K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2019

Cj có đề thi Văn với mấy môn khác em tham khảo nhé:

Câu hỏi của Hoàng Minh Nguyệt - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

3 tháng 5 2019

Ở đây nè c: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/806844.html

Câu 1. (2.0 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần dịch thơ) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

c) Từ bài thơ “Ngắm trăng” của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.

Câu 2. (2.0 điểm)

Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau: “Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

- Sáng ngày người ta đâm u có đau lắm không? (2)

Chị Dậu gạt nước mắt: (3)

- Không đau con ạ! (4)”.

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

Câu 3. (1.0 điểm) Qua hai câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quận điều phạt trước lo trừ bạo”

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

Phần 2: Làm văn (5 điểm)

Câu 4. Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

14 tháng 5 2019

Đề này t bt r :))))

13 tháng 3 2018

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học,

phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý

nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

13 tháng 3 2018
  • Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân.
  • Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau.
  • Học và rèn luyện để hiểu biết, trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm.
  • Ngoài ra, nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm.
  • Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.
11 tháng 12 2019

kb đi rồi chỉ cho

20 tháng 12 2019

https://d.vn/#close

Đề tham khảo nè chị j

#Châu's ngốc

30 tháng 3 2017

Câu 1 (2,0 điểm).

Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

("Quê hương" - Tế Hanh).

Câu 2 (3,0 điểm).

Suy nghĩ của em về tệ nạn hút thuốc lá.

Câu 3. (5,0 điểm).

" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".

(Hoàng Trung Thông)

Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.

24 tháng 10 2017

Câu 1: (8,0 điểm)

HỎI

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?

Trích trong tập thơ Thư mùa đông - Hữu Thỉnh

Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn.

Câu 2: (12,0 điểm)

ĐI ĐƯỜNG

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(Bản dịch thơ của Nam Trân) - Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù - Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016

Bằng việc phân tích bài thơ Đi đường, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường.

4 tháng 5 2018

ĐỀ SỐ 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊMĐỀ THI GIỮA HK2
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi.
b. Giúp ếch dễ thở khi bơi.
c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
d. Giảm sức cản của nước khi bơi.

Câu 2: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:

a. Chim bơi.               b. Chim bay.
c. Chim chạy.             d. Chim sống dưới nước.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm:

a. Tâm thất có vách hụt.
b. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
c. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
d. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.

Câu 4: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:

a. Lợn, bò.            b. Bò, ngựa.          c. Hươu, tê giác.             d. Voi, hươu.

Câu 5: Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:

a. Máu không pha trộn.        b. Máu pha trộn.         c. Máu lỏng.           d. Máu đặc.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:

a. Chi có màng bơi.
b. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh.
c. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn nhỏ.
d. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước.

Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Câu 3: (2,0 điểm) Lớp chim có vai trò gì đối với tự nhiên và con người?

Câu 4: (3,0 điểm)

a) (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

b) (1,0 điểm) Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm

4 tháng 5 2018

Khi nào bạn thi

13 tháng 9 2017

I Trắc nghiệm: (3điểm)

1 Đọc đoạn văn sau đó trả lời những câu hỏi :

Con kiến và vết nứt

Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.

Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.

a) Phương thức biêu đạt chính của câu chuyện trên là gì?

b)Tìm thành phần trạng ngữ trong câu chuyện trên?

c) Chi tiết "Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. " có ý nghĩa gì?

II Tự luận (7 điểm)

1 Câu chuyện " Con kiến và vết nứt" trên mang lại cho em bài học gì?

2 Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về lời khuyên nhủ, răng dạy của nhân dân ta thời xưa trong câu ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bạn tham khảo đề trường mình nha, đây là đề 1 hồi sáng mình vừa thi, mình nhớ man mán như vậy thôi còn đề 2 thì mình không biết.

Chúc bạn thi thật tốt nhé!ok

13 tháng 9 2017

văn j cơ bn, khảo sát ák