K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2021

Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp

10 tháng 8 2018

- Không thể sử dụng câu " Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" Bởi vì:

    + Câu cầu khiến "Đi thôi con!" như lời giục dã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.

    + Trong khi câu cầu khiến "Đi đi con!" như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình.

23 tháng 2 2023

Không.

Vì:

- "Đi đi con" (lời nhân vật người mẹ trong phần cuối truyện Cuộc chia tay của những con búp bê) là sự cầu khiến mang ý sai bảo người con đi với mình.

- "Đi đi con!" trong đoạn trích thể hiện sự chia ly, giọng điệu nhẹ nhàng gửi gắm hi vọng lên người con của nhân vật "mẹ".

=> 2 câu trên khác nhau về ý nghĩa hình thức, nội dung nên không thay thế cho nhau được.

23 tháng 2 2023

Cần gấp

6 tháng 12 2017

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

6 tháng 12 2017

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

12 tháng 12 2018

Các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên:

   a, U – cách xưng hô của địa phương nhằm gọi mẹ.

   b, Từ "mợ"- cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương.

3 tháng 12 2017

câu1:  PTBĐ: Tự sự

câu2: ND chính: Bé hồng gặp lại mẹ

22 tháng 7 2021

Có người đã từng nói : " Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim " đây là câu nói có ý nghĩa trong mọi thời điểm và mọi hoàn cảnh. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô.

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…(Nam Cao, Lão Hạc)c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…...
Đọc tiếp

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.

a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay  của những con búp bê)

e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

g) Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
12 tháng 6 2017

a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời

b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh điều vừa thực hiện

c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc

d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn

e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong

g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý

h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.