung thu ở trường em.