K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2016

ngồi ở tiệm sửa xe

26 tháng 10 2016

Đây ko phải là bn , mk chắc chắn 100% . Bởi vì mk đã xem gương mặt thật của bn rồi

19 tháng 12 2021

Chị chưa nói đến nội dung nhưng nhìn vào chữ viết của em như vậy, rất khó đọc và chị cũng không có cảm tình cho lắm nên cái đầu tiên em cần sửa chính là chữ viết!

19 tháng 12 2021

Dạ e cảm ơn chị nhiều

 

22 tháng 4 2018

mik thấy bài thơ 

nó cứ sao ấy 

ko có vần , các tiếng ko hòa hợp vs nhau 

mik xin lỗi 

22 tháng 4 2018

Bài này ko có vần liền 

Ko nhịp điệu

18 tháng 1 2019

Nguyễn Trãi đã ra đời và đã sống với đất nước, với dân tộc, với nhân dân; Nguyễn Trãi, người anh hùng vào hàng số một của cuộc khởi nghĩa Lam sơn, quét sạch quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi người sáng tác ra bản “Thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo”:
                                   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
                                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  Hơn 600 năm qua, lịch sử nước ta:
                                    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau.
                                    Song hào kiệt đời nào cũng có
      Nguyễn Trãi chính là hào kiệt trong số những hào kiệt đó. Đúng như Nguyễn Đăng Tĩnh, trong bài tựa Ức Trai di tập đã nhận định: “ Ở nước ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần…đời nào cũng có những anh hùng mở nước và giữ nước nhưng tìm một người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm”
      Một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà tư tưởng văn hóa tiêu biểu cho những truyền thống ưu tú nhất của dân tộc, một nhà văn nhà thơ để lại những áng văn chương “làm vẽ vang cho đất nước”, một tấm gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức và nhân phẩm…Tất cả những mệnh đề trên đây góp lại đều đúng với Nguyễn Trãi.


    Có thể nói, Nguyễn Trãi là kết tinh cao đẹp nhất cả tài năng và khí phách của dân tộc trong thời đại ông và mãi sau này.Nguyễn Trãi không sợ thời gian. Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong tâm trí và tình cảm của người Việt Nam.
     Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi là một người yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, thiết tha, với tâm hồn và khí phách của người anh hùng. Đối với Nuyễn Trãi yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân đem lại thái bình cho dân, cho mọi người. Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân: cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân.
     Nguyễn Trãi suốt đời mang một hoài bão lớn: làm gì cho dân. Bắt đầu  Bình Ngô đại cáo có câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” chữ ‘an” ở đây có nghĩa là an cư lạc nghiệp, cùng một ý với câu cuối cùng của Bình Ngô đại cáo : “ Nền thái bình muôn thuở”.
     Nguyễn Trãi là  người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi bao gồm nội dung phong phú. Các tác phẩm ông viết trong khoảng bốn mươi năm đầu thế kỉ XV, tức là trong giai đoạn lịch sử sôi sục của cuộc kháng chiến chống Minh và tiếp đó là xây dựng tổ quốc được giải phóng và phục hưng nền văn hiến của dân tộc.

    Là một chiến sĩ của độc lập dân tộc, là một người đấu tranh vì quyền lợi của nhân nhân, Nguyển Trãi đã thể hiện trong tác phẩm của mình tinh thần của nền văn hóa việt, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân Việt. Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm người. Văn chương không tách rời hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, văn chương gắn liền với phẩm chất “có nhân, có trí, có anh hùng”. Và ông đã nói về ý nghĩa chiến đấu của văn chương khi nhắc đến các bức thư gửi giặc Minh như sau:
                                       Đao bút phải dùng tài đã vẹn,
                                         Chỉ thư nẩy chép việc càng chuyên. 
                                         Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
                                         Điện Bắc đà đà yên phận tiên.
                                                          ( Bảo kính cảnh giới, bài số 6)
       Ông đã dùng “đao bút” viết “chỉ thư” tức là những bài văn tờ lệnh mà người đời sau gọi là Quân trung từ mệnh, “cố ra tay thướt” có nghĩa là tỏ tài khéo mà chiến đấu với tư tưởng ngoan cố của quân giặc, góp phần “vệ Nam”, tức bảo vệ nước Nam, và “điện Bắc”, tức là dẹp yên giặc Bắc. Nguyễn Trãi quả là có ý thức về  tính chiến đấu của văn chương, và đã tự hào là mình biết dùng ngòi bút là vũ khí.
      Tự hào về vai trò của người cầm bút, Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh khả năng của văn nghệ. Văn nghệ phải giúp cho người đời nhìn hiện thực một cách phong phú hơn, sâu sắc hơn.. Nguyễn Trãi đã từng làm như vậy trong tác phẩm của mình. Và ông đã phát biểu về vấn đề như sau:
                               Nhàn lai vô sự bất thanh nga,
                               Trần ngoại phong lưu tự nhất gia.
                               Khuê bích thiên trùng khai điệp hiến,
                               Pha lê vạn khoảnh vạn tình ba.
                               Quản huền tào lạp lâm biên điểu 
                               La ỷ phương phân ổ lý hoa.
                              Nhãn để nhất thời thi liệu phú,
                               Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa .”
                                                                               (Hỷ đề)
 Nghĩa là :
                        Khi nhàn thì không gặp sự việc gì thì không ngân nga,
                        Ngoài cõi bụi, phong lưu tự thành một nhà.
                        Núi lớp lớp giăng nghìn trùng ngọc khuê ngọc bích,
                       Nước phẳng lặng bày muôn khoảng treong như pha lê.
                        Đàn sáo rôn rịp như chimhot1 bên rừng, 
                        Gấm vóc rực rỡ là hoa nở trong khóm.
                       Trong đáy mắt một lúc nguồn thi liệu dồi dào,
                       Nhà thơ và đời người ai có nhiều hơn ai” 
                       Qủa thật, văn nghệ làm cho thế giới cao rộng và đáng yêu hơn!


       Nguyễn Trãi, trong tác phẩm của mình, kể cả trong các tác phẩm chính luận, luôn có cái nhìn xa rộng, thấu đáo sâu sắc với thiên nhiên, xã hội, đối với cuộc sống của đất nước, của nhân dân. Ông đề cao tác dụng của văn nghệ,  đồng thời lại có yêu cầu cao đối với văn nghệ đối với người làm văn nghệ. Yêu cầu ấy trước hết là : Văn nghệ phải gắn bó mật thiết với đời sống  của quảng đại quần chúng. Mà chính sự nghiệp văn học của nguyễn trãi được xây dựng trên mối quan hệ mật thiết giữa văn học và đời sống. Ông đã từng phát biểu nhân trình vua Lê Thái Tông  quan niệm của mình về nền âm nhạc: “ Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc”. Bản thân Nguyễn Trãi đã thể nghiệm điều ấy. Là một nhà yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ kiên cường, ông đã suốt đời đấu tranh vì lợi ích của tổ quốc, của dân tộc. Ông viết để phục vụ cuộc đấu tranh ấy. Và cũng vì thế ông đã có cái “gốc” để sáng tạo ra nhiều tác phẩm hay. Có thể nói rằng, vai trò lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học nghệ thuật của nước ta trước hết là ở những quan điểm của ông. Mang tầm vóc của một nhà văn lớn. Ông đã đóng góp đáng kể vào kho tàng lý luận văn học nghệ thuật của dân tộc.


              Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm…ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
        Bình Ngô đại cáo là một ca khúc hùng tráng bất hủ của dân tộc ta. Hãy nghe Nguyễn Trãi lên án giặc ngoại xâm:
                             Tát cạn nước Đông- hải, khôn rữa sạch tanh hôi,
                            Chặt hết Trúc Nam sơn, khó ghimnđầy tội ác
                              …
                            Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,
                           Thề không chung sống sống với giặc thù.
    Và đây là mấy câu thơ diễn tả thế thắng của quân ta:
                           Voi uống mà cạn hết nước sông,
                          Gươm mài mà khuyết mòn đá núi.
                          Cứu binh hai lộ kéo sang, chữa quay chân đã bại
                          Cùng khấu các thành khiếp sợ, đều cởi giáp ra hàng,
                          Tướng giặc bị tù, vẫy đuôi cọp đói cầu thương hại.
                         Uy thần chẳng giết, thể lượng trời đức hiếu sinh.
    Rồi đến đoạn cuối, lúc dẹp giặc xong:
                        Nước nhà từ nay bền vững
                        Non sông bởi đó đẹp tươi,
                        Càn khôn bĩ cực thái lai,
                        Nhật nguyệt tối rồi sáng tỏ
                        Để mở nền thái bình muôn thuở,
                        Để rửa điều hở thẹn nghìn thu.
          Những bức thư gởi tướng tá giặc trong Quân trung từ mệnh tập mà Phan Huy Chú cho là “có sức mạnh như mười vạn quân” là một tài năng hùng biện.          Hãy nghe Nguyễn Trãi kể tội Phương Chính:
               “Bảo mày giặc dữ Phương Chính: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Nay bọn mày chỉ chuyên lừa dối, giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương. Việc ấy trời đất không dung, thần dân đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng đánh hằng thua”.
         Nguyễn Trãi không quên bọn ngụy quân và ngụy quan lúc bấy giờ; trong bức thư gởi chúng, Nguyễn Trãi viết:
             “Người xưa có nói:“Qụa đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống nữa là người?...Quân ta đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương cõng địu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các ngươi nếu biết sửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng thì không hững rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sự, thì khi hãm thành tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngô đấy’


            Phải nói rằng, Nguyễn Trãi một mặt vạch tội ác quân xâm lược, và kiên quyết đánh chúng, mặt khác luôn luôn cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh cứu nước một cách đỡ tổn thất nhất, đồng thời sớm khôi phục bang giao bình thường với nhà Minh. Trong bức thư gửi Vương Thông, người chỉ huy quân xâm lược, Nguyễn Trãi đem hết tài hùng biện của mình để chỉ rõ thế tất bại của địch. Nguyễn Trãi kể sáu điều tất bại ấy như sau: điều 1: quân địch ngày càng suy yếu; điều hai: viện binh sẽ bị tiêu diệt; điều 3: quân của vua Minh phải điều lên phương Bắc để phòng quân Nguyên; điều 4: người dân Trung Quốc bị gánh nặng chiến tranh đè nén trở nên chán nản; điều 5: nội bộ triều Minh không hòa, xương thịt lẫn nhau; điều 6: quân ta trên dưới một lòng.
             Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo. Ở nguyễn Trãi tài và đức thật vẹn toàn. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam ít có nhân vật tài đức vẹn toàn như Nguyễn Trãi. Trong suốt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Nghuyễn Trãi lúc nào cũng là mưu sĩ số một của Lê Lợi. Lê lợi đã dùng “Bình Ngô sách” của Nguyễn Trãi làm cơ sở cho chiến lược, chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn. Dương Bá Cung đã nhận rằng: “Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do công sức của Nguyễn Trãi”
              Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử duy nhất đã tự mình viết lên những tư tưởng chính trị, quân sự và đạo đức của mình. Về văn học, thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông đã thất lạc hoặc ít hoặc nhiều. nhưng về chính trị và quân sự, tác phẩm của Nguyễn Trãi hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Quân trung từ mệnh tập là tác phẩm kết tinh tư tưởng chính trị và quân sự của ông. Bài Bình Ngô đại cáo bất hủ vừa là bản anh hùng ca của dân tộc làm phấn khởi và vẻ vang cho dân tộc, vừa là bản tổng kết đanh thép cuộc khởi nghĩa trường kì, gian khổ và thắng lợi chống quân Minh xâm lược.
               Về thơ của Nguyễn Trãi, chữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi là vốn quý của văn học dân tộc. Bình về thơ tưởng không hay bằng việc đọc hai câu thơ sau:
                              Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi,
                              Đem thanh nguyệt bạc, khách lên lầu…
            Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! những vần thơ là tâm hồn của ông trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ Nguyễn Trãi buồn vì đời của Nguyễn Trãi buồn. Thơ Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ Nguyễn trãi là tập thơ của con người yêu đời, yêu người, tâm hồn của Nguyễn Trãi sống một nhịp với non sông đất nước vui tươi.
           Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gát vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là ông tiên, Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc......

18 tháng 1 2019

mik sẽ giúp bạn nếu bạn nói: tôi ghét BTS

___________________
_______________
dc ko

25 tháng 2 2020

Nam Phi là nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là kim loại và các loại khoáng sản. Vì thế, khai khoáng từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng nếu xét về sản lượng, việc làm và xuất khẩu. Các nguồn tài nguyên kim loại và khoáng sản của Nam Phi cũng có vai trò quan trọng đối với thị trường quốc tế, trong đó Nam Phi giữ vị trí nổi bật trong việc sản xuất và cung cấp ra thị trường quốc tế những hàng hoá này.

Vàng chiếm vị trí quan trọng trong ngành khai khoáng nói riêng và đối với nền kinh tế Nam Phi nói chung. Khai thác vàng tại Nam Phi cũng giữ vị trí quan trọng trên thị trường vàng thế giới. Từ năm 1898 đến 2006, Nam Phi là nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đứng sau là các nước Úc, Mỹ và Trung Quốc. Riêng năm 2006, Nam Phi sản xuất 275 tấn vàng, trong khi sản lượng của cả thế giới là 2467 tấn. Tuy nhiên, vai trò của vàng đối với nền kinh tế Nam Phi và thị trường thế giới đang suy giảm. Những năm 1970, khoảng 70% vàng của thế giới được sản xuất ở Nam Phi, đến nay con số này giảm xuống còn 11%.

Nam Phi thống trị nguồn cung cấp platinum của thế giới với việc sản xuất 77,7% sản lượng platinum của thế giới năm 2006. Nước đứng thứ hai về sản xuất platinum là Nga, tiếp theo đó là Canada, Zimbabwe, và Mỹ. Nam Phi cũng là nước sản xuất palladium (1 kim loại thuộc nhóm platinum) lớn thứ hai thế giới, chiếm 39% sản lượng thế giới.

Những năm 1970 và 1980, xuất khẩu vàng là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Nam Phi. Ngành khai khoáng chiếm 14% tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Hiện nay, kinh tế Nam Phi đã được đa dạng hoá, toàn bộ ngành khai khoáng chỉ chiếm 7,9% tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế (năm 2006).

Thi trường nội địa cho hàng hoá khoáng sản tương đối nhỏ bé, vì thế ngành này chủ yếu là hướng về xuất khẩu. Nam Phi là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới một số kim loại như vermiculite, vanadium, hợp kim nhôm-silicate, hợp kim ferrochromium, hợp kim ferromanganese, quặng manganese, vàng và platinum.

Không ít chuyên gia cho rằng tài nguyên thiên nhiên của Nam Phi chưa được khai thác hết tiềm năng, vẫn có thể tìm ra những sản phẩm đứng đầu thế giới khác. Nam Phi hiện vẫn là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, chiếm 40% dự trữ thế giới. Tuy nhiên, một số mỏ vàng lâu năm bắt đầu cạn, dẫn tới tình trạng điều kiện khai thác trở nên khó khăn hơn, việc làm suy giảm. 

Một trong những thách thức của ngành khai khoáng là quá trình cải cách bắt buộc theo quy định pháp lý mới. Theo đó, một lộ trình thực hiện trao quyền kinh tế cho nhóm người bị bất lợi do lịch sử (historically disadvantaged groups) trong lĩnh vực khai khoáng và công nghiệp mỏ được đưa ra. Trong vòng 10 năm từ 2006, 51% tổng số dự án khai khoáng mới phải được chuyển sang sở hữu của các công ty do người da đen làm chủ, 26% tổng giá trị tài sản khoáng sản phải được chuyển sang sở hữu của các công ty của người da đen. Mục đích của quy định mới này nhằm:

- thúc đẩy phân chia bình đẳng nguồn tài nguyên quốc gia cho toàn bộ nhân dân Nam Phi

- mở rộng cơ hội cho các nhóm người bị bất lợi do lịch sử tham gia vào ngành công nghiệp khai khoáng và hưởng lợi từ ngành này

- sử dụng nguồn kỹ năng hiện có để trao quyền cho người da đen

- thúc đẩy tạo việc làm và tăng phúc lợi xã hội cho cộng đồng xung quanh vùng mỏ và người lao động

Phúc Nam

Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi

Tài liệu tham khảo

Standard Bank. 2007. Economic Profile South Africa 2007. South Africa.

Thương Vụ Việt Nam tại Nam Phi

8 tháng 10 2016

đẹp!!!!!!!!!!!!!!!! mấy cái tai cụp cụp nghe chả giống mèo nôt

bình thường thì nó k cụp đâu

 

8 tháng 10 2016

đẹp lắm , mk rất thick nà

24 tháng 8 2018

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

truyện TS NHA

TK MK

24 tháng 8 2018

chào bạn

3 tháng 9 2019

Bài tham khảo:

Trong cuộc sống, bất cứ cuộc chia tay nào cũng khiến người ta phải đau lòng và thổn thức, đó là sự chia ly bất đắc dĩ của tình yêu, tình thân bởi vì những lý do khác nhau, mà sự chia ly trở thành cách giải quyết hợp lý nhất. Trong đó có lẽ đau đớn nhất là viễn cảnh cuộc chia tay của các bậc làm cha, làm mẹ đã vô tình khiến con cái của họ, những đứa trẻ ngây thơ chưa hiểu thế nào là chia ly phải đau đớn, phải chịu cú sốc lớn trong cuộc đời mà như nhân vật Thành trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê thổn thức đó là "tai họa".

Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh hết sức buồn bã, bố mẹ của hai đứa trẻ là Thành và Thủy ly hôn, người mẹ được quyền nuôi đứa em là Thủy, còn Thành vì lớn hơn nên ở với bố. Hai đứa trẻ đáng thương chẳng có quyền lựa chọn cuộc sống cho riêng mình, phải chia cắt trong nước mắt. Nhan đề "Cuộc chia tay của những con búp bê", chính là sự ẩn dụ cho sự chia tay của hai đứa trẻ, búp bê cũng như hai đứa trẻ ấy, chúng chẳng có lỗi lầm gì, lỗi là ở người lớn nhưng tai họa lại đổ lên đầu trẻ con, búp bê vô tri, nhưng vì Thành và Thủy chia tay nên chúng cũng phải xa nhau. Đó chính là mối quan hệ liên hoàn nối tiếp các sự việc. Đặt nhan đề như thế vừa gây ấn tượng với độc giả, vừa gây nên cho người ta những suy nghĩ thật sâu xa, về hành động của con người, của những bậc làm cha đã gián tiếp để lại những đau khổ cho con em của mình như thế nào.

Câu chuyện có sự xuất hiện của hai nhân vật chính là người anh tên Thành, đứa em gái tên Thủy, toàn bộ câu chuyện và diễn biến tâm lý nhân vật đều được thể hiện thông qua cái nhìn của người anh với ngôi kể thứ nhất. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì Thành đã lớn, đã hiểu chuyện, dưới sự quan sát của cậu, nhân vật Thủy được bộc lộ rõ hơn cả về nội tâm và hành động, khiến câu chuyện trở nên chân thực và cảm động hơn. Thủy là một cô bé ngoan, khéo tay, lại rất thương anh, cô bé còn nhỏ nên vẫn không thể tin nổi vào chuyện ba mẹ chia tay nhau, mình sắp phải xa anh trai, xa bố. Thế nên tất cả cảm xúc của cô bé đều biểu lộ ra ngoài, Thủy kinh hoàng, tuyệt vọng và bất lực, ở độ tuổi ấy cô bé chỉ biết khóc, tiếng khóc ấy "nức nở, tức tưởi" tức tưởi cả đêm, khóc đến mức "hai bờ mi đã sưng mọng", đôi mắt thường ngày vốn lanh lợi, tinh nghịch, nay chỉ còn một nỗi buồn thăm thẳm. Có lẽ cô bé vẫn chưa thể chấp nhận chuyện đau khổ này, gia đình vốn đang êm ấm lắm cơ mà.

Cuộc chia tay như cơn ác mộng ập đến khiến Thủy trở nên im lặng hơn, dường như nội tâm cô bé đã thay đổi, đã trưởng thành hơn, cú sốc này đau đớn quá khiến cô bé trở nên đờ đẫn, thẫn thờ. Đến chuyện chia đồ chơi, vốn là những thứ trẻ con quan tâm nhất, nhưng Thủy cũng không màng nữa, Thủy nhường hết cho anh, bởi Thủy thương anh, gia đình tan vỡ, đồ chơi còn có nghĩa lý gì nữa không, đôi mắt cô bé cứ "ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ", một cảnh tượng khiến người ta thắt lòng, thắt ruột. Thế nhưng duy chỉ việc Thành chia đôi con "Vệ Sĩ" với con "Em Nhỏ" thì Thủy lập tức thay đổi thái độ, cô bé "tru tréo lên giận dữ", nói như hét lên "Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế?". Có thể nhiều người nghĩ đó là hành động trẻ con của một đứa bé khi thấy chuyện không vừa ý, nhưng không phải vậy đâu. Thủy đã cố kiềm chế cảm xúc của mình từ sau trận khóc hôm qua và đang cố chấp nhận sự thật, nhưng hành động của Thành đã khiến lớp vỏ ngụy trang ấy vỡ vụn, bởi đôi búp bê ấy là tượng trưng cho tình của hai anh em, vốn thân thiết gắn bó bấy lâu, nay Thành với Thủy phải chia tay, nhưng Thủy không muốn nhìn thấy búp bê cũng phải chia tay, bởi chúng chẳng có lỗi gì cả, thật ác độc khi làm như vậy. Câu nói của cô bé dường như cũng như là lời trách móc sâu cay hành động của cha mẹ, vì sao cha mẹ chia tay mà còn bắt anh em Thủy chia tay nữa, thật nhẫn tâm vậy sao. Nhưng Thủy cũng ái ngại vì nếu để con Vệ Sĩ đi theo mình, thì ai sẽ canh giấc ngủ cho anh. Đặc biệt cho sự chu đáo, ân cần, hiếu thảo của Thủy còn thể hiện ở việc cô bé muốn được chào bố trước khi đi, nhưng buồn thay người bố vẫn biệt tăm.

Hai anh em lại dắt tay nhau đến trường, để cho Thủy chào tạm biệt trường, cô và các bạn. Thủy chẳng hề muốn rời xa nơi cô bé đã gắn bó suốt từ khi sinh ra một chút nào, thế nên suốt quãng đường "mắt em cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó", để khắc sâu vào trong tim những hình ảnh rất quen thuộc đó, Thủy sợ mai đi xa, Thủy sẽ quên mất, sẽ không còn nhớ đến nơi này nữa. Bước đến trường, những thứ quen thuộc như ghế đá, sân trường, cảnh cô giáo giảng bài bỗng khiến Thủy bật khóc thút thít. Hóa ra Thủy sẽ không được đi học nữa, mà phải bước vào cuộc sống mưu sinh cùng mẹ ở quê với một thúng hoa quả, cuộc chia tay của cha mẹ đã khiến Thủy rơi vào bế tắc như vậy... Thủy vẫn rất tinh tế, vì sợ ảnh hưởng đến giờ học, câu nói cuối cùng của Thủy dường như đã đánh một dấu mốc quan trọng trong sự thay đổi nơi tâm hồn của cô bé "Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn tôi đi", như vậy đây là sự chia đầu tiên trong cuộc đời Thủy, với cô, với bạn bè, với trường lớp.

Cảnh Thủy chính thức chia tay Thành lại càng khiến người ta thổn thức. Cô bé, sau nhiều đắn đo suy nghĩ, cuối cùng cũng phải chấp nhận chia cắt Vệ Sĩ và Em Nhỏ, bởi quan trọng hơn hết, cô bé lo cho anh trai hơn cả. Còn đặc biệt dặn dò anh trai "Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé,...". Có thể thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của hai anh em Thành và Thủy, đặc biệt là tấm lòng yêu thương, hiếu thảo với anh trai của cô bé Thủy. Kết truyện, cô bé Thủy vẫn không muốn Vệ Sĩ và Em Nhỏ rời xa nhau, đó là chấp niệm trong lòng cô bé, đó là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm của hai anh em. Thủy bắt Thành hứa không để hai con búp bê rời xa nhau, như một lời cam kết về tình cảm vững bền của hai anh em, dù xa nhau nhưng vẫn mãi nhớ đến nhau.

Trong truyện những chi tiết miêu tả về nội tâm của nhân vật Thành rất ít, vì Thành đóng vai trò là người kể, người quan sát mọi việc. Tuy nhiên qua những lời nói là hành động của Thành ta dễ dàng nhận ra Thành là một đứa trẻ hiểu chuyện, có suy nghĩ trưởng thành. Thành cố tạo ra cho mình lớp vỏ bọc mạnh mẽ, kiềm chế cảm xúc "cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếc khóc to", mặc dù lòng rất đau "nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo". Thành ví chuyện cha mẹ chia tay, hai anh em Thành phải xa nhau là một "tai họa", chỉ mong đó là giấc mơ chứ không phải sự thực. Chứng tỏ so với Thủy, Thành cũng đau đớn vô cùng, nỗi đau của Thành hiện lên trong cái cười nhếch mép đầy cay đắng, khi Thành nhớ về chuyện Thủy để con Vệ Sĩ gác đêm cho mình ngủ. Thành rất thương em gái, chia đồ chơi cũng dành phần lớn cho em, ánh mắt nhìn em gái đầy xót xa khi thấy em trông bố về. Trong cả câu chuyện thế giới nội tâm của Thủy được miêu tả rất kỹ càng và chi tiết chính là nhờ vào tình cảm yêu thương em gái tha thiết của nhân vật Thành. Nếu như Thủy cố gắng nhìn thật kỹ từng cảnh vật nơi phố phường, để khắc sâu vào tâm trí, thì Thành lại dành phần lớn thời gian để dõi theo em gái, với ánh mắt yêu thương, xót xa, đau đớn. Cũng giống như Thủy, Thành đang cố gắng khắc sâu bóng hình em gái vào tim, Thành sợ khoảng cách sẽ làm tình cảm anh em phai nhạt dần, nên Thành phải nhớ kỹ từng giây phút còn ở bên Thủy. Phút chia tay, sự mạnh mẽ của Thành cuối cùng cũng đổ vỡ, cậu khóc nấc lên, mếu méo hứa không chia cắt cặp búp bê với Thủy, bất lực chôn chân nhìn mẹ và em rời xa. Đoạn kết truyện mãi để lại cho độc giả những cảm xúc không thể nói thành lời, nỗi xót xa, cảm động cho tình cảm của hai anh em trước cuộc chia ly bất đắc dĩ, mà thủ phạm lại là những người lớn trong gia đình.

Cuộc chia tay của những con búp bê là một truyện ngắn rất sâu sắc và cảm động về tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình, về nỗi đau đớn, xót xa khi phải chia lìa nhau. Từ đó mỗi con người chúng ta đều rút ra được bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, hãy biết trân trọng những người thân yêu ở bên cạnh bạn. Đồng thời các bậc cha mẹ phải ý thức được việc mình làm, đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà khiến con trẻ phải chịu tổn thương sâu sắc như hai nhân vật Thành và Thủy trong câu chuyện.

9 tháng 3 2018

-Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn là:lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan.Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.

-Nhận xét của em về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân trong thời gian naỳ là:dù khó khăn như vậy nhưng nghĩa quân vẫn luôn cố gắng và luôn giữ vững quyết tâm giành lại độc lập, tự do.Vì vậy nên đã có nhiều tấm gương hi sinh dũng cảm tiêu biểu là Lê Lai.

NHỚ K CHO MK NHA.