K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2017

bn vô google rồi viết : "soạn bài Vượt thác ", hoặc "hướng dẫn soạn bài Vượt thác " thì nó ra đầy à

1 tháng 2 2017

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Theo trình tự 3 phần ở SGK thì bài văn được bố cục.

(1) Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.

(2) Tiếp đó đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cồ Cò”.

(3) Phần còn lại.

Câu 2.

a. Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.

A1)

- Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng.

- Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít.

- Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng.

- Càng ngược vườn tược càng um tùm.

- Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm.

- Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang.

A2)

- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

- Thuyền vùng vằng cứ trụt xuống rồi lên, quay đầu về chạy.

- Thuyền cố lấn lên.

- Thuyền vượt khỏi thác.

A3)

- Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững.

- Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra.

b. Cũng như bài « Sông nước Cà Mau », người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại.

Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác.

a.

- Thác rất dữ dội « Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá ».

- Cả ba con sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng.

- Chiếc sào dượng Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trụt xuống, quay đầu…

- Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò.

b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả :

- Ngoại hình :

+ như pho tượng đồng đúc.

+ các bắp thịt cuồn cuộn.

+ hai hàm răng cắn chặt.

+ quai hàm bạnh ra.

- Hành động

+ Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

+ Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.

+ Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.

- Đánh giá chung :

+ Là hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Khi vượt thác dượng Hương Thư mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng không giống như ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

c. Một số so sánh đã được dùng :

+ Núi cao như đột ngột hiện ra (vật với người).

+ Nhanh như cắt (trừu tượng với cụ thể).

+ Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người).

- Hình ảnh dượng Hương Thư giống như « hiện sĩ của Trường Sơn oai linh » cho thấy tư thế anh hùng của người lao động trên thác nước hung hiểm của Trường Sơn hùng vĩ. Con người rất xứng tầm với thiên nhiên dữ dội.

- Hai hình ảnh :

+ Đoạn đầu : « Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ».

+ Đoạn cuối : « Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.

Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới « Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi ».

Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.

Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận.

- Thiên nhiên Việt Nam đẹp một cách dữ dội, mãnh liệt.

- Con người lao động Việt Nam như là hiệp sĩ anh hùng chiến đấu hằng ngày để có miếng ăn tấm áo.

4 tháng 3 2022

ko biết

4 tháng 3 2022

Giup mk vs nhé. Mk đang cần gấp.

Chủ đề của văn bản Vượt thác là gì?

Giup mk nhé. Thank kiu mn nhìu.

TL

Chủ đề của văn bản Vượt thác là gì?

Chủ đề của bài văn là: ca ngợi vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư qua cảnh vượt thác.

~HHT~

20 tháng 1 2019

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... chuẩn bị vượt nhiều thác nước) : trên đoạn sông phẳng lặng.

   - Đoạn 2 (tiếp ... khỏi thác Cổ Cò) : thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.

   - Đoạn 3 (còn lại) : khi thuyền qua thác dữ.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo trật tự không gian, thời gian.

   - Chặng 1 - sông phẳng lặng, êm đềm, bãi dâu bạt ngàn, chòm cổ thụ, núi cao.

   - Chặng 2 - đoạn thác dữ, nước cao, vách đá cao.

- Chặng 3 - đã qua đoạn thác dữ, qua núi thấy đồng ruộng.

   Vị trí quan sát : trên con thuyền vượt thác ấy, người quan sát có thể miêu tả chân thực và linh hoạt về cảnh sắc.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   * Cảnh con thuyền vượt thác :

   - Tinh thần sẵn sàng : nấu cơm ăn để được chắc bụng, ...

   - Hành động con người : nhanh, mạnh.

   - Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng...

   * Hình ảnh dượng Hương Thư :

   - Ngoại hình to khỏe, rắn chắc : “như một pho tượng ... như một hiệp sĩ”.

   - Hành động mạnh mẽ : “đánh trần đứng sau ... lấy thế trụ lại”.

   * Những cách so sánh để miêu tả dượng Hương Thư :

   - Sử dụng thành ngữ : nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.

   - Dùng hình ảnh cường điệu : hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

   * Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” : người anh hùng trước thiên nhiên hùng vĩ. Đối lập với tính cách hiền lành khi ở nhà. Khẳng định phẩm chất đáng quý của người lao động : bản chất hiền lành, nhút nhát nhưng trong công việc lại dũng cảm, nhanh nhẹn.

Câu 4* (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Hình ảnh cây cổ thụ :

- Đoạn đầu : Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước → chuyển nghĩa ẩn dụ : thiên nhiên cũng lo lắng trước thử thách.

   - Đoạn cuối : Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước → chuyển nghĩa hoán dụ : thiên nhiên cùng chung niềm vui với chiến thắng con người.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Hình ảnh con người và thiên nhiên :

   - Thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

   - Con người lao động chất phác mà anh hùng.

Luyện tập

 Sông nước Cà MauVượt thác
Thiên nhiênSông nước hùng vĩ, hoang dã
Vùng Nam Bộ rộng lớn, chợ Năm Căn tấp nập, sông ngòi chằng chịtMiền trung Trường Sơn thác nước dữ dội
Nghệ thuậtTừ khái quát đến cụ thểTrình tự không gian, thời gian
20 tháng 1 2019

I. TÓM TẮT TÁC PHẨM VƯỢT THÁC

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả.

Trả lời:

Bố cục bài văn:

-  Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.

-  Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò

-  Đoạn 3: Phần còn lại.

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Sự miêu tả có thay đổi theo từng chặng:

-  Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ sông thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn.

- Đến gần đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao hiện ra như chắn ngang trước mặt.

- Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ vẽ một hình ảnh về dòng nước "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

* Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.

3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn oai linh

Trả lời:

*  Cảnh con thuyền vượt sông:

- Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

- Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

*  Hình ảnh dượng Hương Thư:

- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đổng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị cong lại, thả ra, rút sào rập ràng, nhanh như cắt, ghì lên ngọn sào.

-  Một số so sánh tiêu biểu:

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.

+ Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. So sánh này thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.

4. Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm nghĩ lặng nhìn xuống nước” vừa nhìn báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.

- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?

Trả lời:

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác làm nổi bật vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ của thiên nhiên, vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động.

LUYỆN TẬP

Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Trả lời:

*  Nét đặc sắc của Sông nước Cà Mau:

-   Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

-  Nghệ thuật chủ yếu trong bài văn là so sánh.

*  Nét đặc sắc trong Vượt thác:

-   Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau. Làm nổi bật hình ảnh con người dũng cảm, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.

-   Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.

1 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

23 tháng 2 2018

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

! Mình tự làm đó

7 tháng 4 2020
  • Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:

“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”

“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."

"Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."

  • Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là:

Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con ngườ

15 tháng 9 2016

Trên hoc24 có nè bạn, bạn có thể tham khảo

Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm | Học trực tuyến

16 tháng 9 2016

vào đây nè bn :/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-su-tich-ho-guom.1433/

19 tháng 1 2017

3:

1. Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Võ Quảng) (2) Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng xông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. (Đoàn Giỏi) (3) LUỸ LÀNG Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ: Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt ... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thủa xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì! Luỹ giữa làng cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Luỹ trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre luỹ làng thay lá... Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!... Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con còn non nớt. Ai dám bảo thảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?... (Ngô Văn Phú) 2. Mỗi văn bản trên miêu tả những gì? Gợi ý: - (1): miêu tả hình ảnh dượng Hương Như lái thuyền vượt thác; - (2): miêu tả dòng sông và rừng đước Năm Căn; - (3): miêu tả luỹ tre bao quanh làng. 3. Các sự vật, quang cảnh ở văn bản (2) và (3) có được miêu tả theo một trật tự nào không? Gợi ý: - (2): miêu tả cảnh từ dưới sông lên hai bên bờ, từ gần đến xa; cũng trình tự của sự quan sát; - (3): miêu tả từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. 4. Văn bản (3) được bố cục thành mấy phần? Các ý chính của mỗi đoạn là gì? Gợi ý: Đoạn văn được bố cục thành 3 phần: Mở đầu (từ đầu đến "màu của luỹ" ) giới thiệu khái quát về phẩm chất (vành đai phòng thủ kiên cố) và màu sắc (màu xanh) của luỹ tre; Phần tiếp (cho đến "không rõ!...") miêu tả cụ thể ba vòng tre tạo thành luỹ làng; Phần cuối miêu tả măng tre, thể hiện cảm nghĩ về loài tre. Copyright ® [ http://wWw.SoanBai.Com ] II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Nếu phải tả cảnh lớp học trong một giờ đọc văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Gợi ý: Lưu ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu cho một giờ học đọc văn (không khí chung, thầy - cô giáo, các bạn, bảng, các hoạt động của thầy - cô giáo và các bạn,...) rồi sắp xếp miêu tả theo một trình tự nào đó (có thể là trình tự thời gian: từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc giờ học; có thể là trình tự quan sát: từ gần đến xa hoặc ngược lại; hoặc là kết hợp cả trình tự thời gian và trình tự quan sát,...), dàn dựng các ý miêu tả theo bố cục ba phần. 2. Nếu phải tả cảnh sân trường trong giờ chào cờ đầu tuần, em dự định miêu tả như thế nào? Gợi ý: Quan sát và lựa chọn các sự vật, hình ảnh tiêu biểu để tập trung miêu tả: quang cảnh chung, lá cờ, hát quốc ca, các thầy cô giáo, các lớp xếp hàng, ... Chú ý đến thứ tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần hoặc ngược lại (quang cảnh chung, bầu trời, nắng, gió, lá cờ, các bạn học sinh xếp hàng,...); trước - sau (từ khi chuẩn bị, diễn biến cho đến khi kết thúc buổi chào cờ); tốt nhất là kết hợp giữa trình tự quan sát và trình tự diễn biến trong khi miêu tả. 2. Nếu phải tả quan cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào (theo thứ tự không gian: từ xa tới gần hay theo thứ tự thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi)? Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả. Gợi ý: Hãy quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu để miêu tả theo cả thứ tự không gian và thời gian. Chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?… Tham khảo đoạn văn sau: Ngay trước cửa lớp tôi là chỗ dành cho các bạn ít sôi nổi hơn. Hùng, Minh và Dương đang đều đều nhịp chân với quả cầu được làm từ những chiếc lông của chú trống choai. Ngay bên cạnh, dưới gốc cây hoa sữa là chỗ Nam và Duy đang ngồi chơi cờ tướng trên ghế đá. Trông các bạn vò trán suy nghĩ mỗi khi cờ vào thế bí chẳng khác gì những người đánh cờ chuyên nghiệp. 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, ... Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt. Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên ... (Vũ Tú Nam) a) Tóm tắt những ý chính của bài văn Gợi ý: Bài văn được bố cục thành 3 phần. - Em có suy nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng chính nhan đề Biển đẹp là Mở bài của bài văn? - Thân bài: biển buổi sáng à biển buổi chiều à biển buổi trưa à biển ngày mưa ràoà biển ngày nắng; - Kết bài: Em có nhận xét gì khi tác giả Mở bài bằng khái quát Biển đẹp đến Kết bài lại là nhận xét khái quát về vẻ đẹp của biển? b) Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của bài văn. Gợi ý: Dựa vào ý của nhà văn Phạm Hổ dưới đây để nhận xét về nghệ thuật miêu tả của bài văn Biển đẹp: "Đừng tả dài dòng mà tìm hiểu và quan sát thật kĩ, nắm cho được cái thần , cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, vật, hoa trái... mà ta tả, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc, gợi cho người đọc cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình."
19 tháng 1 2017

2.

1. Các kiểu so sánh a) Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Gợi ý: Những ngôi sao thức - chẳng bằng - mẹ đã thức ...; Mẹ - là - ngọn gió... b) Nhận xét về nghĩa của các từ chỉ ý so sánh (chẳng bằng, là) trong đoạn thơ trên. Gợi ý: - chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng; - là: ngang bằng. c) Đặt các từ ngữ của những phép so sánh trong đoạn thơ trên vào bảng sau.
Vế A (cái được so sánh) Phương diện so sánh Từ chỉ ý so sánh Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)
ngang bằng không ngang bằng
... ... ... ...
... ... ... ...
d) Tìm thêm các từ chỉ ý so sánh ngang bằng và không ngang bằng. Đặt câu với một từ chỉ ý so sánh ngang bằng, một từ chỉ ý so sánh không ngang bằng vừa tìm được. Gợi ý: như, như thể, tựa như, hệt như; hơn, hơn là, kém, khác,... Có thể đặt câu: - Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10. - Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp. 2. Tác dụng của so sánh a) Đọc đoạn văn dưới đây và tìm các hình ảnh so sánh: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) Gợi ý: - Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên - Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, nhưthầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại... - Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành b) Những phép so sánh vừa tìm được trong đoạn văn trên có tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc? Gợi ý: Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau. c) Những phép so sánh vừa tìm được trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả? Gợi ý: Bằng phép so sánh, người viết thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,...

Copyright ® [ http://wWw.SoanBai.Com ] II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tìm các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Kẻ bảng như ở mục I.1-c và đặt các từ ngữ trong phép so sánh vừa tìm được vào những vị trí thích hợp. (1) Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. (Tế Hanh) (2) Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Tố Hữu) (3) Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Minh Huệ) Gợi ý:
Vế A (cái được so sánh) Phương diện so sánh

Từ chỉ ý so sánh

Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)
ngang bằng không ngang bằng
Tâm hồn tôi một buổi trưa hè
Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
.... chưa bằng ...
... như ...
... ấm hơn ...
Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích trong số các phép so sánh trên. Gợi ý: Tham khảo: "Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong." (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB GD, 2001) 2. Những câu văn nào trong bài Vượt thác có sử dụng phép so sánh. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? Gợi ý: - Những câu văn có sử dụng phép so sánh: + Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. + Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên. - Tham khảo: Hình ảnh dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu. (Theo Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc văn bản Ngữ văn 6, NXB ĐHSP, 2003) 3. Dựa vào bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh đã được giới thiệu. Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.

Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
27 tháng 1 2019

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt ho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.

27 tháng 1 2019

kho day viet van thi minh ko gioi lam

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha